Tình hình đất đai, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 60 - 65)

- Vùng đầm phá ven biển: gồ m2 xã Hương Phong và Hả

f. Một số chỉ tiêu hiệu quả :

3.2.1. Tình hình đất đai, thổ nhưỡng

Trên địa bàn huyện Hương Trà có 12 loại đất chính. Trong đó đất đỏ vàng trên đá sét có 20.319,4 ha, chiếm 39,01% và đất đỏ trên đá Granit có 10.913,7 ha, chiếm 20,95% tổng diện tích. Hai loại đất này chủ yếu phân bổ ở các xã thuộc vùng gò đồi, miền núi và một phần nhỏ ở các xã giáp ranh với vùng gò đồi như Hương Hồ, Hương Vân, Hương An, phù hợp với trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu và các loại cây ăn quả, dứa, mía.v.v...

Biểu 1. Tổng hợp các loại đất theo nguồn gốc phát sinh

Loại đất Ký hiệu Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số 52.089.5 100.00 1. Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 20319.4 39.01 2. Đất đỏ vàng trên đá Granit Fa 10913.7 20.95

3. Đất biến đổi do trồng lúa Lp 5938.8 11.40

4. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 3669.5 7.04

5. Sông suối ao hồ 3389.7 6.51

6. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm

Pb 2495.2 4.79

7. Đất bạc màu trơ sỏi đá E 2101.1 4.03

8. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1829.9 3.51

9. Đất phù sa ít được bồi đắp hàng năm

Pi 630.5 1.21

10. Đất cát C 537.4 1.03

11. Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm

Pk 142.4 0.27

12. Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ

F 121.9 0.23

Nguồn: Quy hoạch đất trồng cây công nghiệphuyện Hương Trà năm 2001

Trong đó đất đai của huyện Hương Trà được phân theo các vùng sinh thái và hiện trạng sử dụng đất năm 2001 như sau:

Biểu 2. Phân theo hiện trạng sử dụng đất nông - lâm nghiệp theo vùng sinh thái

Đơn vị tính: ha Vùng sinh thái Tổng Trong đó Đất Nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất thổ cư Đất chưa dùng 1. Vùng gò đồi 31.674, 6 1.923,8 12.793,7 438,7 96,0 16.422., 1 2. Đồng bằng 17.818, 9 5.070,0 3.077,3 1.899,6 226,0 7.545,6 3. Đầm phá 2.595,9 853,7 189,7 328,87 52,5 1.171,4 Cộng 52.089, 4 7.847,9 16.060,7 2.667,2 374,5 25.139, 1 Tỷ trọng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Vùng gò đồi 60,81 24,51 79,66 16,45 25,64 65,32 2. Đồng bằng 34,21 64,61 19,16 71,22 60,36 30,02 3. Đầm phá 4,98 10,88 1,18 12,33 14,00 4,66

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Hương Trà năm 2001

Diện tích đất phân bố trên 3 vùng sinh thái không đồng đều, diện tích chủ yếu tập trung ở các xã gò đồi miền núi với thế mạnh là đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng là chủ yếu, vùng đồng bằng diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao là điều kliện thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng và phù hợp với điều kiện địa hình của từng vùng khác nhau.

Một trong những thuận lợi của huyện Hương Trà là đất chưa sử dụng còn khá lớn, nhưng chủ yếu là đất đồi núi, thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả lâu năm và các loại cây lâm nghiệp mọc nhanh có khả năng cải tạo đất tốt như tràm hoa vàng, keo tai tượng...

Trong diện tích 25.139,1 ha đất chưa sử dụng, diện tích đất bằng còn 691,25 ha, chủ yếu là đất cát nội đồng, bãi bồi ven sông và hồ đầm, do việc đầu tư các công trình thủy lợi những năm qua còn ít, nên các biện pháp tưới tiêu chủ động còn hạn chế, vì vậy những diện tích này có thể chuyển sang trồng các loại cây lâu năm và một phần cây lâm nghiệp để phòng hộ, cải tạo đất và môi trường sinh thái.

Biểu3. Phân loại đất chưa sử dụng Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

Đất chưa sử dụng 25.139,14 100

- Đất bằng chưa sử dụng 691,25 2,75

- Đất đồi núi chưa sử dụng 21.451,15 85,33

dụng

- Sông, suối 1.740,63 6,92

- Núi đá và đất chưa sử khác 308,99 1,23 Diện tích đất gò đồi chưa sử dụng của huyện còn khá lớn (21.451,1 ha), trong đó tập trung lớn ở địa bàn thuộc 5 xã của vùng gò đồi (16.422,1 ha), tuy mấy năm qua thực hiện chủ trương “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” và gần đây là chương trình trồng mới 5 triệu ha, một số diện tích đã đưa vào khai hoang trồng các các công nghiệp như cao su, mía, dứa và phát trển rừng trồng, nhưng còn hạn chế.

Sông suối và mặt nước chưa sử dụng còn lớn (2.687,75 ha), trong đó có 446,89 ha vùng đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản thuộc 2 xã Hải Dương và Hương Phong chưa được khai thác sử dụng.

Tóm lại: Đất đai, nông hóa, thổ những của huyện rất

phong phú và đa dạng, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, đây là một tiềm lực để huyện định hướng và tổ chức chuyển đổi cơ cấu trồng trọt nhanh, hiệu quả và bền vững. Đánh giá thành phần nông hóa của đất, phần lớn đất đai của huyện cho phép phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, một số cây công nghiệp ngắn ngày, và cây lương thực. Tuy nhiên, để khai thác được tiềm năng đất đai này cần phải tổ chức đầu tư các hệ thống công trình thủy lợi vừa và nhỏ một cách hợp lý và đồng bộ, để khai thác tiềm năng đất đai vào sản xuất phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện mang lại hiệu

quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trước mắt thực hiện thành công đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành trồng trọt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w