Kết quả việc thụ hưởng qua phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 101 - 103)

II Tuyên truyền viên

2.5.3. Kết quả việc thụ hưởng qua phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp

người lao động trong các loại hình doanh nghiệp

Từ những nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức phổ biến pháp luật cho người lao động của hệ thống Công đoàn các cấp thuộc Liên đoàn Lao động thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội đã giúp cho người lao động tìm hiểu pháp luật có liên quan đến bản thân và nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động trong các quan hệ xã hội, quan hệ lao động. Với lực lượng chiếm 49,2% so với dân số toàn thành phố, đây là

lực lượng lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng này có được ý thức chấp hành pháp luật sẽ có tác dụng lang rộng trong các tầng lớp nhân dân. Vì vậy được sự cộng tác đắc lực của các ngành, đoàn thể, các chủ doanh nghiệp đã tham gia phối hợp nên các văn bản quy phạm pháp luật đã được chuyển tải thường xuyên, liên tục đến cán bộ công đoàn, người lao động, góp phần tích cực, nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phòng ngừa các tội phạm và tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật, tạo được sự đoàn kết thống nhất cao trong nhân dân, nhất là góp phần quan trọng đẩy mạnh phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động đã khơi dậy ý thức tìm hiểu pháp luật, chuyển biến tích cực trong hành vi chấp hành pháp luật của đại đa số người lao động thuộc các thành phần kinh tế; tạo chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của người lao động góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật nói chung, trước hết là pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, thực hiện tốt hơn các chính sách và pháp luật của Nhà nước, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần tăng cường sự phối hợp ba bên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức của người sử dụng lao động ở mọi cấp, góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội và dân chủ ở nước ta; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên thực tế những năm qua chưa được thường xuyên, ý

thức chấp hành pháp luật của người lao động chưa cao, đặc biệt đối với một bộ phận người lao động nhập cư, người lao động ở các vùng nông thôn, người lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn tình trạng "đói pháp luật", do vậy tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra trong công nhân lao động, người lao động không tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, các cuộc đình công trái luật, ngừng việc tập thể còn xảy ra có xu hướng gia tăng.

Qua thực hiện các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đồng bộ, Liên đoàn Lao động thành phố đã có khảo sát bằng phiếu hỏi trình độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ của người lao động trên địa bàn thành phố (kết quả năm 2011). Qua khảo sát tại 5 doanh nghiệp, trong đó 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 7 Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động quận, huyện với 300 lao động và 102 cán bộ công đoàn (21 cán bộ công đoàn chuyên trách và 81 cán bộ công đoàn không chuyên trách) thì kết quả như sau:

- Có 53,4% người khảo sát cho rằng đã được tiếp cận với các hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật của công đoàn.

- Có 11,2% hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến họ; 32,1% hiểu biết các nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến họ.

- Có 45,2% người lao động hiểu biết được các quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)