Kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những năm qua

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 83 - 93)

II Tuyên truyền viên

2.5.2.1. Kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những năm qua

các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những năm qua

Xác định phổ biến, giáo dục pháp luật là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Để phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, rộng khắc trong người lao động toàn thành phố, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động. Mục tiêu được đề ra là cần phải đổi mới trong hoạt động nhằm thu hút đông đảo người lao động tham gia học tập. Hàng năm, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố và Sở Lao động- Thương binh xã hội đã tập trung xây dựng chương trình, nội dung và chỉ đạo các cấp Công đoàn thành phố, các chủ doanh nghiệp và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có kế hoạch triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các thành phần kinh tế.

Thông qua hoạt động các Ban chuyên đề, các phòng chuyên môn của Liên đoàn Lao động và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường, lồng ghép thực hiện. Tùy từng thời điểm mà công tác này được đầu tư nhiều hoặc ít thời gian, song vẫn tập trung thực hiện đúng các nội dung làm rõ mục tiêu, phương hướng hoạt động của Đại hội XIV Công đoàn thành phố, Đại hội X Công đoàn Việt Nam. Hàng tháng, qua giao ban Liên đoàn Lao động các quận, huyện, Công đoàn ngành và cấp trên cơ sở báo cáo quá trình triển khai thực hiện, những vướng mắc để Liên đoàn Lao động thành phố nắm bắt và tiếp tục chỉ đạo. Định kỳ, mỗi quý cùng với báo cáo hoạt động chung phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn, làm rõ thêm những việc đã làm được trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị.

Nội dung được chú trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp được Công đoàn các cấp xác định đó là: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm, Luật khiếu nại, Luật tố

cáo, Luật Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, Luật An toàn giao thông (nhất là Nghị quyết 32), Luật phòng, chống HIV/AIDS,… và các văn bản dưới Luật giúp người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ pháp luật có liên quan đến người lao động, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động, nhằm góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự, kinh tế - xã hội của địa phương.

Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cấp công đoàn sử dụng trong thời gian qua đó là:

Về công tác truyền miệng: những năm qua, các cấp Công đoàn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền miệng các Luật như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, Luật Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, Luật An toàn giao thông (nhất là Nghị quyết 32), Luật phòng, chống HIV/AIDS, Luật thuế thu nhập …và các văn bản dưới luật liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động và các văn bản dưới luật liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động. Đã tổ chức 1.560 buổi tuyên truyền miệng nhằm truyền tải những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng các luật, về những nội dung thiết thực, những điều luật cơ bản được luật quy định, thu hút 10.073 lượt người lao động dự nghe. Từ việc tiếp thu kiến thức về pháp luật, người lao động đã xây dựng được ý thức, hành vi chấp hành pháp luật, tạo được niềm tin của người lao động đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, sự quản lý của Nhà nước trong quá trình hội nhập, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Liên đoàn Lao động thành phố đã liên tục tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội tại Khu công nghiệp Hòa khánh và Khu công nghiệp An Đồn, khu công nghiệp Hòa Cầm, Khu công nghiệp Thọ Quang.

Bên cạnh hình thức tuyên truyền miệng, thì hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được các cấp Công đoàn sử dụng. Thông qua văn phòng báo lao động, tạp chí lao động và công đoàn, báo người lao động tại Đà Nẵng, có các bài, chuyên mục về phổ biến các luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người lao động. Trang báo "Lao động và công đoàn" trên Báo Đà Nẵng tiếp tục được duy trì và đã phát hành định kỳ hàng tháng với các tin, bài, ảnh

tập trung xoay quanh chủ đề tuyên truyền: ghi nhận những nỗ lực của người lao động, Công đoàn các cấp trong việc thực hiện các chức năng của tổ chức Công đoàn, khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn tại cơ sở, phản ánh mối quan hệ phối kết hợp trong các hoạt động của các ban ngành đoàn thể có liên quan trên địa bàn thành phố; kịp thời biểu dương, động viên phong trào, thông tin pháp luật và hỏi đáp pháp luật, từ năm 2003 đến nay đã thông tin 1.158 tin bài và trả lời 353 câu hỏi liên quan đến pháp luật cho người lao động. Chuyên mục truyền hình "Lao động và Công đoàn" phát trên sóng Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng đã giữ được nề nếp 2 tuần/chương trình (phát 2lần/chương trình) với những phóng sự, ghi nhận chuyên đề, trả lời, tư vấn các chế độ chính sách cho 846 người lao động, thông tin hàng trăm văn bản pháp luật mới có liên quan đến lao động, công đoàn và chùm tin về hoạt động của các cấp Công đoàn thành phố. Đặc biệt, đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội thành phố trả lời trực tiếp hơn 2.500 câu hỏi liên quan đến Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm và các chế độ chính sách của công nhân lao động trên truyền hình, tạo ra một kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả cao trong công nhân lao động. Hàng năm, tổ chức gặp mặt Ban giám đốc và phóng viên Đài phát thanh truyền hình cũng như Báo Đà Nẵng, Báo Lao động, tạp chí Lao động và Công đoàn để đánh giá, rút kinh nghiệm việc phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời thống nhất đưa ra những giải pháp để phối hợp tốt hơn trong thời gian đến. Đối với các Công đoàn ngành, quận, huyện, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất đã xây dựng chương trình phối hợp với đài truyền thanh quận, huyện, doanh nghiệp định kỳ hàng tuần đưa tin bài về hoạt động Công đoàn và lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nội quy lao động, về An toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ, các quy định, quy chế của đơn vị, pháp luật lao động… đến công nhân lao động.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử cũng được Liên đoàn Lao động thành phố và Sở Lao động- Thương binh- Xã hội quan tâm thực hiện. Năm 2008 Liên đoàn Lao động thành phố đã đầu tư lập trang thông tin điện tử. Tại trang thông tin điện tử này các văn bản pháp luật được cung cấp tại địa chỉ http://www.congdoandanang.org.vn/ với chuyên mục riêng là "Chế độ chính sách" các nội dung được cung cấp đó là Bộ

luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật và pháp lệnh; các thông tin pháp luật mới được đưa lên với mục "văn bản ban hành" thu hút hàng ngàn người truy cập; tại địa chỉ này còn có chuyên mục tư vấn pháp luật trực tuyến có người trực thường xuyên, những năm qua đã tư vấn trực tuyến cho 467 người lao động. Đối với trang thông tin điện tử sở Lao động thương binh và xã hội các văn bản pháp luật liên quan đến người lao động như tại mục "văn bản pháp quy" với các tiểu mục rõ ràng như: Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, việc làm và an toàn lao động, đồng thời cung cấp công cụ tra cứu pháp luật thuận tiện cho người lao động tại địa chỉ http://www.ldtbxh.danang.gov.vn, thu hút 1.570.250 người truy cập.

Ngoài hình thức tuyên truyền miệng và tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, thì một hình thức hấp dẫn, thu hút đông đảo người lao động tham gia và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại rất lớn đó là thông qua các hội thi tìm hiểu. Một số hội thi tìm hiểu như thi nói (thông qua hỏi đáp trực tiếp và sân khấu hóa,...), thi viết (viết các bài thi tìm hiểu pháp luật), thi trắc nghiệm các câu hỏi pháp luật,... Từ năm 2003 đến nay Liên đoàn Lao động thành phố đã phối hợp với Công an thành phố, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội, Bảo hiểm xã hội tổ chức 7 cuộc thi về An toàn giao thông (năm 2003); thi an toàn vệ sinh viên giỏi (năm 2004, 2006, 2008, 2010, 2012) với các nội dung liên quan đến Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm,... thu hút 500 an toàn vệ sinh viên, hàng ngàn cổ động viên tham gia cổ động Hội thi; hay hội thi tìm hiểu pháp luật Bảo hiểm (năm 2006); hội thi cán bộ công đoàn giỏi (năm 2010) với các câu hỏi liên quan đến Luật Công đoàn, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm và các tình huống cụ thể trong thi hành pháp luật; hay Hội thi "Gia đình và pháp luật" với nội dung Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình, Luật Lao động liên quan đến lao động nữ, các Hội thi thu hút hàng ngàn thí sinh tham gia và hàng chục ngàn cổ động viên tham gia cổ động. Qua các Hội thi và sân khấu hóa đã tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận nhanh hơn các nội dung của pháp luật liên quan như: tiền lương, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động trong lao động sản xuất, vai trò vị trí của tổ chức công đoàn, các quy định về chế độ, chính sách đối với lao động nữ.

Bên cạnh Hội thi tìm hiểu pháp luật thì trong đợt sinh hoạt câu lạc bộ Tuyên giáo Công đoàn lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được thực hiện, những năm qua tổ chức 10 buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Tuyên giáo Công đoàn tại Công ty thương mại Hữu Nghị Đà Nẵng, công ty cổ phần Khí công nghiệp và Hóa chất Đà Nẵng, công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Công đoàn Đà Nẵng, Bưu điện, Liên đoàn Lao động quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Hòa Vang, Thanh Khê với chủ đề: "Tìm hiểu về Bảo hiểm thất nghiệp", hái hoa dân chủ tìm hiểu Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung 2005, tọa đàm về Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giao thông đường bộ, Luật Thanh tra, Luật khiếu nại tố cáo với trên 2.300 người tham dự. Tại các buổi sinh hoạt trên đã có trên 160 ý kiến của người lao động trao đổi, tìm hiểu xung quanh nội dung về "Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội, quyền khiếu nại tố cáo và các chế độ chính sách". Qua đó, câu lạc bộ cũng đã phát trên 900 tập tài liệu tuyên truyền về "Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, sổ tay pháp luật lao động" cho người lao động.

Mặt khác, với đặc thù là người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, không có thời gian tập trung để nghe tuyên truyền miệng, hay phải tăng ca không có thời gian xem các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay truy cập vào các địa chỉ mạng, thì một phương pháp được cho là hiệu quả đó là cung cấp các tài liệu sổ tay, tờ rơi, tờ giấy để người lao động đọc vào các giờ nghỉ giữa ca, giữa giờ là biện pháp hiệu quả. Nắm bắt được đặc điểm đó thời gian qua Liên đoàn Lao động và Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố đã phối hợp, vận động các nguồn kinh phí khác nhau để in ấn và cấp phát 197.547 tài liệu các loại, trong đó có hơn 114.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền những điều cần biết cho người lao động, 4.000 sổ tay cán bộ Công đoàn và 79.547 sổ tay pháp luật lao động và sổ tay pháp luật bảo hiểm; xây dựng 2 panô tuyên truyền đặt ở khu vực đông công nhân lao động tại khu công nghiệp Hòa Khánh và Khu công nghiệp An Đồn,…qua đó góp phần đáng kể vào việc trang bị cho người lao động đầy đủ kiến thức pháp luật cần thiết để có thể tự bảo vệ mình cũng như có ý thức chấp hành pháp luật, tạo mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp với người sử dụng lao động.

Bảng 2.3: Số lượng tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật được phát hành những năm qua

STT Tài liệu Số

lượng Nội dung

Đối tượng được cấp phát

1 Sách nghiệp vụ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội

1.000 Các văn bản pháp luật lao động Người sử dụng lao động, quản lý nhân sự, cán bộ công đoàn

2 Tập tài liệu văn bản pháp luật lao động

12.160 Các văn bản pháp luật lao động Người sử dụng lao động, quản lý nhân sự, cán bộ công đoàn 3 Sổ tay cán bộ

công đoàn

4.000 Các văn bản pháp luật lao động và pháp luật công đoàn

Người sử dụng lao động, công đoàn

4 Sổ tay an toàn lao động, pháp luật lao động

31.500 Các văn bản pháp luật lao động về an toàn lao động - vệ sinh lao động, các nội dung pháp luật về tiền lương, hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thỏa ước lao động.

Người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ công đoàn 5 Sổ tay pháp luật Bảo hiểm 48.047 Các chính sách về pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn, người lao động

6 Tờ rơi 114.000 Các văn bản pháp luật lao động, pháp luật công đoàn

Người sử dụng lao động, quản lý nhân sự, công đoàn, người lao động

7 Panô, áp phích 3.600 Các văn bản pháp luật lao

động, luật công đoàn Người sử dụng lao động, Cán bộ công đoàn

Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đà Nẵng .

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động được các cấp Công đoàn lồng ghép triển khai cùng các chuyên đề khác bằng nhiều hình thức như: lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật qua việc bàn bạc, thảo luận dân chủ, công khai trong việc xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế, quy định của công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp tại Hội nghị người lao động, Đại hội công nhân viên chức hàng năm; lồng ghép vào xây dựng cơ quan văn hóa …qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật cho người lao động.

Ngoài ra, Công đoàn các cấp đã xây dựng 14 tủ sách pháp luật Công đoàn với số đầu sách bình quân khoảng 20 đầu sách, có tủ sách lên đến 130 đầu sách.

Nhiều Công đoàn đã đầu tư khai thác, cập nhật tư liệu về Công đoàn lưu trong đĩa với hàng trăm dữ liệu về văn bản, chế độ, chính sách pháp luật và khai thác trên các mạng thông tin, văn bản, chính sách pháp luật mới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu tìm hiểu luật pháp phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, thi tìm hiểu trong các cấp Công đoàn. Cán bộ công đoàn có vai trò kép trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, trong mối quan hệ của phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động thì cán bộ công đoàn là đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật. Với vai trò là đối tượng, họ phải bảo đảm các yêu cầu của mục đích phổ biến,

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)