KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 154 - 157)

I. Lúa ĐX Lúa HT Cây vụ đông

2. Cây CN lâu năm 885,0 7,94 145,0 16,32 242,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận:

Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt là yêu cầu cấp thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, ngoài nhu cầu phục vụ đời sống nhân dân, hàng hóa cho xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu phục cho công nghiệp chế biến.

Qua nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Hương Trà giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001 là của một thực hiện kỳ kế hoạch trung 5 năm cho thấy:

1- Quá ngành trồng trọt của huyện Hương Trà còn chậm, thu nhập đại đa số nhân dân sống ở nông thôn và lao động trong nông nghiệp có thu nhập lương thực bình quân đầu người so với cả nước còn thấp, giá trị sản lượng thu nhập (GO) trên một đơn

vị canh tác còn thấp. Còn độc canh cây lúa, nhưng năng suất tuy đã được cải thiện song so với các huyện khác và các tỉnh khác còn thấp.

2- Việc bố trí chuyển đổi cơ cấu trồng trọt chưa hợp lý, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt là vùng gò đồi, vùng đầm phá ven biển.

3- Tuy là huyện có lợi thế về vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu kinh tế - trao đổi hàng hóa với thành phố Huế và các tỉnh trong cả nước, bước đầu đã quan tâm chuyển đổi một số diện tích đất màu các xã vùng ven thành phố để phát triển cây thực phẩm song chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Đã có chuyển đổi xây dựng được một mô hình cải tạo các vườn để phát triển cây đặc sản như quýt Hương Cần, bưởi thanh trà, dâu Truồi phục vụ tiêu dùng khác du lịch.

4- Cơ sở hạ tâng đã được nâng cấp, nhưng tập trung ở vùng đồng bằng, vùng gồ đồi chưa phát triển. Các công trình thủy lợi đầu tư chậm, tuy diện tích gieo cấy đã được tưới tiêu trên 85% diện tích song, song nguồn nước chưa ổn định, nhất là giai đoạn mùa hè khi sông Bồ, sông Hương bị nhiễm mặn. Các cơ sở chế biến vừa và nhỏ phát triển chậm, nhất chế biến các loại nông sản chưa được chú trọng.

Trồng trọt là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong nông nghiệp của huyện Hương Trà chiếm ưu thế lớn trong cơ cấu kinh tế của hyện. Vì thế việc nghiên cứu chuyển đổi cơ

cấu ngành trồng trọt ở Hương Trà để thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa là đòi hỏi bức xúc và khách quan.

Trong điều kiện là một huyện độc canh cây lúa, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt, từng bước đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời khai thác tiềm năng đất đai chưa sử dụng còn khá lớn của huyện để phát triển cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu.

Với điều kiện lực lượng lao động dồi dào, khí hậu, đất dai thuận lợi, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, cây công nghiệp, tao nhiều sản phẩm hàng hóa và các vùng cây công nghiệp tập trung thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại, hóa nông nghiệp nông thôn.

6.2. Kiến nghị:

- Đối với Tỉnh cần tập trung đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một các đồng bộ, nhất là hệ thống đường giao thông và công trình thủy lợi hồ khe Ngang, hói 7 xã, hói 5 xã tạo để khai thác tốt tiềm năng đất đai hiện có, phát triển đa dạng cây trồng.

- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện làm cơ sở để cho chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt toàn diện hơn. Có chính sách để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp, để mở rộng các vùng chuyên canh nguyên liệu. Giúp đỡ nông dân tìm thị trường tiêu thụ ổn định hàng hóa nông sản.

- Huyện tăng cường tổ chức giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho nông dân, để họ chủ động vay vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và thị trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ****** ******

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w