Cây công nghiệp dài ngày

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 46 - 48)

Trong thời gian qua tỉnh đã tập trung đầu tư nhiều nguồn lực để đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp dài ngày nhằm tạo chuyển biến trong cơ cấu trồng trọt. Cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, quế được coi là những cây công nghiệp chủ lực phù hợp với vùng gò đồi, miền núi của tỉnh, nhưng do trình độü dân trí còn thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, đầu tư còn hạn chế, nên diện tích phát triển chưa nhiều.

Từ năm 1993, cây cao su đã được đưa vào trồng mới ở một số vùng trọng điểm có tiềm năng về đất đai như Nam Đông, Phong Điền và Hương Trà, và được coi là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhưng bước đầu do chưa có kinh nghiệm chỉ đạo, kỹ thuật trồng và các chính sách đầu tư chưa đồng bộ, nên một số diện tích phát triển kém. Từ năm 1998 đến nay, chủ trương của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển cây cao su, gắn với việc giao đất lâu dài cho nông dân, những năm gần đây diện tích cao su được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, một số diện tích đã được khai thác bước đầu cho hiệu quả kinh tế và thực sự là cây chủ lực của vùng gò đồi miền núi. Diện tích cao su hiện có 2.135 ha (năm 2001) [23], theo quy hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm đưa diện tích cao su vào trồng mới từ 500 - 1.000 ha, nâng diện tích cao su tiểu điền đến năm 2005 đạt 4.000 ha.

Cây hồ tiêu trước đây chỉ phát triển tự phát, trồng manh mún rải rác trong các vườn hộ gia đình ở huyện Nam Đông là chủ yếu, được coi là cây thu nhập thêm từ kinh tế vườn. Trong

những năm gần đây, do nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh và là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được khuyến kích phát triển mạnh ở vùng gò đồi. Một số địa phương trong tỉnh đã tổ chức xây dựng theo mô hình kinh tế vườn đồi, diện tích đó đã tăng mạnh, năm 1995 diện tích 66 ha, đến năm 2001 diện tích đạt 151 ha, tăng 2,28 lần [23].

Cây cà phê được thí điểm trồng từ năm 1995 với diện tích hơn 24 ha tại huyện A Lưới, quá trình nghiên cứu cho thấy nó sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đất đai của một số vùng ở A lưới, đến năm 1998 tăng lên 240 ha, do các hộ gia đình và các doanh nghiệp trồng. Cũng như cây cao su, do chưa nắm vững trình độ kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên diện tích chết khá lớn, đến năm 2000 diện tích còn lại 115 ha, tăng lên 151 ha vào năm 2001, năm 2002 tăng lên 504 ha. Hiện nay cây cà phê đang được tiếp tục phục hồi, trồng đại trà, được coi là cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao của vùng A lưới (nguồn Báo cáo năm 2002 của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế).

Quá trình chuyển đổi, phát triển cây công nghiệp dài ngày trên một số vùng trọng điểm là hướng đúng của tỉnh, góp phần từng bước phá thế độc canh cây lương thực của tỉnh, tạo thêm việc làm cho người lao động, tiềm năng đất đai được khai thác hợp lý, có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong thời gian tới tiếp tục phát triển theo xu hướng tăng nhanh diện tích trồng mới, kết hợp khai thác chế biến mủ cao su cho

những diện tích đã đến chu kỳ khai thác, đồng thời phát triển diện tích cây cà phê tập trung từ 2.000 - 2.500 ha ở Alưới, kết hợp giữa sản xuất , chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w