Những ưu điểm trong phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Đà Nẵng thời gian qua

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 93 - 94)

II Tuyên truyền viên

2.5.2.2. Những ưu điểm trong phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Đà Nẵng thời gian qua

động trong các loại hình doanh nghiệp ở Đà Nẵng thời gian qua

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố những năm qua đã được Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Liên đoàn Lao động và Sở Lao động-Thương binh-Xã hội thành phố tổ chức mang lại nhiều kết quả đáng phấn khởi. Việc củng cố các thành viên Hội đồng, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được chú trọng, đã tạo được một đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rộng khắp ở tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, giúp cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống của người lao động; các mục tiêu của Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và các mục tiêu đề ra trong Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2012" và mục tiêu của tiểu đề án 3 về phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì và phối hợp cùng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện cơ bản được các cấp công đoàn và hệ thống ngành Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện đạt được một số kết quả ban đầu; nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động được chọn lọc có trọng tâm, trọng điểm, dễ hiểu và dễ đi vào cuộc sống; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động đa dạng, phong phú, thông qua nhiều phương tiện như: Báo, Đài truyền hình, các hội thi, hội diễn, hoạt động sân khấu hóa, các tủ sách pháp luật, tài liệu tờ rơi, tờ gấp, hoạt động tư vấn pháp luật qua báo, đài, văn phòng tư vấn, Ủy ban kiểm tra, Thanh tra Lao động trong giải quyết khiếu nại, tố cáo,... Hoạt động biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật đã đạt được những kết quả rõ rệt hơn với việc đa dạng hóa các loại tài liệu, tăng cường

in ấn các tờ gấp, tờ rơi, sách pháp luật bỏ túi với nội dung đơn giản dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tiếp tục được phát huy, qua các đợt trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật lưu động. Từ tổng thể những hình thức đó đã nâng cao được nhận thức, ý thức pháp luật cho người lao động, tạo cho người lao động ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động không bị vi phạm, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 22/CT-TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp".

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)