Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn ở Việt nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37 - 43)

- Quan điểm liên ngành Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng

6. Nhân tố thị trường

2.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn ở Việt nam

thôn ở Việt nam

2.2.3.1. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nước

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong những năm gần đấy đã tạo ra nhiều vùng sản xuất hàng hóa, thu nhập của người dân tăng khá, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi ... đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Sản xuất lương thực đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề quan trọng để nông nghiệp chuyển sang hàng hóa và xuất khẩu, thời kỳ 1995 - 2000, sản lượng thóc đã tăng từ 25 triệu tấn lên 32,5 triệu tấn/năm , bình quân mỗi năm tăng 1,5 triệu tấn. Bình quân lương thực đầu người/năm tăng từ 350 kg lên 455 kg. Diện tích ngô tăng cả về diện tích (20 nghìn ha) và sản lương(100 nghìn tấn), diện tích sắn tăng 5% đáp ứng được nhu cầu cao hơn về tinh bột sắn [10].

Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi tăng nhanh hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Theo báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2000 diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 1,4 triệu ha, tăng gần 500 nghìn ha. Trong đó cà phê tăng 2,7 lần, cao su 48%, mía 35%, bông 4,4%, thuốc lá 18% so với năm 1995 [35].

Trong lâm nghiệp đã chuyển biến nhanh về công tác xã hội hóa về nghề rừng, từ chỗ lấy khai thác làm chính chuyển sang khoanh nuôi và QLBVR, trồng rừng tăng độ che phủ của rừng. Không còn là trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc mà tăng cường trồng rừng kinh tế theo yêu cầu thị trường, phục vụ nguyên liệu công nghiệp chế biến. Thủy sản chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nâng cao tỷ trọng của nuôi trồng. Từ đánh bắt ven bờ nay đã vươn ra đánh bắt xa bờ, vơí trang thiết bị lớn và hiện đại hơn.

Công ngghiệp chế biến nông lâm sản đã chuyển biến, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu nông thôn tăng dần,

công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng 8,3%/năm. [35].

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng đã góp phần quan trọng làm tăng nhanh tỷ trọng hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả trong sản xuất, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, trong chuyển dịch cơ cấu vẫn còn nhiều tồn tại, quá trình chuyển biến còn chậm so với phát triển của kinh tế thị trường, vẫn nặng về nông nghiệp (khoảng 70%), trong nông nghiệp nặng về trồng trọt (khoảng 80%), trong trồng trọt lương thực vẫn chiếm 63% về giá trị [10]. Công nghiệp chế biến nông lâm sản chậm phát triển. Quá trình chuyển biến chưa gắn với quy hoạch, nhiều nơi còn mang tính tự phát, nguy cơ kém bền vững. Trong chuyển dịch chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh trạnh kém. Đó không những là tình trạng chung của cả nước mà tỉnh Thừa Thiên Huế riêng và đặc biệt là huyện Hương Trà cũng trong bối cảnh đó.

2.2.3.2. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của một số địa phương trong cả nước

Đất nước chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nông nghiệp nông thôn là một chiến lược kinh tế đúng đắn và hết sức quan trọng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng bền vưỡng và liên tục. Phát triển sản xuất nông nghiệp không thể chỉ tập trung cho một ngành nào đó, lại không thể tách rời giữa

sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất với lưu thông phân phối. Nếu chỉ tập trung cho ngành trồng trọt mà xem nhẹ chăn nuôi thì chưa nói đến vấn đề thực phẩm, mà ngay cả việc cung cấp phân bón hữu cơ cho cây trồng cũng không thể đáp ứng được và hiệu quả thâm canh của chính bản thân ngành trồng trọt cũng sẽ giảm thấp.

Qua nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta cho thấy, cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng dần, tỷ lệ ngành trồng trọt từ 75% năm 1990 lên 81% năm 1997, và 76,8% năm 2000; ngành chăn nuôi ổn định từ năm 1990 đến năm 1995 xấp xỉ 22%, giảm xuống 17% năm 1997, và tăng lên 19,7% năm 2000, ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp có tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và hầu như không tăng qua các năm và ổn định ở mức xấp xỉ 3% và tăng lên 3,5% năm 2000 [3].

Thực tiển và kinh nghiệm cho thấy muốn chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt phải thực hiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Xu hướng này phản ảnh quy luật cung - cầu trong xã hội, vì do nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm từ cây lương thực, cây thực phẩm và nhiều loại cây trồng khác. Thị trường cung - cầu của sản phẩm trồng trọt ngày càng có tính xã hội hóa và quốc tế hóa. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo nghiên cứu thực tế của các địa phương trong cả nước thì phải thực hiện được các biến đổi cơ bản.

dụng đất đai lâu dài cho nông dân, khuyến kích chuyển đổi, chuyển nhượng, để đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai thành những vùng chuyên canh hàng hóa lớn, để họ tự quyết định lựa chọn loại cây trồng phù hợp, sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường và thị trường đòi hỏi, có trính cạnh tranh cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việc quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất phải gắn liền và kết hợp chặt chẽ với công nghiệp chế biến, các dịch vụ hỗ trợ, các kết cấu hạ tầng và điều kiện dịch vụ khác (chợ, bến bãi, kho hàng, đầu mối lưu thông trao đổi sản phẩm). Khuyến kích các hộ gia đình các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chế biến, đặc biệt là phát triển chế biến vừa và nhỏ với thiết bị công nghệ tiên tiến. Mặc khác, khuyến khích và hỗ trợ cho các hộ nông dân phát triển công nghiệp chế biến tại gia đình trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các xí nghiệp chế biến công nghiệp và các tổ chức thu mua tiêu thụ sản phẩm, nất là những vùng cây ăn quả, cây thực phẩm, thủy sản.

- Giải quyết về phân công lao động, trên cơ sở bố trí sắp xếp lại dân cư và hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Giải quyết về vốn đầu tư cho nông nghiệp cần được xem xét ưu tiên vì đa số các hộ nông dân còn thiếu vốn sản xuất, nhất là vốn đầu tư hỗ trợ cho phát triển ngành nghề và dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ cho nông dân sản xuất nhằm giúp đỡ họ về tài chính, kỹ thuật, tri thức và môi trường về kinh tế - xã hội, khuyến khích nông dân sản xuất và giúp họ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cơ sở hạ tầng,

chuyển giao kỹ thuật.

- Giải quyết về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường quốc tế bằng cách phát triển công nghiệp chế biến, tăng giá giá trị hàng hóa và nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các thị trường.

- Có giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường và chế biến nông sản. Đào tạo nâng cao trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và kiến thức về quản lý kinh doanh sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

- Giải quyết tốt hệ thống chính sách của công tác chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt như:

+ Chính cách thuế sử dụng đất nông nghiệp, hiện nay

nhiều địa phương trong cả nước đang áp dụng chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất cho sản xuất nông - lâm nghiệp lâm cho các hộ gia đình và các tổ chức cá nhân xây dựng các mô hình kinh tế trang trại để sản xuất hàng hóa.

+ Chính sách trợ cước trợ giá nông sản hàng hóa, để ổn

định giá cả thị trường, mặc dù Nhà nước đã hình thành các Quỹ bình ổn giá đối với một số mặt hàng nông sản thiết yếu, đó là trợ giá thu mua, trợ giá cước để lưu thông trong những trường hợp cần thiết. Điều đó là hết sức quan trọng để giảm bớt những thiệt hại, rủi ro và ổn định sản xuất kinh doanh hàng hóa nông sản trước những tác động xấu của thị trường.

cho chúng ta thấy, tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm, các tổ chức này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Đội ngũ khuyến nông phải giỏi về chuyên môn, có năng lực thực tế, tận tâm tận lực và tận tụy với công việc., để thông qua các đầu tư, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật , công nghệ tiên tiến cho nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa, có thể hỗ trợ cho nhau trong phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cùng hành động chung trước cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w