Phương hướng và mục tiêu chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện Hương Trà giai đoạn 2001

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 122 - 125)

- Nônglâm thủy sản

5.2.2. Phương hướng và mục tiêu chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện Hương Trà giai đoạn 2001

ngành trồng trọt huyện Hương Trà giai đoạn 2001 - 2005

5.2.2.1. Phương hướng.

Chuyển đổi theo hướng phát triển nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ suất hàng hóa hình thành các vùng tập trung chuyên canh, tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác.

Dựa trên nhu cầu thị trường để chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, cơ cấu mùa vụ, hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chăn nuôi. Mặc dù trong cơ cấu kinh tế theo định hướng là công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp - thủy sản, dịch vụ, nhưng gần 70% dân số của Hương Trà làm nghề nông, thuộc các vùng nông thôn dựa vào đất đai, rừng và biển là chính. Đó là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, đồng thời cung cấp nguồn lao động và là địa bàn phát triển thương mại, dịch vụ giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa đầm phá ven biển với miền núi.

Không nhất thiết bất kỳ ở đâu cũng phát triển trồng cây lương thực, phải gieo cấy lúa, mà chuyển đổi cơ cấu trồng trọt là phải phát triển được một nền nông nghiệp bền vưỡng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị và thị trường đòi hỏi, do đặc điểm địa hình không đồng nhất gồm 3 tiểu vùng sinh thái khác nhau, đặc thù của một huyện ven thành phố nhạy cảm về thị trường, vì vậy hướng chuyển đổi phải là:

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt từ thế độc canh, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, lấy thị trường làm chính.

- Giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân, sản phẩm cho tiêu dùng, du lịch, xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Nguồn tài nguyên đất đai chưa sử dụng còn khá lớn chuyển đổi phải khai thác hợp lý tài nguyên đất đai, trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày hình thành được vành đai cây công nghiệp với các huyện trong tỉnh để tạo thành vùng cây công nghiệp tập trung, bảo vệ được môi trường sinh thái.

5.2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2005

- Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Hương Trà phải đảm bảo theo cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng từ từ 5 - 5,5%, trong đó tăng trưởng của ngành trồng trọt đạt từ 10 đến 12% năm. Giảm tỷ trọng trồng xuống còn 58%, tăng tỷ trọng chăn nuôi đạt 30% và dịch vụ 12% [25].

- Điểm xuất phát của ngành nông lâm nghiệp - thủy sản và kinh tế nông thôn của Hương Trà còn thấp, thu nhập (GDP) của người dân nông thôn chỉ mới đạt 684,4 nghìn đồng/năm (trong khi đó thu nhập chung của toàn huyện là 2.327 nghìn đồng/năm theo giá cố định năm 1994, bằng 67% bình quân của cả nước)[25].

Sản lượng lương thực dạng hạt đến năm 2005 đạt 3,2 vạn tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 3 vạn tấn/năm. Đồng thời vừa bố trí các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm vừa cung cấp nhu cầu thị trường, vừa đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Xu hướng chuyển đổi phải coi trọng việc tăng giá trị hơn là tăng sản lượng bằng hiện vật. Nội dung cụ thể của chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt được xác định như sau [25].

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w