NỘI DUNG VÀ NHẬN THỨC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC LOẠI HÌNH

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 35 - 40)

BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1.5.1. Nội dung

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định trên cơ sở ba mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật nói trên, là sự hình thành ở đối tượng phổ biến, giáo dục hệ thống tri thức pháp luật. Tình cảm, lòng tin và thói quen hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là một thành tố quan trọng của quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật để đưa pháp luật đi vào đời sống xã hội, nó được xác định trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và đồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Xác định đúng nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ bảo đảm cho chất lượng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cụ thể, thiết thực.

Trong lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cần làm rõ một số vấn đề liên quan tới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật như: phạm vi, đặc điểm, những yếu tố chủ yếu tác động đến nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, nội dung chủ yếu cần phổ biến, giáo dục pháp luật.

Phạm vi của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo quan điểm chung hiện nay bao gồm:

- Những thông tin về pháp luật, gồm cả kiến thức cơ bản và văn bản pháp luật thực định.

- Các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, về việc điều tra xử lý các vi phạm pháp luật.

- Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện áp dụng pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội, đối với từng đối tượng, các tầng lớp dân cư. Đồng thời phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng, ý kiến, đề xuất của nhân dân, của các chuyên gia pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (như các quyền, các nghĩa vụ pháp luật, các quy trình thủ tục để bảo vệ các quyền hợp pháp).

- Thông tin những tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế và tình huống mẫu trong thi hành pháp luật để rút kinh nghiệm, tránh hành vi vi phạm tương tự, cũng như nêu gương những tấm gương điển hình, những cá nhân, tổ chức thực thi tốt các quy định của pháp luật.

Từ phạm vi nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên, trong thực tiễn pháp luật ở nước ta hiện nay cũng cần lưu ý tới những đặc điểm của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật. Đó là trạng thái động của các thông tin trong nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật. Những đặc điểm này cần được nhận thức đầy đủ đối với những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở đó họ lựa chọn phương pháp tiếp cận tới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật của từng đối tượng một cách phù hợp, giúp cho đối tượng phổ biến, giáo dục có cách nhìn nhận đúng đắn, biện chứng về quá trình hoàn thiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, cũng như những điểm mâu thuẫn và thống nhất của tiến trình đổi mới, phát triển khoa học pháp lý và pháp luật thực định.

Những nội dung chủ yếu của phổ biến, giáo dục pháp luật, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, được xác định theo những mức độ, cấp độ khác nhau tùy theo từng loại đối tượng phù hợp với những nhu cầu, đặc điểm của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, người ta phân định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật thành ba mức, cấp độ khác nhau sau đây:

Một là, mức độ tối thiểu về phổ biến, giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi người lao động, để xã hội được quản lý bằng pháp luật thì mọi công dân, cũng như mỗi người lao động phải có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và có những kỹ năng tối thiểu để sử dụng pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hai là, mức độ phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề của người lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực đặc thù. Họ cần những hiểu biết và kỹ năng sử dụng pháp luật ở mức độ cao hơn, mang tính định hướng rõ hơn thì ngoài những khái niệm pháp lý cơ bản thường gặp trong thực tiễn, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo ngành nghề

còn bao gồm một số luật thực định, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng. Các quyền và nghĩa vụ công dân nói chung và người lao động nói riêng trong lĩnh vực hoạt động và các trình tự giải quyết các tranh chấp phổ biến liên quan trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.

Ba là, mức độ phổ biến, giáo dục chuyên luật, đây là mức độ cao nhất của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm mục đích đào tạo các luật gia cho bộ máy nhà nước, các lực lượng báo cáo viên pháp luật và các tổ chức mang tính nghề nghiệp về pháp luật. Sự hiểu biết của đối tượng này bao gồm cả những quan điểm, những học thuyết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử và hiện tại. Những hiểu biết tương đối toàn diện về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên sâu của từng người (về hình sự, về lao động, công đoàn, về dân sự, về kinh tế, về hôn nhân gia đình, về luật quốc tế,...). Kỹ năng của họ không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà chủ yếu là sử dụng, vận dụng chính xác, linh hoạt các quan hệ pháp luật vào việc xử lý, giải quyết, tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật (hoặc tư vấn cho việc giải quyết các vấn đề về pháp luật, như các tranh chấp, các vi phạm pháp luật...). Kỹ năng quan trọng và đặc thù của đối tượng là sáng tạo pháp luật, là khả năng tham gia vào việc hoàn thiện pháp luật.

Việc xác định nội dung cơ bản của phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trước hết căn cứ vào đối tượng, mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của đối tượng. Nội dung đó có thể phân thành các mức độ theo các yêu cầu sau đây:

Một là, yêu cầu tối thiểu về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp (có thể gọi là pháp luật thông dụng). Nội dung này bao gồm:

- Một số hiểu biết, thông tin cơ bản về tổ chức bộ máy Nhà nước thực thi pháp luật, đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

- Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân nói chung và người lao động nói riêng do Hiến pháp và một số đạo luật quy định;

- Một số thủ tục, trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân nói chung và người lao động nói riêng.

- Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và gián tiếp của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh tại các loại hình doanh nghiệp,...

Hai là, yêu cầu riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật cho mỗi loại đối tượng. Mỗi người lao động trong từng địa vị, điều kiện, hoàn cảnh và ở mỗi địa bàn, doanh nghiệp khác nhau lại có những nhu cầu hiểu biết pháp luật khác nhau. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ở đây cũng phải cụ thể, phù hợp với từng loại đối tượng.

Từ việc xác định phạm vi, đặc điểm và các mức độ yêu cầu về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có thể thấy rằng: Không thể có một hình thức hay một chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật riêng biệt có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu, nội dung để đạt tới mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra cho mọi đối tượng. Do đó cần phải có sự phối hợp nhiều hình thức, phương tiện, chương trình, mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật của các chủ thể khác nhau để hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật mà nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đề ra.

Nội dung chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật phải bảo đảm tính thống nhất, phổ thông, cơ bản, thiết thực, có hệ thống; phù hợp với nhận thức của người lao động, mục tiêu, ngành nghề sản xuất. Nội dung chú trọng đến những vấn đề như: Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, chế độ tiền lương, lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, luật công đoàn, các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, bên cạnh đó cần quan tâm tuyên truyền luật giao thông đường bộ, luật cư trú, luật khiếu nại, luật tố cáo,…

Những nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa thiết thực đối với người lao động cần tập trung đó là:

- Đối với Bộ luật Lao động tập trung vào chương IV Hợp đồng lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 5/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP; Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư

21/2003/TT-BLĐTBXH. Chương VII về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 195 và một số thông tư có liên quan. Chương VI về Tiền lương và các Nghị định hướng dẫn thi hành như: Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và các thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Chương V về thỏa ước lao động tập thể và các Nghị định hướng dẫn thi hành như: Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 về hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể; Nghị định 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP. Chương VIII kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất và Nghị định 41/CP 06/7/1995 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 41/CP và Thông tư hướng dẫn 93/2002/TT-BLĐTBXH. Chương IX an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động và vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 06/CP. Chương XIV về giải quyết tranh chấp và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 133/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động và có hai thông tư hướng dẫn đó là Thông tư 22/2007/TT-BLĐTBXH và thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007. Bên cạnh những nội dung chi tiết đó thì tập trung phổ biến, giáo dục về quy chế dân chủ trong doanh nghiệp theo Nghị định 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 và Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN và một số hành vi bị xử phạt khi vi phạm pháp luật lao động tại Nghị định 47/2010/NĐ-CP ngày 6/5/2010.

- Về các nội dung của Luật bảo hiểm về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và các thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH,

thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH, thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn Nghị định 127/2008/NĐ-CP. Nội dung chủ yếu tập trung đó là đối tượng tham gia, điều kiện tham gia, mức đóng, các chế độ được hưởng,…

- Luật Công đoàn và Nghị định 133 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành luật công đoàn, chú trọng vào các nội dung như: đối tượng gia nhập, điều kiện thành lập Công đoàn, quyền và trách nhiệm của công đoàn.

- Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo. Những nội dung tập trung như quyền khiếu nại, tố cáo; hình thức đơn khiếu nại, tố cáo; quyền và nghĩa vụ người khiếu nại và quy trình khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết.

- Và một số luật liên quan khác như: luật phòng chống ma túy, luật giao thông đường bộ, luật cư trú,...

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)