Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 140 - 148)

I. Lúa ĐX Lúa HT Cây vụ đông

2. Cây CN lâu năm 885,0 7,94 145,0 16,32 242,

5.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế

5.4.2.1. Chính sách tài chính, tín dụng

Một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt là phải có vốn đầu tư

thực hiện. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ các tổ chức tín dụng, tài chính. Các tổ chức này phải có cơ chế thông thoáng để các hộ nông dân tiếp cận được với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thuận lợi cho việc vay vốn. Trong nhiều năm qua Nhà nước đã có nhiều chương trình thông qua các tổ chức tín dụng, giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là vốn vay ưu đãi như chương trình 120, chương trình 327, nhưng định mức cho vay còn thấp và chỉ dừng lại ở mức xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm là chính, hiệu quả sử dụng vốn vay còn rất thấp.

Để có cơ chế tạo động lực thúc đẩy cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế mạnh dạn vay vốn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt các tổ chức tín dụng, ngân hàng phải có cơ chế chính sách thông thoáng, thủ tục đơn giản tránh những phiền hà để động viên các nông hộ mạnh dạn vay vốn đàu tư thâm canh tăng suất. Thực tế trong những năm qua tỉnh đã có những cơ chế chính sách cho nông dân vay vốn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, nhưng mức vay vốn còn quá thấp thủ tục còn phức tạp nên việc tiếp cận giữa các hộ gia đình với các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế, mặt khác nhiều hộ nông dân vay vốn sử dụng không đúng mục đích, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng không giám sát được mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân, nên việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt chuyển biến còn chậm. Mặt khác các tổ chức tín dụng ngân hàng vay vốn giải quyết vốn chủ yếu tập trung vào vốn vay ngắn hạn, trung hạn và mức cho vay còn eo hẹp nên chưa năng

động và thiếu sự đầu tư ổn định. Vì vậy việc sử dụng vốn vay với định mức thấp cũng khôngđáp ứng được cho nhiều đối tượng vay, nhất là các hộ nông dân nghèo ở những vùng khó khăn ở gò đồi, đầm phá ven biển mà bản thân người sản xuất cũng thiếu vốn.

Trước yêu cầu phải đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đòi hỏi chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung, lĩnh vực tín dụng, ngân hàng phải có những chính sách và đổi mới tăng tỷ trọng cho vay đối với những cây nguyên liệu cho công nghiệp, cây thực phẩm, giảm dần tỷ trọng cho vay cây lương thực. Tăng mức đầu tư cho vay trung hạn và dài hạn, giảm cho vay ngắn hạn.

Đối với huyện nghèo còn nhiều khó khăn như Hương Trà việc huy động vốn trong dân rất khó khăn, giải pháp về vốn cho vay phải dựa vào vốn tín dụng của Nhà nước là chính. Để đồng vốn cho vay đạt hiệu quả đúng mục đích phải phân loại đối tượng cho vay hoặc hỗ trợ về vốn tập trung đầu tư tập trung đầu tư cho sản xuất có hiệu quả. Các tổ chức tín dụng thương mại, tổ chức ngân hàng thương mại phải đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản suất và doanh nghiệp đã tham giá ký kết hợp đồng kinh tế theo lãi suất thõa thuận với điều kiện thủ tục thuận lợi. Người sản xuất, doanh nghiệp được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

nông sản có dự án sản xuất, chế biến các hàng hóa nông sản nông sản có chính sách được hưởng các hình thức đầu tư Nhà nước từ quỹ hỗ trợ phát triển.

Đối với những vùng khó khăn vì mục tiêu chiến lược và lợi thế lâu dài cần có chính sách cấp hỗ trợ cho các khâu như chi phí làm đất, hỗ trợ giống và trợ cước, trợ giá vận chuyển hàng hóa để hộ nông dân mạnh dạn thay đổi hẳn tập quán sản xuất chuyển sang sản xuất các loại cây trồng theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có tính hàng hóa cao.

Trong giải pháp kinh tế để chuyển đổi nhanh cơ cấu trồng trọt vốn đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế có vốn hoạt động thì giải pháp về chính sách đất đai lại đóng vai trò quyết định.

5.4.2.2. Giải phaúp về chính sách đất đai

Một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt, các nông hộ chủ động lựa chọn loại cây trồng phù hợp với cơ cấu chuyển đổi đáp ứng được với yêu cầu thị trường, phải tổ chức giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân theo theo tinh thần Nghị định 64/CP của Chính phủ, kết hợp với chính sách “dồn điền, đổi thửa” để các hộ nông dân và các tổ chức kinh tế có điều kiện chuyển đổi nhanh cơ cấu trồng trọt và có khối lượng nông sản hàng hóa lớn và tập trung hơn.

Đối với huyện Hương Trà đất chưa sử dụng còn khá lớn chiếm chiếm 48% diện tích tự nhiên của toàn huyện và phần

lớn tập trung ở vùng gò đồi, điều kiện đi lại khó khăn, cần được khai hoang mở rộng diện tích để canh tác, vì vậy cần có chính sách thỏa đáng để động viên các tổ chức kinh tế mạnh dạn nhận đất, đầu tư khai hoang xây dựng các mô hình kinh tế trang trại mở rộng diện tích cây công nghiệp. Tuy việc giao quyền sử dụng đất đai đã được phân cấp cho UBND huyện chịu trách nhiệm, nhưng nội dung này đối với Hương Trà còn chậm triển khai, vì vậy trong những năm tới cần đẩy nhanh tốc độ giao quyền sử đất để nông dân có cở sở pháp lý được vay vốn phát triển mạnh cây cao su tiểu điền, đồng thời mở rộng vùng nguyên liệu sắn công nghiệp mà trong phương hướng chúng tôi đã trình bày.

Bên cạnh trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân huyện cần phải nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai như cần phải có quy hoạch sử dụng đất cụ thể chi tiết như quy hoạch cho các khu dân cư, quy hoạch cho vùng phát triển cây công nghiệp, quy hoạch cho vùng cây thực phẩm, sắn công nghiệp...đây là nội dung quan trọng để đề ra các chính sách khác thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo đúng hướng. Trong thực trạng chúng tôi đã trình bày trên, đối với đất vườn của Hương Trà khá lớn 1.308,66 ha, bình quân 0,0117 ha trên đầu người là khá lớn, nhưng thu nhập từ kinh tế vườn còn trất thấp, vì vậy cần đẩy mạnh khuyến kích các hộ gia đình vay vốn đầu tư để khai thác tiền năng đất đai vốn là những quỹ đất khá màu mỡ chuyển đổi bằng cách bổ sung tập đoàn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, vừa tăng hiệu quả sử dụng đất,

đồng thời cung cấp hoa quả đặc sản của địa phương cho thị trường.

Như vậy chính sách đất đai là một trong những yếu tố quan trọng là động lực để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt nhanh có hiệu quả đúng mục tiêu.

5.4.2.3. Giải pháp về thị trường và chế biến tiêu thụ sản phẩm

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Hương Trà nói riêng đã có những kinh nghiệm về vai trò tác động của thị trường đối với nông sản hàng hóa. Đó là chương trình mía đường, mỗi khi thị trường bị thu hẹp, hoặc sản xuất hàng hóa không gắn với thị trường thì việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt khó thực hiện. Muốn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt nhanh hay chậm vai trò thị trường quyết định. Trong thực trạng chúng tôi đã nêu một trong những yếu tố tăng diện tích mía của những năm 1998 - 2000 lên cao là do thị trường tiêu thụ ổn định, một khi thị trường thu hẹp thì dù có các chính sách như vai trò tổ chức quản lý điều hành vĩ mô của Nhà nước, chính sách tín dụng đầu tư ưu đãi, sử dụng đất đai hợp lý, thì việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt sẽ khó khăn và không thực hiện được. Vì vậy, Nhà nước cần phải nghiên cứu giúp đỡ nông dân tìm thị trường vừa cả đầu ra như vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu...thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách bảo trợ giá nông sản cho nông dân khi thị trường có sự biến động. Phải có hướng dẫn cho họ cả về việc xác

định mức cung, mức cầu về một số nông sản nào đó và cần phải tính toán một cách chi tiết. Trong điều kiện cơ chế thị trường vị trí người mua và người bán đã thay đổi từ chỗ người bán có quyền quyết định, thì nay người mua trở thành “thượng đế”. Sự thay đổi đó làm cho người nông dân ít quan tâm và cũng không thấy rõ vị trí của mình dẫn đến tình trạng “cực đoan” làm cho sản phẩm sản xuất ra tiêu dùng lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí ứ đọng, hư hỏng thất thoát do thị trường gây ra. Việc nghiên cứu tìm hiểu và tiếp cận thị trường là việc làm không thể thiếu được trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong chuyển đổi cơ cấu trồng trọt lại vô cùng quan trọng. Thị trường quyết định sự tồn tại hay phá sản của một doanh nghiệp. Trong điều kiện chuyển nền sản xuất hàng hóa thì công việc tiếp thị tìm thị trường tiêu thụ là công việc thường xuyên của các doang nghiệp các nhà tổ chức quản lý kinh doanh nhất là các cơ quan thương mại, xuất nhập khẩu giúp đỡ nông dân tiếp cận với thị trường là quan trọng.

5.4.2.4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Việc phát triển sản xuất hàng hóa luôn gắn liền với hệ thống cơ sở hạ tầng. Đối với các vùng đồng bằng, ven thành phố cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư và phát triển trong nhiều năm nay như chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn và chương trình xây dựng hệ thống giao thông cho các vùng nguyên liệu được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển giao lưu hàng hóa nhanh và hiệu quả. Có thể nói trong nhiều năm qua hệ thống giao

thông nông thôn Hương Trà đã có bước chuyển biến tích cực, 100% các xã đã có đường giao thông đến trung tâm xã được đầu tư bằng nhiều chương trình khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng các tuyên sđường giao thông còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa lớn. Một trong những yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu trồng trọt là sản xuất mang tính hàng hóa cao, sản lượng lớn và tập trung, trong điều kiện các vùng sản xuất phần lớn tập trung ở gò đồi, việc vận chuyển đường thủy không thể thực hiện đươc. Vì vậy, ngoài việc khai thác các tuyến đường hiện có cần tập trung đầu tư khai thác tuyến đường tránh Huế từ thị trấn Tứ Hạ đến cầu Tuần, nối liền khu công nghiệp Phú Bài và cảng biển nước sâu Chân Mây và quốc lộ 49 A lưới - Thuận An. Đồng thời nâng cấp tuyến đường nội vùng các tuyến liên huyện, liên xã tạo nên huyết mạch giao thông kép kín thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa tập trung.

Bên cạnh việc tăng cường đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng là gải pháp không thể thiếu trong chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ của huyện cần phải được nâng cấp và xây dựng mới để phục vụ chủ động tưới tiêu hơn 6.000 ha lúa 2 vụ và cây công nghiệp, cây thực phẩm trên địa bàn. Hệ thống các trạm bơm điện cần tiến hành phân cấp cho các địa phương quản lý sử dụng và khai thác, các trạm bơm dầu hàng năm cần được đầu tư để thay thế bằng trạm bơm điện nâng cao ăng lực tưới tiêu cho cây trồng. Đồng thời tăng nguồn nước dự trữ cho các hồ

chứa như nâng cấp hồ Thọ Sơn, xây mới hồ khe Ngang, nạo vét hói 7 xã, hói 5 xã cung cấp nước cho vùng gò đồi và các xã trọng điểm phía Tây của huyện.

Song song với việc nâng cấp xây dựng các công trình hạ tâng giao thông, thủy lợi, cần quan tâm đến đầu tư mạng lưới chế biến thủ công vừa và nhỏ như xây dựng các xưởng chế biến mủ cao su, lò đường thủ công, máy ép dầu lạc... là những biện pháp hữu hiệu góp phần trực tiếp, phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà còn là điều kiện làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn, tăng cường mối liên kế giữa công nghiệp - nông nghiệp và các ngành khác. Có như vậy mới tiến hành chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt đạt được mục tiêu và hiệu quả kinh tế như ý muốn của luận án nghiên cứu.

5.4.2.5. Giải pháp về bố trí sắp xếp dân cư

Đối với huyện Hương Trà phân bố dân cư không đồng điều, mật độ dân số của các xã đồng bằng khá cao, ngược lại các xã vùng gò đồi mật độ lại thấp, trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn. Muốn chuyển đổi nhanh cơ cấu trồng trọt cần phải có nhu cầu lao động, vì vậy cần bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động phù hợp, theo phương thức “chân đồng, chân đồi” vừa khai thác nhu cầu lao động tại chỗ, đồng thời giải quyết được sức ép công ăn việc làm cho nông dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 140 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w