Đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 119 - 121)

II Tuyên truyền viên

Ở DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.4.3. Đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động

Xác định được nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật để có biện pháp đưa pháp luật đi vào đời sống người lao động. Trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng trùng lắp, lạc hậu nội dung trong các giáo trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Hàng năm, cần phát hành các tài liệu sửa đổi bổ sung, cập nhật các văn bản mới kịp thời cho các cấp Công đoàn, cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động.

Luật ở nước ta tính ổn định không cao, thường sửa đổi, bổ sung và đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, vì vậy số lượng các luật và văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhiều. Do đó, cần nghiên cứu chọn lọc những nội dung cần thiết, phù hợp với người lao động để phổ biến, giáo dục, tránh trường hợp "bội thực" về luật, làm cho người lao động không tiếp thu hết, gây lãng phí. Cần khảo sát nhu cầu người lao động cần tìm hiểu vấn đề gì để có hướng phổ biến, giáo dục hiệu quả nhất. Không thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chung chung, hình thức mà tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động những nội dung trọng tâm, trọng điểm theo từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh và theo từng vùng.

Cả nước có một hệ thống pháp luật chung, nhưng việc thực hiện nó lại tùy thuộc vào trình độ của người lao động, do khả năng hiểu biết rất khác nhau. Vì thế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần căn cứ vào khả năng đặc trưng, đối tượng phục vụ là người lao động mà có cách diễn đạt, trình bày các nội dung pháp luật phù hợp. Trong những nội dung phổ biến, giáo dục, việc giáo dục ý thức pháp luật là khó nhất và cần nhất. Xây dựng được thói quen, nếp sống và làm việc theo pháp luật, người lao động sẽ tự giác sống và làm việc theo pháp luật, tự giác tôn trọng pháp luật đó chính là tôn trọng cuộc sống của chính mình và tôn trọng cộng đồng. Khi có ý thức pháp luật, người lao động sẽ dần dần hình thành thói quen, thành nếp sống, thành nhu cầu của cuộc sống một cách tự nhiên, tự giác, không cần sự giám sát của các cơ quan thi hành pháp luật.

Để có được ý thức pháp luật của người lao động, thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải rất kiên trì, bền bỉ, sáng tạo, kiên nhẫn phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhiều lần với phương châm "mưa dầm

thấm lâu", bỏ tư tưởng nơi nào dễ thì cứ tổ chức tuyên truyền tại nơi đó, nơi nào khó thì bỏ qua, sẽ tạo hiệu ứng xấu. Tuyên truyền để người lao động bỏ dần thói quen tự do, tùy tiện của nếp sống không cần pháp luật hoặc coi thường pháp luật. Đối với những vấn đề cấp thiết cần người lao động hiểu và thi hành nghiêm chỉnh như luật lao động, luật công đoàn, an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm... Cần phải thiết lập trật tự cộng đồng xã hội bằng sự tự giác, tự chủ cao của người lao động mới có được sự ổn định vững chắc để có được một xã hội văn minh, tiến bộ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn, đòi hỏi người lao động không chỉ có tri thức văn hóa pháp luật của Việt Nam, mà còn hiểu biết văn hóa pháp luật của các nước, văn hóa pháp luật quốc tế để chúng ta tồn tại và phát triển.

Một vấn đề có tính quyết định trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động là các luật quy định có sát thực tế, dễ đi vào cuộc sống hay không? Phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ thực sự có hiệu quả khi các quy định pháp luật được phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với cuộc sống và pháp luật chỉ có hiệu lực khi người lao động được tiếp cận và thi hành một cách tự giác, để đạt được kết quả cần tăng cường dân chủ, mở rộng tham gia của người lao động vào các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự tham gia thực chất và ý nghĩa của người lao động trong quá trình soạn thảo pháp luật không chỉ thể hiện nguyên tắc pháp luật là thể hiện ý chí của người lao động mà còn là con đường phổ biến, giáo dục pháp luật ngắn nhất, hiệu quả nhất. Trên cơ sở tính chủ động, tích cực của người lao động tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, quản lý nhà nước, đấu tranh chống vi phạm pháp luật; tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật… sẽ phần nào phản ánh tính tích cực trong nhận thức và ý thức của người lao động đối với hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nội dung cần tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là người lao động đó là:

- Bộ luật Lao động với các nội dung như: chế định hợp đồng lao động, việc làm và đảm bảo việc làm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chính sách lao động nữ,...

- Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế với các quy định về đối tượng, điều kiện tham gia và các chế độ được thụ hưởng, các thủ tục hành chính để được hưởng. - Luật Công đoàn với nội dung cơ bản về vai trò vị trí, chức năng, quyền của Công đoàn và quy định về bảo vệ cán bộ công đoàn.

- Luật khiếu nại, Luật tố cáo với các nội dung cơ bản về trình tự khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết.

- Và các luật khác và văn bản dưới luật có liên quan.

Trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật cần chú trọng đến các quyền con người, vì các chủ doanh nghiệp không muốn người lao động hiểu biết pháp luật để dễ trị và không thực hiện chế độ chính sách, do đó cần phổ biến, giáo dục pháp pháp luật đối với người lao động đó là quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)