Chương 1 với nội dung chính là nêu lên những cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Qua đó cho thấy:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ khái niệm chung đó, đi vào đối tượng là người lao động thì khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật có thể hiểu: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động ở các loại hình doanh nghiệp là hoạt động do các tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động nói riêng, thực chất là công tác vận động người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do đó, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả phải nghiên cứu các chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức và các yếu tố tác động, tìm ra điểm đặc thù của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp so với các đối tượng khác để lựa chọn nội dung, áp dụng hình thức, phương pháp phù hợp.
Từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, để từ đó làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng và nêu lên quan điểm, giải pháp ở chương 2 và chương 3.
Chương 2