- Dân số phi nông nghiệp 31.514 29,0 32.887 29,5 33.775 29,
3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
3.2.3.1. Giao thông
Hương Trà có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường sắt Bắc Nam đi qua địa phận huyện 19 km, có ga Văn Xá, đường bộ quốc lộ 1A, quốc lộ 49, các tỉnh lộ 8, 12B và đường Quốc phòng nối Hương phong - Hương Bình - Hương Vân. Đặc biệt tuyến đường quốc lộ 1A tránh thành phố Huế có chiều dài 18,5km, từ thị trấn Tứ Hạ nối với cầu Tuần Hương Thọ đi qua các xã gò đồi là một thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của huyện.
Giao thông nông thôn ở các xã đồng bằng khá phát triển, và từng bước đang được bê tông hóa theo chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn, có 50% đã được bê tông hóa. Một số xã vùng gò đồi và vùng biển còn khó khăn, đường còn cấp phối, mặt đường còn hẹp nên xe cơ giới đi lại trong mùa mưa còn khó khăn. Có 14/15 xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã.
3.2.3.2. Thủy lợi
Các công trình thủy lợi đã được quan tâm đầu tư để phục vụ sản xuất, từng bước được nâng cấp và phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho thâm canh tăng vụ, chủ động được tưới tiêu cho diện tích canh tác 1.900 ha, góp phần cải tạo môi trường sinh thái.
Trong 6 năm 1996 - 2000 và 2001, toàn huyện đã đầu tư xây dựng mới 9 trạm bơm điện, đua số trạm bơm điện lên 23 trạm, nâng tổng số trạm bơm điện và dầu của toàn huyện lên 38 trạm. Toàn huyện có 164 Km kênh nương tưới tiêu cấp I, II, III và 12 km đê biển thguộc địa phận xã Hải Dương và Hương Phong nhằm mục đích ngăn nặm từ phá Tam Giang xâm nhập vào đồng ruộng. Trong các năm 1999, 2000 và 2001thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương giữa “Nhà nước và nhân dân cùng
làm” đã kiên cố hóa được 25 km kênh các loại, nâng cấp một
số hồ chứa để giữ nước như hồ khe Ngang, Thọ Sơn, hồ khe Bội và các cống lấy nước từ sông Hương và sông Bồ. Đồng
thời xây dựng được 3,8 km kè chống sạt lỡ xâm thục của sông như kè Hải Cát, kè Tứ Hạ sông Bồ, kè Hương Xuân, Hương Vinh, cải tạo được 140 ha đồng ruộng bị cát lấp sau lũ lụt.
Qua số liệu của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các công trình thủy lợi đã chủ động tưới cho hơn 2.636 ha, lúa đông xuân và hè thu (trong đó có 1.186 ha tưới bằng bơm dầu) so với diện tích gieo cấy lúa đạt trên 86,6%. Diện tích tiêu úng chủ động 200 ha đạt 85% so với diện tích gieo cấy.
Do đó yêu cầu công tác thủy lợi phải có những giải pháp thích hợp như xây dựng các hệ thống các trạm bơm điện cố định để thay thế dần các trạm bơm dầu công suất nhỏ, manh mún, gây ô nhiễm môi trường. Về nguồn nước quy hoạch xây dựng các hồ đập giữ trữ nguồn nước chủ động tưới các vùng gò đồi niềm núi.
3.2.3.3.- Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp
tỉnh cho thấy, thông qua một số chỉ tiêu công nghiệp hóa, sinh học hóa, điện khí hóa của huyện Hương Trà so sánh với toàn quốc [19] như sau:
Biểu 7. Một số chỉ tiêu phản ánh trình độ sản xuất và đổi mới công nghệ
Chỉ tiêu Đơn Năm 2001 Năm 2001
Hương Trà Cả nước
1. Phần % xã có:
- Máy kéo 12 CV % 62,89 60,19
- Dưới 12 CV % 35,22 76,33
- Máy xay xát lúa % 100,00 95,19
- Máy tuốt lúa % 79,89 81,52
2. Số máy trung bình:
- Máy kéo trên 12 CV cái/xã 10,33 13,45
- Dưới 12 CV cá/xã 5,98 38,17
- Máy xay xát lúa cái/xã 19,56 14,01
- Máy tuốt lúa cái/xã 76,92 88,88
- Trâu bò cày kéo hộ/con
3. Phần trăm số hộ dùng điện % 87,3 60,00 4. Điện tiêu thụ bình quân đầu
người
Kwh 34,0
Nguồn số liệu điều tra mức sống cả nước - Viện chiến lược Kinh tế Bộ KHĐT
Mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp của huyện Hương Trà còn thấp, năm 2001, gần 63% số xã có máy kéo công suất trên 12 CV và khoảng 35% số xã có máy kéo công suất dưới 12 CV. Tuy vây, số máy kéo trung bình của xã còn thấp (10,3 máy/xã) so với trung bình cả nước là 13,45 máy./xã, việc sử dụng máy móc vào khâu thu hoạch và chế biến nông sản còn hận chế, chủ yếu vẫn là thủ công. Bình quân trên đầu người về cơ giới hóa trong nông nghiệp., trong khâu trồng trọt lại càng
thấp.
Toàn huyện đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, và có 87,3% số hộ sử dụng điện, cao hơn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước. Tuy vây, điện sử dụng đầu người còn thấp, chủ yếu cho thắp sáng sinh hoạt, sử dụng vào chế biến sản xuất còn thấp.
Nhìn chung về tình hình công nghiệp hóa, điện khí hóa của huyện Hương Trà có nhiều thuận lợi, bước đầu đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào khâu làm đất, điện khí hóa toàn xã thuận lợi cho phát triển chế biến nông sản hàng hóa.
Khó khăn do địa hình chia cắt nhiều, đồng ruộng hẹp nên cơ giới hóa cao còn hạn chế, việc sử dụng máy móc vào khâu thu hoạch còn ít nên ảnh hưởng đến chu kỳ luân canh cây trồng.
3.2.3.4. Bưu chính viễn thông và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Bưu chính viễn thông
Hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn của huyện được phát triển nhanh, bình quân cứ 100 người dân có 1 máy điện thoại, tăng gấp 5 lần so với năm 1995. Các hoạt động bưu chính cũng được tăng cường, báo chí sách các loại cũng được phát hành nhanh rộng rãi đến các địa bàn trong toàn huyện. Hoạt động của bưu chính viễn thông đã đáp ứng được nhu cầu đời sống văn hóa - xã hội cho nhân dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí của nhân dân.
Hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp
Các loại hình dịch vụ nông nghiệp như vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp ... ở huyện Hương Trà cũng phát triển nhưng chưa phân bố điều, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho nông hộ sản xuất. Tuy nhiên, các dịch này phần lớn tập trung vùng đồng bằng, còn vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế chưa khịp thời đáp ứng được nhyu cầu của nông dân.
Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.
Hương Trà là huyện có vị trí khá thuận lợi, tài nguyên đa dạng, thời tiết thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp nhiệt đới, có hiệu quả, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp. Đất canh tác còn khả năng chuyển đổi và mở rộng để trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác như dưa, sắn công nghiệp, lạc... Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm dồi dào, đảm bảo cho xây dựng các công trình thủy lợi phục phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa. Nguồn nhân lực lao động dồi dào, hệ thống dịch vụ cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thuận lợi.
Tuy nhiên, có một số khó khăn do bất lợi thời tiết, khí hậu, hậu quả của chiến tranh để lại nên môi trường bị ảnh hưởng
và suy thoái. Địa hình hẹp, dòng sông ngắn khó khăn cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Đất đai phần lớn nghèo chất dinh dưỡng, hàm lưọng NPK và mùn trong đất thấp, độ chua cao, đất cát thường bị nhiễm mặn nên năng suất cây trồng thấp. Nhưng thuận lợi là cơ bản, cho phép huyện Hương Trà phát triển nền nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng một cách bền vững, phù hợp với cơ cấu chung của tỉnh.
Chương 4