Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp; liên kết, phối hợp trong hệ thống chính trị để tập trung cao nhất vào

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 114 - 116)

II Tuyên truyền viên

Ở DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp; liên kết, phối hợp trong hệ thống chính trị để tập trung cao nhất vào

nghiệp; liên kết, phối hợp trong hệ thống chính trị để tập trung cao nhất vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng

Đặc thù của phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động nói riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đây là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác này. Vì vậy, bên cạnh việc khẳng định vai trò chính yếu của Liên đoàn Lao động thành phố và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố và các cơ quan nhà nước khác trong hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, cần phát huy vai trò của các cấp ủy đảng trong việc lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trên địa bàn mình quản lý với nội dung, hình thức phương pháp phù hợp với địa bàn, điều kiện sản xuất, đối tượng là người lao động. Thu hút, huy động các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và cả cộng đồng tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Có như vậy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố mới phát huy được hiệu quả.

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và lãnh đạo doanh nghiệp, các cấp công đoàn về tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật cho người lao động; xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của từng cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức Công đoàn các cấp, các ngành chức năng, các đoàn thể chính trị xã hội liên quan. Từng cấp ủy, chính quyền phải lãnh đạo hệ thống chính trị cùng vào cuộc nhằm làm cho người lao động nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 22 của Trung ương.

Các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan cần có cơ chế riêng khuyến khích các chủ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các hội nghề nghiệp cùng tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động.

Các cấp Công đoàn củng cố Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục từng cấp đảm bảo số lượng, chất lượng; phối hợp chặt chẽ các thành viên trong Hội đồng từng bước đưa pháp luật vào đời sống người lao động. Công đoàn cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức triển khai và trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người lao động. Công đoàn cơ sở là cấp gần người lao động nhất, trực tiếp thực hiện và cùng chủ doanh nghiệp bảo đảm trên thực tế việc phát huy quyền làm chủ của người lao động, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động có được tôn trọng và bảo đảm thực hiện hay không, trước hết thể hiện ở hoạt động của Công đoàn cơ sở và sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các doanh nghiệp. Vì vậy, phải tập trung xây dựng và củng cố Công đoàn cơ sở đủ mạnh để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.

Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và các doanh nghiệp,… tập trung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công đoàn nòng cốt ở cấp thành phố, quận, huyện, khu công nghiệp về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp gắn với việc phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tại cấp quận, huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất và tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động quận, huyện và công đoàn cấp trên cơ sở căn cứ chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Liên đoàn Lao động thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động hàng năm một cách cụ thể, với những nội dung, hình thức, phương pháp thích hợp thu hút người lao động trong các doanh nghiệp tham gia.

Các cấp chính quyền chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng cụ thể, tập trung hướng mạnh tuyên truyền pháp luật về cơ sở; nắm vững đặc điểm, tình hình cơ sở để luôn đổi mới cách thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với đối tượng, địa bàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)