Cơ cấu trồng trọt theo các vùng sinh thái khác nhau

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 94 - 104)

- Nônglâm thủy sản

4.2.3. Cơ cấu trồng trọt theo các vùng sinh thái khác nhau

tôi đã đề cập, do đất đai, địa hình, thời tiết khí hậu, tập quán canh tác của nhân dân và các yếu tố kinh tế xã hội khác như thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, nhu cầu cuộc sống nông hộ... nên sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của huyện Hương Trà được chia ra 3 vùng sinh thái như sau:

1. Vùng gò đồi miền núi. 2. Vùng đồng bằng.

3. Vùng đầm phá ven biển.

Trên 3 vùng sinh thái của huyện Hương Trà, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng bình quân từ năm 1996 - 2001, được nghiên cứu từng vùng cụ thể sau.

Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt trên 3 tiểu vùng thì cây lương thực tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng chiếm tỷ trọng lớn 78,60% trên tổng diện tích cây lương thực. Vùng đầm phá ven biển tuy chiếm tỷ trọng thấp, nhưng xét về quy mô bình quân trên số xã thì diện tích khá cao tương đương với các xã đồng bằng, cơ cấu chủ yếu là lúa là cây chủ lực duy nhất. Vùng gò đồi diện tích nhỏ manh mún chủ yếu là cây màu lương thực. Vùng gò đồi có lợi thế phát triển cây công nghiệp lâu năm chiếm tới 82,86% (531/640,5) trên tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của toàn huyện. Đây là hướng phát triển đúng đắn và bền vững khai thác được tiềm năng và lợi thế của vùng.

Các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm và cây hàng năm khác tập trung chủ yếu là các xã vùng đồng bằng. Ngoài diện tích lớn gieo trồng cây lương thực ra, quỹ đất đai để phát triển cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày vẫn chiếm tỷ trọng lớn, do có lợi thế về đất đai canh tác, tưới tiêu chủ động, điều kiện giao thông thuận lợi và thị trường tuy chưa chưa lớn nhưng ổn định hơn các vùng khác, vì vậy nông dân tận dụng quỹ đất đai hiện có, đồng thời luân canh cây trồng tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác cao hơn so với các vùng gò đồi, đầm phá ven biển (xen biểu 15).

4.2.3.1. Vùng gò đồi miền núi

Vùng gò đồi miền núi bao gồm 5 xã Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình và Hương thọ, diện tích cây lương chủ yếu là cây màu và lúa, màu chiếm tới 40,4% (năm 2001) trên tổng diện tích cây lương thực. Do đòi hỏi nhu cầu lương thực lớn nên diện tích lúa tăng bình quân tốc độü cao, nhưng diện tích màu xu hướng giảm, tốc độ giảm (-0,86%). Diện tích lúa nước manh mún nhỏ lẽ, chia cắt do tận dụng khe suối để sản xuất, đất gò đồi thiếu nước cằn cổi bạc màu, vì vây sản xuất cây hàng năm dựa vào nước trời là chính. Vùng này thích hợp phát triển cây hàng năm như mía, dứa, lạc, đậu đỗ, sắn, khoai lang và đồng cỏ chăn nuôi. Cần chuyển đổi một số diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu và cây ăn quả các loại (xem biểu 16).

Hiện trạng của vùng đồng bằng là vùng trọng điểm cây lương thực, chiếm tỷ trọng diện tích gieo trồng khá lớn đến 78,60% trong tổng diện tích cây trồng của huyện, trong đó diện tích cây hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao 98,1% (năm 2001). Trong đó cây lương thực là cây trồng chính chiếm tới 65,1%, tốc độ tăng

bình quân diện tích hàng năm có xu hướng (-0,76%), nhưng xét về cơ cấu giá trị sản lượng của cây lương thực tăng 0,27% năm, chứng tỏ năng suất sản lượng của (đặc biệt là cây lúa) đã tăng rõ rệt.

Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày được coi là cây chủ lực thứ 2 sau cây lương thực của huyện, nếu như năm 1996 diện tích là 1.972 ha, chiếm 18,5%, thì năm 2001 tăng lên 1.972 ha, chiếm 24,2%, tốc độ tăng bình quân hàng năm tới 6,58%, giá trị sản lượng tăng tốc độ cao 4,06% năm. Cơ cấu diện tích và giá trị sản lượng giữa các nhóm cây trồng của vùng đồng bằng đã có thay đổi khá rõ nét, giá trị sản lượng của các nhóm điều tăng nhưng ở mức độ khác nhau, rõ ràng cơ cấu cây trồng đã từng bước có chuyển đổi tích cực (xem biểu 17).

Diện tích cây thực phẩm và công nghiệp ngắn ngày tập trung vào vùng tiếp giáp với các gò đồi chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cây trồng hàng năm. Tuy vậy, nhưng năng suất của cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày vãn còn thấp, giá trị sản lượng hàng hóa chưa cao. Đặc biệt là những cây vốn là thế mạnh thị trường tiêu thụ khá ổn định nhưng việc thâm canh đầu tư tăng năng suất chưa được quan tâm đúng mức

để trở thành một vùng nông sản hàng hóa tập trung. Trong diện tích cây hàng năm có cơ cấu diện tích cây hàng năm khác, tuy diện tích không lớn song cần phải được chuyển đổi và mở rộng diện tích để phát triển thành vùng chuyên canh hoa phục vụ mang đậm dấu ấn và phong cách Huế phục vụ nhu cầu tiêu dụng của nhân dân trong những ngày lễ, tết, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng các loại cây khác.

Cây ăn quả diện tích thấp, đặc biệt cây bưởi thanh trà phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Hương Trà, nhưng diện tích quá nhỏ còn manh mún, phân tán, sản lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường, đặc biệt là khách du lịch. Cần tăng cường chuyển đổi diện tích vườn tạp, đất phù sa thành những vùng chuyên trồng bưởi thanh trà có giá trị kinh tế cao.

4.2.3.3. Vùng đầm phá ven biển

Huyện có 2 xã đầm phá ven biển là Hương Phong và Hải dương diện tích gieo trồng không lớn, song trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ trọng cao bằng 14,93% diện tích lương thực của toàn huyện. Diện tích lương thực chiếm vị trí quan trọng 97,32% trồng cây lương thực. Cây lương thực chủ yếu là lúa và cây khoai lang. Ngoài diện tích lúa nước gieo cấy 2 vụ còn lại là diện tích cây lúa 1 vụ (lúa cưỡng), vụ hè thu do không chủ động được nguồn nước bỏ hoang hóa. Các loại cây công nghiệp ngắn dài và ngày, cây thực phẩm diện tích không đáng kể, chủ yếu trồng ớt, rau đậu phục vụ nhu cầu tiêu

dùng của các hộ gia đình là chính, (xem biểu 18).

Ở đây có lợi thế chỉ phát triển trồng lúa hầu như là cây trồng chính, ngoài ra ở vùng cát có phát triển thêm một số diện tích khai lang và rau đậu nhưng không lớn. Đồng thời một số diện tích lúa một vụ (lúa cưỡng) ở vùng thấp trũng năng suất thấp chuyển sang nuôi trồng thủy sản như thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa. Theo báo cáo của sở Thủy sản nếu như một ha nuôi quảng canh tôm, cua và các loại cá sau khi trừ các chi phí giống, vật liệu che chắn cho thu nhập bình quân từ 18 - 22 triệu đồng/ha/vụ.

Qua nghiên cứu thực trạng về chuyển đổi cơ cấu trồng trọt của huyện Hương trà giai đoạn từ năm 1996 - 2001 theo các tiểu vùng sinh thái trên cơ sở dụng đất nông nghiệp và một số công thức luân canh cây trồng hiện đang được áp dụng phổ biến, việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt cũng phản ảnh nét đặc trưng của từng vùng đó. Đồng thời trên cơ sở phát huy các mặt thuận lợi về khí hậu thời tiết và điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội khác, việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt ở đây cũng đã đạt được những kết quả nhất định về sử dụng đất đai và tổ chức sản xuất, tạo ra được lượng nông sản đáng kể góp phần phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh.

Biểu 18 Vùng đầm phá

Để quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt vừa khai thác được tiềm năng lợi thế của mỗi vùng vừa có hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất, thì cần có những giải pháp kinh tế và tổ chức sản xuất phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 94 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w