Phát huy vai trò của công đoàn và cơ chế phối hợp công đoàn và chủ doanh nghiệp trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 129 - 131)

II Tuyên truyền viên

Ở DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.4.5. Phát huy vai trò của công đoàn và cơ chế phối hợp công đoàn và chủ doanh nghiệp trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động

chủ doanh nghiệp trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động

Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 với 5 chương và 41 điều. Luật đã quy định rõ phạm vi, đối tượng, công tác xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; luật quy định rõ nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; đặc biệt Luật đã quy định ở Điều 18 về Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp, đây được xem là đối tượng đặc thù với 4 nội dung:

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được chú trọng thực hiện thông qua việc phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật [47].

Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Đây là căn cứ pháp lý mạnh để tổ chức Công đoàn đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Từ nay đến khi luật có hiệu lực cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành một cách rõ ràng, cụ thể, có hình thức xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến từng cấp ủy, chính quyền, chủ doanh nghiệp, công đoàn các cấp về nội dung Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Nghiên cứu biên soạn sách hỏi-đáp và sổ tay pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp

luật, cung cấp đến các Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, cán bộ công đoàn các cấp, cán bộ làm công tác tổ chức ở doanh nghiệp, Hội đồng hòa giải lao động, các cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật, Đoàn Luật sư Thành phố, văn phòng tư vấn pháp luật. Tổ chức Hội thi tìm hiểu về luật phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức trắc nghiệm, câu hỏi đúng sai, giải ô chữ, sân khấu hóa để đưa luật vào đời sống.

Trong quá trình triển khai, thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật chưa phù hợp với thực tiễn. Cần lấy ý kiến, tiếp thu các kiến nghị từ cơ sở để hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian đến.

Một giải pháp để phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động được triển khai thực hiện trong thực tế, đó là xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và các quy định pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân tại doanh nghiệp cho người lao động bao gồm: có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động tại doanh nghiệp; khuyến khích đưa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động các quy định pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân thành một nội dung trong thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

Có cơ chế huy động nguồn lực vào công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Tăng cường đầu tư của Nhà nước và Công đoàn các cấp cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và các quy định pháp luật khác liên quan hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân tại doanh nghiệp cho người lao động; khuyến khích sự đóng góp tài chính của doanh nghiệp cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động tại doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá, phối hợp giữa các đoàn thể, các cơ quan nhà nước, các ngành chức năng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động tại các doanh nghiệp; huy động sự tham gia của người lao động vào việc thiết kế, thực hiện và giám sát việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Phát huy tốt vai trò của Công đoàn cơ sở trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, truyền thông pháp luật đến người lao động. Hàng năm Ban chấp hành Công đoàn các cấp xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, xây dựng thành tiêu chí trong xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, xây dựng doanh nghiệp văn hóa.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)