Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố nói chung

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 77 - 83)

II Tuyên truyền viên

2.5.1. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố nói chung

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÓI RIÊNG

2.5.1. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố nói chung nói chung

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003-2011 của thành phố thu được kết quả nhất định, ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân được nâng lên,

việc triển khai phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật được thực hiện sâu rộng, việc tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo chức năng, nhiệm vụ quản lý theo ngành, đoàn thể đối với phụ nữ, thanh thiếu niên, cán bộ công chức, nông dân, công nhân, người cao tuổi, đối tượng chính sách.

Phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố Đà Nẵng được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng được sử dụng phổ biến, rộng rãi qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các lớp tập huấn và một số hoạt động khác. Theo số liệu báo cáo từ năm 2003-2011 Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố đã tổ chức 58.568 buổi tuyên truyền miệng, với 6.996.910 lượt người tham dự, trong đó cấp thành phố tổ chức 24.722 buổi, với 2.787.895 lượt người tham dự. Trong tuyên truyền miệng tại các hội nghị, hội thảo là tăng cường thảo luận, đối thoại để nắm vướng mắc, nhu cầu người nghe và giải đáp những thắc mắc người nghe yêu cầu. Ngoài ra nhiều cơ quan, đơn vị thành viên đã chú trọng đến công tác tập huấn, thảo luận chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền kiến thức pháp luật trong các buổi sinh hoạt giao ban, thông qua phát động các phong trào thi đua tại các cơ quan, đơn vị.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được quan tâm và thực hiện hiệu quả, nhất là qua báo đài của địa phương như: Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng,... Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng đã xây dựng được 15 chuyên mục truyền hình như: pháp luật và đời sống, lao động và công đoàn, hộp thư truyền hình, góc nhìn pháp luật, cải cách hành chính, an toàn giao thông, văn hóa văn minh đô thị,.... và là đơn vị nhận đơn thư yêu cầu tư vấn pháp luật về các lĩnh vực thừa kế, công chứng, chứng thực, hộ tịch-hộ khẩu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Lao động tiền lương, môi trường đất đai, khiếu nại tổ cáo, hôn nhân gia đình,...Đồng thời Đài đã dành thời gian thích đáng tuyên truyền các văn bản liên quan đến Công đoàn, vì chủ quyền an ninh biên giới, tình hình biển đông, Luật người cao tuổi,... từ năm 2003 đến nay đã phát 1.572 bảng tin, 513 phóng sự, 2.940 lượt chuyên mục được phát, 168 tiểu phẩm pháp luật giải đáp pháp luật và phản ánh việc thực thi văn bản pháp luật của nhà nước.

Báo Đà Nẵng đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật trên chuyên mục "pháp luật và công dân" vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, với những nội dung đăng tải các văn bản pháp quy mới được ban hành trên tất cả các lĩnh vực, với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, qua đó nâng cao tác dụng của việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Bên cạnh các chuyên trang về nông dân, phụ nữ, công đoàn, lực lượng vũ trang, báo đã mở thêm chuyên mục tìm hiểu về pháp luật, vấn đề bạn cần biết, trả lời bạn đọc, hỏi đáp về pháp luật,với tổng số bài viết, chuyên mục liên quan đến pháp luật trên 1.250 bài.

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền cổ động trực quan như: tổ chức mitting, băng rôn, khẩu hiệu, panô, phướn, xe tuyên truyền lưu động, hay hình thức sân khấu hóa, thi tìm hiểu pháp luật trong quần chúng nhân dân và ở các ngành, đoàn thể cũng tiếp tục được chú trọng, đây là hình thức đặc biệt đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, chuyển tải nội dung pháp luật đến với mọi người một cách hiệu quả như: hội thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ, luật sở hữu trí tuệ, luật phòng, chống bạo lực gia đình; hội thi doanh nghiệp với pháp luật, hội thi tôi là công chức tư pháp hộ tịch của Sở Tư pháp; Hội thi gia đình và pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội thi cán bộ công đoàn giỏi, an toàn vệ sinh viên giỏi, an toàn giao thông của Liên đoàn Lao động thành phố.

Việc biên soạn tài liệu để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được biên soạn, in ấn, phát hành đa dạng, chú trọng hình thức để hấp dẫn người đọc, người xem như tài liệu hỏi- đáp, sổ tay pháp luật, tờ gấp, tờ rơi. Từ năm 2003 đến năm 2011 tổng số các loại phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục là 3.048.279 tài liệu các loại, trong đó: sách hỏi- đáp 118.167 quyển, bản tin 16.500 bản, tờ gấp, tờ rơi 2.728.140 tờ, hình thức khác: poster trên truyền hình, trao đổi phỏng vấn, phim chuyên đề, tiểu phẩm pháp luật, giải đáp đơn thư trên sóng phát thanh truyền hình, các chuyên mục giải đáp pháp luật, trả lời thư bạn đọc, xe tuyên truyền,... là 185.472 loại. Việc tập trung nghiên cứu biên soạn và phát hành tài liệu, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên được duy trì và củng cố.

Trợ giúp pháp lý cũng là kênh quan trọng để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ năm 2003 đến cuối năm 2011 đã tiếp nhận trợ giúp pháp lý

cho 22.257 trường hợp thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định, chủ yếu là hộ nghèo, gia đình chính sách, dân tộc thiểu số, đã tổ chức được 201 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường trên địa bàn thành phố, với hơn 72.000 tờ giấy, tài liệu tuyên truyền pháp luật được cấp phát về nhiều lĩnh vực khác nhau như: pháp luật lao động, bảo hiểm, quy định của pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, về phòng, chống bạo lực gia đình, về đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu, về an ninh trật tự, an toàn giao thông,...

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện tốt hơn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được quan tâm, củng cố và xây dựng nhiều trang Website của các thành viên Hội đồng và Hội đồng đã xây dựng trang thông tin điện tử và chính thức đi vào vận hành năm 2010 cung cấp những thông tin pháp luật cho cán bộ và nhân dân thành phố. Bên cạnh việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp thông qua việc tiếp công dân, tổ chức tại bộ phận "một cửa" thì hiện nay đa số các sở, ngành đều phổ biến các quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành trên các trang thông tin điện tử của sở, ngành mình và xây dựng chuyên mục hỏi-đáp trên các trang tin này.

Phổ biến, giáo dục pháp luật còn được thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, hiện nay toàn thành phố có 1.986 tổ hòa giải với 7.132 hòa giải viên, tỷ lệ hòa giải thành hàng năm trung bình đạt 83,6%. Tổ trưởng và các tổ viên hòa giải thường được cung cấp các tài liệu giúp hòa giải viên nâng cao kỹ năng và kiến thức pháp luật, tăng cường được sự đoàn kết ở cộng đồng dân cư.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn được lồng ghép với việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào như: cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Ngoài ra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thông qua các tủ sách pháp luật ở 7 quận, huyện và 56 xã, phường. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thực hiện thông qua các phiên tòa xét xử lưu động, đây là hình thức thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua, không chỉ có tác dụng đối với người phạm tội mà còn đối với những đến dự phiên tòa. Thực hiện công tác phổ biến, giáo

dục thông qua các câu lạc bộ cũng được quan tâm, hiện nay thành phố có 56 câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống tội phạm, 29 câu lạc bộ nông dân với pháp luật, với 909 thành viên và 10 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý khác.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn được thực hiện qua hệ thống loa truyền thanh quận, huyện, xã, phường với 864 loa, phát 12 buổi trên tuần ở 6 quận, huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được đó, phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua còn bộc lộ những tồn tại hạn chế đó là:

Thứ nhất: Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nhất là cấp xã, phường chưa đáp ứng được yêu cầu do kỹ năng, nghiệp vụ yếu, phương pháp tuyên truyền miệng không có, đa số các cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải mời báo cáo viên từ cấp quận, huyện và thành phố.

Thứ hai: Một số thành viên Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật và các cơ quan, đơn vị, sở, ngành còn thụ động, thiếu sự phối kết hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nên hoạt động này mới dừng lại ở việc triển khai, quán triệt trong cán bộ, công chức ở cơ quan mình, chưa phối hợp triển khai sâu rộng trong cộng đồng dân cư và các đối tượng đặc thù khác. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua tuy đã được đổi mới nhưng có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, phong trào, chủ điểm, chưa có trọng tâm, trọng điểm và thường xuyên liên tục. Công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên.

Thứ ba: Kinh phí đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn quá hạn hẹp, đặc biệt là cấp xã, phường (5 triệu/năm) không đảm bảo để triển khai, tổ chức hoạt động trong thực tế. Số lượng tài liệu tuyên truyền tờ rơi, tờ gấp chưa đủ để cấp phát cho cơ sở tuyên truyền, phổ biến. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình các câu lạc bộ, hình thức tủ sách pháp luật còn rất hạn chế do chưa được xã, phường quan tâm đúng mức, việc bố trí không gian không hợp lý, kinh phí hạn hẹp, phương thức cho mượn tài liệu, tra cứu chỉ giới hạn trong phạm vi cán bộ địa phương, cán bộ hưu trí, bên cạnh đó, cán bộ tư pháp kiêm nhiệm nhiều công việc nên gặp khó khăn trong việc quản lý, nghiên cứu, chọn lọc các loại sách, tài liệu để bổ sung cho tủ sách pháp luật nên chưa thật sự là tủ sách phục vụ đại đa

số người dân ở cơ sở, cần tiếp tục nghiên cứu giải pháp cải tiến phương thức hoạt động của tủ sách này.

Thứ tư: việc phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp, đặc biệt là trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động còn hạn chế do chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa quan tâm đúng mức vai trò của tổ chức công đoàn. Do vậy, đã hạn chế đến điều kiện tìm hiểu pháp luật của người lao động trên địa bàn thành phố.

Thứ năm: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tuy đã áp dụng nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chưa mang lại nhiều hiệu quả do trình độ tin học người dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho người dân chưa được đầu tư đúng mức.

Thứ sáu: Số lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên lớn, được củng cố thường xuyên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng ngày một nâng lên, nhưng kết quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được như mong muốn. Số lượng buổi tuyên truyền miệng còn ít, tỷ lệ người dân được phổ biến, giáo dục pháp luật còn thấp, chưa nghiên cứu các hình thức phổ biến, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện cụ thể. Trong công tác phổ biến, giáo dục chưa khảo sát nhu cầu, trình độ nhận thức của người dân về tìm hiểu pháp luật.

Thứ bảy: Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đã được phân nhóm rõ ràng, cụ thể, tuy nhiên tài liệu còn trừu tượng, chung chung gây khó hiểu cho người muốn tuyên truyền, phổ biến; chưa có tài liệu chuyên khảo cụ thể cho các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng đặc thù.

Thứ tám: Ý thức của người dân về tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật còn hạn chế, nên việc tập hợp người dân để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các khu dân cư, tổ dân phố, các thôn. Trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật các đối tượng cần được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì khó vận động, không đến dự nghe (thanh

thiếu niên hư, thanh niên, người lao động,..), mà các đối tượng dự nghe đa số là ông, bà, cha mẹ lớn tuổi nên việc tiếp thu kiến thức pháp luật có phần hạn chế.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)