Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo vùng sinh thá

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 125 - 128)

- Nônglâm thủy sản

5.3.1. Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo vùng sinh thá

thái

Đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu trồng trọt phải giải quyết được nhu cầu cơ bản về những sản phẩm chủ yếu để đáp ứng cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, như vậy cần có số lượng nông sản hàng hóa lớn. Muốn có số lượng nông sản hàng hóa lớn phải tập trung đầu tư và có các chính sách khuyến kích phát triển sản xuất khai thác tiềm năng của các vùng sinh thái khác nhau.

Đối với huyện Hương Trà có thuận lợi nằm trên 3 tiểu vùng sinh thái khác nhau (như phần điều kiện tự nhiên chúng tôi đã cập), gò đồi, đồng bằng, đầm phá ven biển, vì vậy có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng cây trồng thành những vùng chuyên canh góp phần tăng giá trị sản lượng hành hóa, hướng chuyển đổi.

5.3.1.1. Vùng gò đồi

Với tiềm năng đất đai chưa sử dụng còn khá lớn, phần lớn tập trung ở các xã gò đồi (21.451 ha/ 25.139ha) của toàn huyện, Trong đó đất có khả năng nông nghiệp đang được quy hoạch phát triển các mô hình kinh tế trang trại cho một số loại cây ăn quả, mở rộng diện tích trồng sắn công nghiệp. Đến năm 2005 phát triển 1.200 - 1.500 ha cao su tiểu điền (trong đó diện tích đã

có 590 ha), chuyển đổi diện tích sắn hiện có, kết hợp trồng xen trên diện tích cao su và mở rộng diện tích bằng khai hoang phục hóa để đạt 400 ha sắn công nghiệp có thị trường tiêu thụ ổn định tại địa phương cung cấp nguyên cho nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu của tỉnh. Đồng thời phát triển trồng rừng, giao khoán quản lý bảo vệ những diện tích rừng hiện còn vừa tăng thu nhập cho nông hộ, vừa cải tạo môi trường sinh thái, kết hợp phòng hộ nông nghiệp. Ổn định diện tích lúa 2 vụ để giải quyết nhu cầu lương thực tại chổ nông dân.

5.3.1.2. Vùng đồng bằng

Tập trung khai thác mọi thuận lợi để phát triển cây lương thực bằng biện pháp thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi một số diện tích khoai lang kết hợp diện tích sắn địa phương hiện có sang trồng phát triển vùng nguyên liệu sắn công nghiệp tập trung theo tuyến đường tránh Huế (thị trấn Tứ Hạ đến Tuần), tập trung nâng cao chất lượng rau trên địa bàn các xã vùng ven đô như Hương Hồ, Hương Long, Hương An và các các loại hoa phục vụ nhu cầu thành phố Huế. Diện tích lúa 2 vụ ổn định hàng năm 6.000 ha tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng giống cấp I trên 50% năm. Mở rộng phát triển các loại cây ăn quả đặc sản như bưởi thanh trà, quýt Hương Cần mỗi năm từ 20 - 25 ha thuộc các xã Hương An, Hương Văn và thị trấn Tứ Hạ.

5.3.1.3. Vùng ven biển đầm phá

có 1.062.8 ha diện tích đất trồng cây lương thực, hướng chuyển đổi tập trung chuyển đổi cơ cấu giống tăng năng suất, đồng thời chuyển đổi diện tích lúa 1 vụ (153 ha) gieo cấy thường xuyên bị thiên tai đe dọa, bị nhiễm mặn không ăn chắc, sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình công nghiệp, hình thức chuyên canh và bán chuyên canh có thu nhập ổn định hơn.

Quá trình nghiên cứu mỗi một vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên thuận lợi khó khăn nhất định, nhưng nó thích ứng cho từng loại cây trồng khác nhau, nếu biết kết hợp các biện pháp luân canh, xen canh, rải vụ cây trồng không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn biện pháp cải tạo đất , môi trường sinh thái được cân bằng, sản xuất nông nghiệp bền vững. Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt theo hướng sau.

Các công thức luân canh áp dụng cho một số diện tích đất canh tác của huyện Hương Trà.

* Đất 2 vụ. Diện tích này khá phổ biến. - 2 vụ lúa: + Lúa đông xuân - Lúa hè thu.

- Lúa , 1 màu: + Lúa đông xuân - Đậu đỗ hè thu. + Lúa đông xuân - Lúa hè thu.

+ Lúa đông xuân - Lạc hè thu.

* Đất 3 vụ. Diện tích này không nhiều chủ yếu tập trung ởc các xã Hương Hồ, Hương Long, Hương An, Hương Vân.

- Lúa 2, 1 vụ màu: + Lúa đông xuân - Lúa hè thu - Cây vụ đông.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w