- Quan điểm liên ngành Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng
2. Vốn đầu tư cho sản xuất
Giải quyết về vốn đầu tư cho nông nghiệp cần được xem xét ưu tiên vì đa số các hộ nông dân còn thiếu vốn sản xuất, nhất là vốn đầu tư hỗ trợ cho phát triển ngành nghề và dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp. Chính phủ cần chính sách hỗ trợ cho nông dân sản xuất nhằm giúp đỡ họ về tài chính, kỹ thuật, tri thức và môi trường về kinh tế - xã hội, khuyến khích nông dân sản xuất và giúp họ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chuyển giao kỹ thuật.
Đất nước ta gần 80% dân số ở các vùng nông thôn và khoảng 70% thu nhập của họ từ nông nghiệp [10], tỷ lệ hộ nông dân sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc cao, nhiều hộ còn đang còn loay hoay tìm lối ra cho quá trình chuyển đổi, nhưng vấn chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói. Do nghiều yếu tố, nhưng có bản vẫn thiếu vốn sản xuất, sự hỗ trợ và đầu tư còn quá mỏng cho yêu cầu của sản xuất, hạû tầng cơ sở còn nhiều bất cập, yếu kém, giao lưu trao đổi hàng hóa bị hạn chế.. Tuy nhiên,
mấy năm qua Nhà nước đã tập trung đầu tư thông qua các chương trình quốc gia “xóa đói giảm nghèo” như chương trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 135 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, chương trình 120, các tổ chức tín dụng khác cũng ra đơì như ngân hàng chính sách, quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân và các tổ chức doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa nông - lâm sản. Nhưng cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng.