Nhóm giải pháp về điều hành tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 137 - 140)

I. Lúa ĐX Lúa HT Cây vụ đông

2. Cây CN lâu năm 885,0 7,94 145,0 16,32 242,

5.4.1. Nhóm giải pháp về điều hành tổ chức sản xuất

Cần tăng cường vai trò quan rlý Nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt. Thực tiễn để chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt một cách đồng bộ nhất quán, trong điều kiện ruộng đất được giao khoán lâu dài cho nông dân, sản xuất theo cơ chế thị trường thì việc tổ chức, việc điều hành chỉ đạo sản xuất của các ngành chuyên môn, của các cấp quản lý vĩ mô vô cùng quan trọng. Thực tế trong điều kiện ở địa phương việc triển khai từ tỉnh đến các hộ gia đình, đặc biệt ở địa phương không còn tồn tại các HTX hoặc có thì nội

dung hoạt động đã thay đổi, việc chỉ đạo trực tiếp đến từng nông hộ còn nhiều bất cập và lúng túng. Trong điều vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh và làm dịch vụ nông nghiệp chưa được phát huy. Các nông hộ sản xuất nông nghiệp chậm đổi mới còn chưa khảng định được vai trò chủ động sản xuất của mình mà còn trông chờ vào Nhà nước.

Vì vậy, hệ thống tổ chức sản xuất nông nghiệp cần phải đưọc đổi mới thông suất từ quan lý vĩ mô đến vi, từ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND huyện (phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn), cho đến các HTX hoặc các tổ chức sản xuất và hộ gia đình. Đổi mới quan hệ phối hợp giữa các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp, trung tâm khuyến nông và các tổ chức dịch vụ. Mối quan hệ cung ứng đầu vào và đầu ra giữa các doanh nghiệp và các dịch vụ, các cơ sở sản xuất các xí nghiệp chế biến chế biến với các nông hộ hoặc các chủ trang trại.

Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND huyện (phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn), Trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật với hộ nông dân là quan hệ quản lý Nhà nước tổ chức chỉ đạo, định hướng sản xuất.

Đối với tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp với hộ gia đình hoặc chủ trang trại là quan hệ hợp đồng kinh tế, giữa đầu vào là vốn sản xuất kinh doanh, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...Và đầu ra là nông sản hàng hóa.

Trong quan hệ giữa quản lý Nhà nước điều hành chỉ đạo và quan hệ thông qua hợp đồng kinh tế cũng là mục tiêu thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu trồng trọt là nâng cao năng suất cây, chất lượng và sản lượng cây trồng đáp ứng được mục tiêu chung của ngành, đồng thời là mục tiêu của từng nông hộ và từng tổ chức và doanh nghiệp, mỗi đơn vị hay tổ chức cá nhân lấy thước đo giá trị kinh tế để đánh giá mối quan hệ đó. Ngoài hai mối quan hệ trên, đối với các nông hộ là đơn vị tự chủ chưa thể giải quyết được những rủi ro lớn trong ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng như thiên tai hạn hán, lụt bão thường xuyên đe dọa, việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở cho sản xuất cần có trợ giúp của Nhà nước mới tạo điều kiện để họ yên tâm sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt tạo thu nhập lớn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đây được coi là chủ trương và chính sách của Nhà nước để tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.

Đối với chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo mô hình kinh tế hộ gia đình và các thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất, vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước tham gia vào các khâu như trong quá trình sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ. Như vậy các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đầu vào và đầu ra cho nông hộ. Mô hình này đã được Nhà nước cụ thể bằng thể chế tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính

sách khuyến kích và quy định hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đây là chính sách tạo hành lang pháp lý gắn quyền lợi giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tạo sự yển chuyển năng động sản xuất kinh daonh giữa doang nghiệp và hộ nông dân.

Hình thức tổ chức theo mô hình các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, theo cung cách cũ không còn phù hợp, được thay thế theo các hình thức mới năng động và sáng tạo hơn, thích ứng với cơ chế quản lý mới. Các hình thức hợp mới cũng được hình thành như hợp tác dịch vụ, các hội làm vườn, hội sinh vật cảnh, hội chăn nuôi...và các tổ chức bảo hiểm sản xuất được khuyến kích phát triển và ra đời theo nguyên tắc thật sự tự nguyện, vì quyền lợi của từng hộ nông dân, quản lý dân chủ, không làm mất đi vai trò tự chủ kinh doanh của kinh tế hộ. Một hộ nông dân, một người có thể tham gia nhiều tổ chức khác nhau, không phụ thuộc vào địa giới hành chính và quan hệ giữa các tổ chức như thể bình đẵng, thỏa thuận trên cơ sở các hợp đồng kinh tế. Các hình thức tổ chức đa dạng, hiệu quả sẽ khơi dậy các thành phần kinh tế chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tác động tích cực trở lại để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu trồng trọt nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w