- Đối với cán bộ công chức, viên chức
Cán bộ, công chức nhà nước có đặc điểm là đa số lớn tuổi có trình độ không đồng đều, có người có trình độ cao nhưng ngược lại cũng có những người có trình độ thấp và theo chức năng, nhiệm vụ của mình họ vừa là đối tượng cần được phổ
biến giáo dục pháp luật, song lại vừa là chủ thể thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong mối quan hệ với đồng sự, với cấp dưới và với nhân dân, người lao động. Do chính từ vai trò "kép" này, cán bộ, công chức cần được trang bị những hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp luật, trình tự, thủ tục tiến hành các nhiệm vụ công vụ cũng như giải quyết các công việc cho công dân, tổ chức về cả những tri thức, kinh nghiệm, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật. Và cũng chính từ vai trò trên, Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức luôn nhấn mạnh: Mỗi cán bộ, viên chức nhà nước phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình. Cán bộ, viên chức nhà nước phải là những người gương mẫu trong việc giữ gìn kỷ cương, phép nước và góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Đây là lực lượng nòng cốt đóng vai trò tổ chức, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, người lao động. Vì vậy, đội ngũ cán bộ phải được quán triệt đầy đủ các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tập trung phổ biến cho cán bộ, công chức học tập nội dung các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tập huấn, phổ biến những văn bản có liên quan trực tiếp đến thẩm quyền quản lý của cán. Kịp thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Trung ương và các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương ban hành theo đúng thời gian, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hình thức tổ chức phổ biến quán triệt nội dung tại hội nghị; cung cấp tài liệu để cán bộ có trách nhiệm tự nghiên cứu, tìm hiểu; tổ chức các cuộc thi, hội thi cho cán bộ công chức với mục đích giao lưu và tìm hiểu pháp luật. Nội dung lựa chọn những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục như: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm, Luật Cư trú, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Dân số, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, tệ nạn xã hội, thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch; công chứng, chứng thực, trang bị những kiến thức cần thiết để cán bộ công chức tích cực tham gia vào các phong trào thông qua đó tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân.
- Đối với học sinh, sinh viên
Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm: Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non; Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học; Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học; Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ; Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ; Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên. Ý thức pháp luật của người học có quan hệ hữu cơ với ý thức pháp luật xã hội. Vị trí của người học thể hiện ở các khía cạnh sau: có số lượng đông nên nếu người học có ý thức pháp luật cao thì tỷ trọng số người có ý thức pháp luật trong xã hội cũng cao; vị trí tương lai của người học quy định vị trí quan trọng của họ bởi lẽ việc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có ý thức pháp luật cao. Một thế mạnh của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là mạng lưới trường lớp tạo thành hệ thống rộng khắp, vì vậy có điều kiện tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người dân từ miền núi đến miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn. Các cơ sở giáo dục với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của mình có khả năng tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách trực tiếp, liên tục, bài bản và hiệu quả cao. Hệ thống cơ sở này tạo khả năng thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật vừa thống nhất từ trung ương xuống, vừa đảm bảo phù hợp với đặc thù của các đối tượng ở từng vùng miền khác nhau. Mặt khác, các cơ sở giáo dục có cơ sở vật chất (phòng học, tủ sách, công cụ tin học...) thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. So với yêu cầu của người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung thì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đạt được những yêu cầu rất cơ bản. Có thể coi các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vừa là người giảng dạy văn hóa, vừa là người giáo
dục nhân cách, đồng thời là những báo cáo viên pháp luật tiềm năng. Nếu được bồi dưỡng về trình độ pháp lý nhất định thì đội ngũ này có thể đóng góp rất hữu ích vào sự nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung.
Nội dung cần tập trung phổ biến là đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đặc biệt là các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội; các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp liên quan đến sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa, bài trừ mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, chống hủ tục lạc hậu, phát huy tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư; phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật như: Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ, Hiệp định nghề cá, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thanh niên, Luật phòng chống ma túy, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Giáo dục, pháp luật về khiếu nại tố cáo, Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm và công tác đăng ký quản lý hộ tịch.
- Đối với thanh, thiếu niên:
Trong những năm gần đây, đối tượng phạm pháp trong thanh, thiếu niên có chiều hướng ngày càng tăng. Số lượng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các lứa tuổi khác và có chiều hướng gia tăng… Vì vậy cần có những chính sách, giải pháp thích hợp để phát huy, phát triển và quản lý Nhà nước về thanh niên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên hiện nay tuy đã quan tâm đến việc nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh, thiếu niên nhưng chưa đảm bảo xứng tầm với yêu cầu đặt ra. Cần phải tăng cường phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho thế hệ thanh, thiếu niên, để giúp họ không những biết bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân mà còn bảo vệ cả quyền và lợi ích của quốc gia, của xã hội và công dân khác trong xã hội.
Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh, thiếu niên là việc không thể thiếu trong quá trình phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật đối nhóm đối tượng này. Lứa tuổi này có thể được phân thành ba nhóm, mỗi nhóm có những đặc điểm riêng: từ 14 tuổi tròn đến dưới 16 tuổi, nhóm này có đặc điểm là vừa vượt qua giai đoạn trẻ con; gần gia đình và sống phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào gia đình; thanh niên là người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhóm này có đặc điểm đang ở giai đoạn sắp bước vào tuổi người lớn, nhận thức xã hội khá hơn nhóm trước nhưng vẫn chưa tách khỏi gia đình, kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình; lứa tuổi thanh niên là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi), thuộc lứa tuổi đã trưởng thành và được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ. Trên cơ sở tìm hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi và ý thức pháp luật của thanh thiếu niên, là nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù trong xã hội, ở độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình (từ đủ 14 tuổi đến dưới 30 tuổi). Đây lớp người trẻ khỏe, năng động, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng chính của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hiện tại và tương lai. Lứa tuổi thanh, thiếu niên cũng là lứa tuổi bồng bột, chủ quan, nông nổi, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi những tác động.
Mặt khác, đây là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm - sinh lý, kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức còn hạn chế, khả năng kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, hoạt động vi phạm pháp luật…Tuổi thanh, thiếu niên là tuổi đang hình thành "cái tôi", song lại lứa tuổi biểu hiện và ý thức về cá tính của mình rất rõ nét. Chính vì vậy, thanh, thiếu niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo, giáo dục của các thế hệ đi trước và của toàn xã hội trong đó có phổ biến giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật.
Nội dung cần quan tâm Luật Cư trú, Luật Nhà ở, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Phòng, chống ma túy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở, Pháp lệnh Dân số; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
Tùy vào đối tượng thanh niên là nông thôn hay thành thị, trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức mà chúng ta có những nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp. Cần có những hình thức trực quan, lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động sân khấu hóa, các hoạt động của Đoàn để phổ biến, giáo dục pháp luật.
1.9.2. Nét đặc thù của phổ biến, giáo dục pháp luật khác tương đối với các dạng giáo dục khác ở chỗ