Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Các yếu tố tác động đến phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật được hiểu là những nét đặc trưng cơ bản của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật như điều kiện kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, ý chí của các chủ thể: nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của chủ doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; ý thức, trình độ nhận thức, điều kiện sinh hoạt, lao động hay tập quán của đối tượng ở đây là người lao động; nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cũng tác động không nhỏ đến kết quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xác định các yếu tố tác động để có hướng khắc phục và nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp có tác động quan trọng và trực tiếp đối với việc trang bị tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi đúng đắn, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động. Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong công nhân lao động hiện nay vẫn diễn ra tương đối phổ biến và có diễn biến hết sức nghiêm trọng, trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội chưa được coi trọng, ý thức tự giác tôn trọng pháp luật chưa cao. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được nhận thức đầy đủ và đầu tư đúng mức, chưa được đặt đúng vị trí của nó. Đồng thời, xuất phát từ những điểm đặc thù của đối tượng người lao động trong các loại hình doanh nghiệp như trình độ thấp, hay có sự biến động không ổn định, cường độ lao động cao, đặc điểm địa bàn rộng lớn và rải rác, phần lớn ở các nhà máy, xí nghiệp, trú tại các khu nhà trọ.
Bên cạnh đó, người lao động trên địa bàn Đà Nẵng chủ yếu là người xuất thân từ nông dân và là công nhân nhập cư từ các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh, thành khác chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật; đời sống khó khăn tác động đến tư tưởng, tâm lý, lối sống và nay lại tham gia quá trình đô thị hóa (từ nông thôn lên
thành thị) nên cần có sự chuẩn bị kỹ các kiến thức của pháp luật; thêm vào đó là hệ thống pháp luật nước ta còn chưa hoàn chỉnh, trong khi đó việc đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho người lao động còn hạn chế...
Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật là người lao động, đó là đối tượng được pháp luật công nhận có năng lực hành vi trong khi tham gia vào một số quan hệ xã hội nhất định, phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của bản thân. Do đó, cần phải giáo dục ý thức pháp luật cho người lao động nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi và nâng cao nhận thức, thói quen tự nguyện, tự giác chấp hành pháp luật. Có làm được điều này thì mới đảm bảo vững chắc việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó "mọi người sống và làm việc theo pháp luật".
Người lao động là những người làm việc, lao động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp trong các thành phần kinh tế. Với đặc điểm này cần chú ý giáo dục cho người lao động ý thức giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật trong các quan hệ lao động, ý thức chấp hành nội quy lao động và các quy định tại doanh nghiệp.
Qua thực tiễn hoạt động, những hành vi người lao động thường vi phạm luật đó là: chấm dứt hợp đồng lao động không đúng luật (không thông báo trước cho người sử dụng lao động); đình công không hợp pháp và trong quá trình đình công phá hoại tài sản doanh nghiệp dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự, từ năm 2008 đến nay toàn thành phố xảy ra 30 vụ đình công, lãn công, ngừng việc tập thể không theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật; không sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ lao động như: không đeo khẩu trang, mũ bảo hộ, găng tay,..; vi phạm nội quy lao động và không tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động; khiếu nại vượt cấp; vi phạm luật giao thông đường bộ, luật cư trú,....
Đối với người sử dụng lao động đa số vi phạm pháp luật lao động với các hành vi như: không ký hợp đồng lao động hoặc ký nhưng không giao cho người lao động 01 bản; không báo cáo số liệu lao động tăng giảm cho cơ quan quản lý nhà nước; không trả phụ cấp thôi việc cho người lao động; vi phạm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; không đóng bảo hiểm cho người lao động hoặc đóng không đúng mức quy định; không đàm phán ký kết và đăng ký thỏa ước lao động tập thể;
làm tăng ca, tăng giờ vượt quá quy định; không trang bị dụng cụ bảo hộ lao động; không đảm bảo phương tiện và bố trí thời gian cho công đoàn hoạt động; không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động,...
Yếu tố tác động đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, tựu chung lại có một số yếu tố sau sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Thứ nhất: đó là yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, những năm qua kinh tế Đà Nẵng có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.015 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng "dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp". Cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 9,6%, công nghiệp 35,1%, dịch vụ 55,3%. Vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế tiến bộ trên nhiều mặt. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mô, đa dạng về loại hình, đạt tốc độ tăng trưởng 17%/năm. Trong đó, du lịch, thương mại được tập trung đầu tư; dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 21,1%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,1%/năm, tỷ trọng chế biến, chế tác trong sản phẩm được nâng lên đáng kể; một số ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao; các khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng bền vững; các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từng bước được xử lý theo quy hoạch. Nông nghiệp phát triển theo hướng phục vụ cho đô thị, du lịch và công nghiệp. Bộ mặt nông thôn đổi thay rõ nét; hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư khá đồng bộ; đường giao thông nông thôn cơ bản được bê-tông hóa, thảm nhựa; 100% hộ gia đình có điện sinh hoạt, hơn 83% hộ gia đình được dùng nước sạch. Kinh tế đối ngoại, liên kết trong nước và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng. Tính đến tháng 6 năm 2010, có 175 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đầu tư đạt 2,7 tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 1,3 tỷ USD. Hợp tác quốc tế, liên kết với Quảng Nam và các địa phương khác về phát triển mạng lưới giao thông liên tỉnh, du lịch, giáo dục, y tế được tăng cường.
Nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt được ban hành và tổ chức thực hiện, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, cải cách hành chính được đẩy mạnh. Giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ phát triển đáng kể, từng bước khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản, phát thanh-truyền hình, thể dục-thể thao đa dạng và có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ngày càng đi vào chiều sâu. Tiến bộ và công bằng xã hội luôn được chú trọng trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, nhiều chính sách an sinh xã hội đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt.
Quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác nội chính và cải cách tư pháp đạt được những kết quả quan trọng. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với vùng biển và huyện đảo Hoàng Sa được đẩy mạnh. Công tác nội chính và cải cách tư pháp được quán triệt và thực hiện tích cực. Chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được nâng cao.
Dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân luôn được củng cố; quyền làm chủ và dân chủ của nhân dân được tôn trọng; nhờ đó, sức mạnh đồng thuận được tăng cường vững chắc. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng như công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm thường xuyên được đẩy mạnh. Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội tiếp tục củng cố tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đóng góp thiết thực vào việc tập hợp, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thành phố đề ra.
Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng khá, nhưng quy mô còn nhỏ, vai trò động lực, sự hợp tác, liên kết khu vực và sức lan tỏa còn yếu. Khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế tập thể phát triển chưa mạnh. Kinh tế biển chưa được đầu tư, khai thác hợp lý. Kết cấu hạ tầng đô thị có mặt còn bất cập. Văn hóa, xã hội tồn tại nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết kịp thời. Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị chưa chuyển biến mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp. Phát triển
đảng viên ở một số loại hình doanh nghiệp còn khó khăn. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận, đoàn thể có lúc, có nơi còn chưa theo kịp với yêu cầu cuộc sống. Sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã có những tác động tích cực: Thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo môi trường và nhiều cơ hội cho người lao động tìm được việc làm, ổn định đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, quá trình đô thị hóa và phát triển của thành phố cũng làm nảy sinh một số khó khăn về việc giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động. Trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận lao động không đáp ứng yêu cầu sử dụng, nhưng không thể đào tạo lại, bị mất việc làm; vấn đề chuyển đổi ngành nghề, đào tạo, phục hồi thu nhập, tạo việc làm cho số lao động của các hộ trong diện di dời, chỉnh trang đô thị, còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm, bộ đội xuất ngũ, lao động nhập cư cần tìm việc làm... càng làm cho vấn đề giải quyết việc làm trở nên bức xúc. Kinh tế xã hội phát triển cũng kéo theo các vấn đề là người lao động với đồng lương thấp, không đảm bảo được cuộc sống, nên họ phải lo "cơm áo gạo tiền", không có thời gian quan tâm đến các kiến thức pháp luật.
Yếu tố về kinh tế xã hội có tác động rất lớn đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp nói riêng. Kinh tế xã hội- xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi, nhưng cũng tác động không nhỏ đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho công tác này ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai: đó là yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng, nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông, có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí trung điểm của cả nước, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường bộ (quốc lộ 1A, 14B), đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEAN.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với cát trắng trữ lượng khoảng 5 triệu m3, đá hoa cương, đá xây dựng tập, đá phiến lợp với kích thước, trữ lượng khoảng 500.000m3; vật liệu san lấp, đất sét trữ lượng khoảng 38 triệu m3. Nước khoáng lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày, đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
Bên cạnh đó, tài nguyên rừng đa dạng với diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà với tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân với tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha; rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã