TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 74 - 76)

II Tuyên truyền viên

2.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Đánh giá hiệu quả một công việc hay một chương trình, dự án… người ta thường đưa ra những tiêu chí cụ thể làm căn cứ, làm chuẩn. Vì vậy, đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cũng phải có một bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá, nhận xét. Hiện nay, việc đáng giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ dừng lại ở con số các buổi tuyên truyền là bao nhiêu, phát hành tài liệu như thế nào, cho bao nhiêu người, với bao nhiêu văn bản… Còn vấn đề cốt lõi, là ý thức chấp hành, áp dụng, tuân theo pháp luật của đối tượng trước và sau khi tuyên truyền pháp luật chuyển biến đến đâu thì lại không thể đánh giá.

Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế: "Hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật được tập trung ở kết quả hình thành văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội với ba thành tố cấu thành cơ bản: trí thức-hiểu biết pháp luật; thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật và hành vi phù hợp với pháp luật của cá nhân, tổ chức" [45]. Hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cần được nhận thức, đánh giá trên cả hai phương diện sau đây: một là, phương diện kết quả đạt được so với yêu cầu, mục đích của văn bản pháp luật, các quy định pháp luật tương ứng; hai là, phương diện hiệu quả xã hội đạt được từ kết quả thực hiện các quy định pháp luật.

Về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật xét trên phương diện thực hiện đúng yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng: mục đích nhận thức, mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật và mục đích hành vi phù hợp pháp luật. Như vậy mới thực sự khách quan, toàn diện và công bằng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Muốn đánh giá chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải có những tiêu chí cụ thể. Mỗi tiêu chí được xem là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở một phương diện nhất định như: mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, những yếu tố tác động đến phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện, chính xác chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật phải có bộ tiêu chí cụ thể, xuất phát từ

thực tiễn. Tùy theo mục đích, quan điểm, nội dung đánh giá mà đưa ra những tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả khác nhau, nhưng tựu chung lại là:

Tiêu chí thứ nhất: về trạng thái tri thức ban đầu của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật khi chưa được phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối với người lao động tập trung đánh giá về trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật, các yếu tố tác động về điều kiện làm việc, đời sống,.... Kết quả của việc đánh giá này làm cơ sở để so sánh trạng thái của người lao động trước khi được phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời thông qua đó đánh giá nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động đã phù hợp hay chưa để có hướng khắc phục và nâng cao hơn nữa.

Tiêu chí thứ hai: về trạng thái thái độ, tình cảm pháp luật ở người lao động trước khi được phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng, củng cố niềm tin vào pháp luật, nâng cao ý thức của người lao động sống và làm việc theo pháp luật. Sự thay đổi về lòng tin vào pháp luật của người lao động, thể hiện tình cảm pháp luật công bằng, sự không khoan nhượng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật và tình cảm trách nhiệm là một trong những chỉ số để đánh giá hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tiêu chí thứ ba: về trạng thái của động cơ và hành vi tích cực pháp luật ở đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động được đánh giá thông qua việc thực hiện các hành vi tích cực pháp luật ở người lao động được phổ biến, giáo dục pháp luật. Người lao động được phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ hình thành thói quen kìm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm; thực hiện nghĩa vụ pháp lý và tích cực sử dụng các quyền của mình một cách có văn hóa, đạo đức. Đây là mục đích quan trọng nhất mà hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cần đạt được. Ngoài ra, tiêu chí về mức độ chi phí để đạt được kết quả thực tế cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiêu chí này thể hiện tính kinh tế, tính văn hóa, tính hữu ích của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Về hiệu quả xã hội của phổ biến, giáo dục pháp luật: về cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả xã hội của chính bản thân các quy định pháp luật cần được phổ biến, giáo dục cho người lao động. Đó chính là các lợi ích xã hội đạt được do thực hiện các quy định pháp luật của các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật. Hiệu

quả xã hội của phổ biến, giáo dục pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các quy định pháp luật mà cụ thể là tính hợp lý, công bằng, sự thể hiện các loại lợi ích của cá nhân, cộng đồng, xã hội. Pháp luật chỉ có hiệu lực thực sự khi được mọi người dân tiếp nhận và thi hành một cách tự giác.

Đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật không đơn giản, bởi đây là một phạm trù động, đa chiều. Tính động được thể hiện ở chỗ, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ rất khác nhau khi xem xét nó trong những bối cảnh khác nhau. Đặc biệt hơn, cùng một quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật với một kết quả nhất định nhưng nếu đặt trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật không giống nhau. Chính vì thế, tiêu chí về mục đích của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện ở nhiều cấp độ và phạm vi như: từng loại đối tượng, nhằm mục đích hướng tới nâng cao nhận thức, ý thức và hành động chấp hành pháp luật của đối tượng; nội dung pháp luật; chủ thể thực hiện; hình thức và biện pháp; những kết quả thực tế thu được do sự tác động của phổ biến, giáo dục pháp luật,…

Để đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động thì tiêu chí quan trọng và cơ bản nhất là xác định kết quả thực tế đạt được qua phổ biến, giáo dục pháp luật. Kết quả này rất đa dạng và khó đánh giá vì căn cứ vào trạng thái ý thức pháp luật và hành vi của người lao động khi chưa tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật; những chuyển biến về ý thức pháp luật và hành vi người lao động sau khi tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật. Đích cuối cùng của phổ biến, giáo dục pháp luật là hình thành văn hóa pháp luật trong đời sống người lao động, văn hóa pháp luật doanh nghiệp, đảm bảo quyền công dân. Điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật đã đi vào cuộc sống, trở thành thói quen của người lao động. Chính vì thế, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật nói chung, thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước nói riêng.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)