Về hoạt động của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 69 - 71)

CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Về hoạt động của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Đà Nẵng là tổ chức phối hợp chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Được thành lập theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật; Hội đồng được cơ cấu 37 thành viên ở các sở, ban ngành, mặt trận, các đoàn thể, quận, huyện do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố làm chủ tịch Hội đồng. Cơ quan thường trực là sở Tư pháp, Hội đồng đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động theo Quyết định số 190/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng với 5 chương, 14 điều quy định chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, tổ chức của Hội đồng và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên, chế độ làm việc, tài chính, trụ sở,

con dấu,.... Các thành viên Hội đồng vừa tham gia công tác của Hội đồng, vừa là đại diện của cơ quan, tổ chức đã cử mình tham gia Hội đồng, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở ngành, cơ quan, tổ chức mình theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố và chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng. Hoạt động của Hội đồng được triển khai theo phương thức vừa bao quát, toàn diện các hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật vừa phân công phụ trách từng mảng công việc theo đối tượng, lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong những năm qua, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố đều xây dựng chương trình, kế hoạch tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, từng thành viên Hội đồng đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, phụ trách ở từng ngành, lĩnh vực, đối tượng như cho Cơ quan thường trực (Sở Tư pháp), Tổ thư ký của Hội đồng, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị,…

Đối với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc sở Lao động- Thương binh xã hội cũng được thành lập để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với lĩnh vực được phân công phụ trách, với 11 thành viên do đồng chí Phó Giám đốc sở làm chủ tịch Hội đồng. Đối với Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được Liên đoàn Lao động thành phố thành lập với 19 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố làm Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban Tuyên giáo làm Phó Chủ tịch hội đồng và là cơ quan thường trực và các đồng chí lãnh đạo các Ban, phòng và Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận, huyện, Công đoàn ngành và cấp trên cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố làm thành viên, đồng thời là Chủ tịch hội đồng ở quận, huyện, ngành và cấp trên cơ sở.

Tuy nhiên, hoạt động của Hội đồng thời gian qua có những hạn chế đó là sự phân công chưa thật rõ ràng, phối hợp chưa đồng bộ giữa các đơn vị với nhau trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hình thức; còn thiếu một cơ chế khuyến khích sự tham gia của cá nhân, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khiến cho tính xã hội hóa vào hoạt

động phổ biến, giáo dục pháp luật còn thấp; hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn theo phong trào, có tính "mùa vụ" chưa thường xuyên; các nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành còn rập khuôn, thiếu linh hoạt và ít được đổi mới cho phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh; phổ biến, giáo dục pháp luật dường như chỉ là hoạt động riêng của các cơ quan chức năng hoặc của một vài tổ chức chính trị xã hội nhất định, chưa thật sự trở thành hoạt động chung của toàn xã hội ở địa phương; sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn những hạn chế như còn thiếu thống nhất, đồng bộ, kiên quyết,… Thực tế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng về phương diện chủ quan thì một trong những vấn đề mấu chốt là vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thật sự được phát huy đúng như nó phải có.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)