- Nônglâm thủy sản
4.2.1. Cơ cấu ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng
4.2.1.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng
Trong cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Hương Trà bao gồm 2 nhóm cây chính đó là cây hàng năm và cây lâu năm. Năm 2001 diện tích gieo trồng của huyện Hương Trà chiếm tỷ trọng bằng 13,0% so với tổng diện gieo trồng của toàn tỉnh, trong đó cây hàng năm chiếm tỷ trọng 12,72 % (10232/80.428), cây lâu năm chiếm tỷ trọng 17,65%, (885/5.012), (xem biểu 10).
Với tỷ lệ trên thì Hương Trà là một trong những huyện có diện tích gieo trồng khá lớn trong toàn tỉnh. Trong diện tích cây hàng năm, thì diện tích cây lương thực chiếm tỷ trọng khá cao,
năm 1996 đạt 76,0%, và có xu hướng giảm dần, đến năm 2001 tỷ lệ còn lại 69,13%, từ năm 1996 - 2001 tốc độ giảm bình quân -0,20 % năm. Trong cơ cấu cây lương thực chủ yếu là cây lúa và cây màu, diện tích lúa tăng với tốc độ bình quân 0,67% năm. Năm 1996 tỷ trọng là 83,5%, năm 2001 tăng lên 87,0%, trong khi đó diện tích màu giảm đáng kể, tốc độ giảm bình quân năm tới -4,8%.
Thể hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng có bước thay đổi đáng kể , song diện tích lúa vẫn khá cao xu hướng độc canh cây lúa vẫn còn khá nặng nề ở địa phương do áp lực của nhu cầu về lương thực đối với huyện đang còn khá bức thiết.
Cây thực phẩm cơ cấu diện tích thấp năm 1996 chiếm tỷ trọng 7,8% trong cơ cấu cây hàng năm, đến năm 1999 diện tích giảm do ảnh hưởng của cơn lũ lịch sử và năm 2000 và 2001 diện tích tiếp tục tăng theo tỷ lệ 1,2% và 1,1% so với năm 1996, tốc độ tăng bình quân hàng năm khá cao đạt 4,3%. Nhóm cây thực phẩm chủ yếu là rau các loại, đậu đỗ, nhóm cây này là một phần thu nhập đáng
kể cho nông dân. Là vùng vành đai thành phố Huế có thị trường tiêu thụ ổn định, cây thực phẩm trong những năm 200 và 2001 đã được chú trọng mở rộng diện tích canh tác, nhưng việc quan tâm đầu tư thâm canh đến các loại rau, đậu đỗ cao cấp như: rau sạch, rau chất lượng cao...chưa được chú trọng nên trhu nhập còn hạn chế.
Cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ trọng thấp trong nhóm cây hàng năm, năm 1996 chiếm tỷ trọng 6,4% trong diện tích cơ cấu gieo trồng. Tốc độ tăng về diện tích khá cao đạt 6,7%
năm. Đặc biệt diện tích tăng dần từ năm 1997 đến năm 2001 theo tỷ lệ tương ứng so với năm 1996 là 0,8%, 0,9%, 0,7%, 1,2%, 1,6%, nguyên nhân diện tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng là do khai hoang mở rộng diện tích, mặt khác chuyển đổi một diện tích đất trồng màu sang trồng mía nguyên liệu ở các xã vùng gò đồi và bán sơn địa để cung cấp cho nhà máy đường KCP Ấn Độ. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày của huyện tăng cũng là một nhân tố làm tăng nhanh diện tích chung của toàn tỉnh.
4.2.1.2. Cơ cấu giá trị sản lượng
Về cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây mới chỉ phản ánh về mặt số
lượng và quy mô các nhóm cây trồng của huyện Hương Trà. Song trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng thì mục tiêu quan trọng của các nhóm cây trồng phải đạt được những kết quả cụ thể về sản lượng, giá trị sản lượng và mối tương quan về các loại sản phẩm đó cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Kết quả sản phẩm mới phản ánh đúng đắn vị trí vai trò của từng nhóm cây trồng trong đời sống kinh tế - xã hội qua các giai đoạn của lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Về cơ cấu sản lượng và cơ cấu giá trị sản lượng các nhóm cây trồng thì cơ cấu giá trị sản lượng cây lương thực trong 6 năm qua có chiều hướng giảm dần.
đến năm 2001 tỷ lệ còn 66,96%, nhưng tốc tăng bình quân đạt 1,0% năm. Nhìn chung giá trị sản lượng cây lương thực chiếm tỷ