Kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 104 - 106)

- Nônglâm thủy sản

4.3.1. Kết quả sản xuất

Kết quả sản xuất của cây trồng thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu là năng suất, sản lượng của cây trồng. Ở mỗi địa phương trong những điều kiện sản xuất khác nhau thì các chỉ tiêu kết quả sản xuất cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt không thể khẳng định được ngay là cây trồng nào khi đưa vào sản xuất cũng có thể cho ngay năng suất và sản lượng cao như mong muốn, mà trong những trường hợp cụ thể của từng nơi có thể phải thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt theo một mục tiêu lâu dài. Vì vậy việc đánh giá năng suất, sản lượng cây trồng của huyện Hương Trà trong thời gian qua cho thấy có một số loài cây mới chỉ phản ảnh giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng chưa phản ảnh hết bản chất của nó nên cần có thời gian dài mới thấy được hiệu quả của nó.

Kết quả về năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính của huyện Hương Trà nói chung trong thời gian qua còn thấp, (chúng tôi đã đề cập cây lương thực trong phần 4.2.3.1

biểu 13) việc đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây

trồng chưa được quan tâm vì vậy hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa có một chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Muốn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt

thì phải tổ chức khảo nghiệm chọn được những loài cây thích hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện để tăng năng suất và sản lượng,

vừa là mục tiêu đồng thời vừa giải quyết quy mô số lượng số lượng sản phẩm trong điều kiện hình thành thị trường hàng hóa nông sản trong tỉnh và xuất khẩu.

Nền kinh tế sản xuất hàng hóa trên phạm vị của một huyện cần phải gắn chặt với kinh tế hàng hóa của tỉnh để khai thác phát huy lợi thế của huyện phát triển thành những vùng tập trung chuyên canh, không thể manh mún mỗi thứ một ít chỉ đủ chào hàng hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Kết quả nghiên cứu ( phụ biểu 02) tuy còn nhiều hạn chế, song thực trạng trong những năm qua sản lượng cây trồng đã đóng góp không nhỏ vào khôi phục và phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt là cây lương thực mà chủ yếu là lúa đã có những bước tiến khá dài một mặt góp phần cải thiện đời sống nhân dân, mặt khác đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh. Thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu trồng trọt nói riêng những năm qua bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung như mía, lạc, cao su...cung cấp nguyên liệu cho phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Việc đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu trồng trọt của huyện Hương Trà không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu về số lượng mà phải nghiên cứu cụ thể các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, mới là thước đo của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh của ngành trồng trọt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w