Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt và nông

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 37)

- Quan điểm liên ngành Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng

6. Nhân tố thị trường

2.2.2. Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt và nông

nghiệp của thế giới và khu vực

2.2.2.1. Các kinh nghiệm của thế giới

Ngày nay xu hướng quốc tế hóa ngày càng tăng trên tất cả các các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Vấn đề giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới và trong khu vực ngày càng được cũng cố và mỡ rộng. Trong sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào thị trường quốc tế, AdamSmith (1723 - 1790) đã xây dựng học thuyết về lợi thế so sánh và chứng minh loại ích của các vùng chuyên môn hóa được tăng cường nhờ thương mại[17].

Những nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới như Nhật bản, Mỹ, Pháp, Anh... đặc điểm nổi bật về chuyển đổi cơ cấu ngành trồng là chuyên môn hoá và tập trung hóa cao độ, sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng có sự tác động rõ rệt và hiệu quả của công nghiệp và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chuyển đối cơ cấu trồng trọt không chỉ vì mục đích thu sản phẩm và lợi nhuận mà còn vì mục đích cải tạo môi trường sinh thái để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt thường biến đổi, bị lệ thuộc và chịu sự chi phối của nền kinh tế thị truờng và tính chất sản xuất hàng hóa cao [23].

Đối với những nước đang phát triển, nhìn chung chưa giải quyết được cơ bản mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái trong quá trình thiết lập hệ thống canh tác và bố trí chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt thích hợp. Tuy nhiên

các nước này cũng đã hướng đến mục tiêu như các nước công nghiệp phát triển. Đó là việc chuyên môn hóa và tập trung hóa ngày càng được thể hiện rõ nét. Tác động của khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tuy chưa đạt được trình độ như các nước công nghiệp phát triển song cũng đã đạt được thành tựu nổi bật trong khuôn khổ của cuộc cách mạng xanh và cách mạng sinh học. Nói chung kinh nghiệm của các nước này cho thấy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt vẫn bị cuốn hút theo kinh tế thị trường, mang đậm nét truyền thống và tự nhiên, nên còn có khó khăn về lương thực [23].

Các nước kém phát triển và điều kiện tự nhiên không thuận lợi nền sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng sản xuất chủ yếu theo tính chất, tự cung, tự cấp. Đặc biệt là các nước châu Phi chưa thoát khỏi được cảnh thiếu lương thực, nạn đói thường xuyên bị đe dọa, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt. Nét nổi bật của các nước này là sản xuất nông nghiệp kém phát triển, hiệu quả sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu theo lối quảng canh, bóc lột đất đai, nên môi trường sinh tái bị hủy hoại nghiêm trọng.

2.2.2.2. Các nước trong khu vực

Nền nông nghiệp có vai trò rất to lớn và có khi có tính quyết định ở giai đoạn đầu ở sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Các nước châu Á phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan.v.v... đã được mức tăng trưởng kinh tế nhanh do đã tập trung xây dựng trước hết một nền móng vững vàng ở nông thôn. Các nước này đã đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp

và đã thành công không chỉ trong việc xóa đói giảm nghèo mà ngay cả trong các ngành phi nông nghiệp cũng tăng trưởng tương đối nhanh.

Việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của các nước châu Á và các nước trong khu vực trong những năn gần đây đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Theo H.T.Oshina (1989) [20], các nước châu Á năm 1950 tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp chiếm 20% tổng sản phẩm xã hội, thì đến năm 1980 giảm xuống còn 6%, tỷ trọng lao động nông nghiệp ở thời điểm tương ứng là 34,9% xuống còn 13,7%. Trong khi đó ở khu vực Đông Nam Á, giảm chậm hơn, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp từ 43,7% (năm 1950) xuống còn 25,7% (năm 1980), và tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 72,1% xuống còn 55,9% theo thời điểm tương ứng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w