I. Lúa ĐX Lúa HT Cây vụ đông
2. Cây CN lâu năm 885,0 7,94 145,0 16,32 242,
5.4.3. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và
khuyến nông, khuyến lâm
Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ sinh học, các nước trong khu vực có những bước tiến xa về sản xuất các loại giống cho năng suất chất lượng cao, thích nghi với điều kiện Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, việc ứng dụng các thành tựu khoa học của thế giới và khu vực vào sản xuất chuyển đổi cơ cấu trồng trọt của địa phương rất thiết thực. Trên cơ sở các dự án giống cây trồng vật nuôi và các mô hình đã được khảo nghiệm trên đồng ruộng của Thừa Thiên Huế cho phép áp dụng các công nghệ sau.
5.4.3.1. Giải pháp về công nghệ giống
- Giống lúa: Áp dụng các giống mới có năng suất và chất lượng cao thích nghi với điều kiện địa hình của Hương Trà về lúa có các giống: KHAO38 Dân, giống Xi23, X21, BM9855... trong điều kiện cho phép vừa tổ chức sản xuất giống nguyên chủng để nhân giống cấp I cung cấp cho nhu cầu của nhân dân. Với điều kiện của Hương Trà diện tích lúa chỉ cho phép gieo cấy mỗi năm 2 vụ, vì vậy yêu cầu về chất lượng giống phải được nâng cao, tổ chức gieo cấy một số giống lúa lai, giống có chất lượng cao, đảm bảo giá trị (GO) trên một ha gieo cấy đạt 20,0 triệu đồng/năm đến năm 2005.
- Giống sắn: Trong luận án chúng tôi đã nghiên cứu mạnh dạn chuyển đổi giống sắn của địa phương cho năng suất thấp, sang trồng sắn công nghiệp có năng suất cao gấp 5-6 lần sắn
địa phương, trên cơ sở đã có thị trường tiêu thụ ổn định như nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu của tỉnh. Các giống sắn đã được nghiên cứu khảo nghiệm và trồng thí điểm trên một số mô hình ở vùng gò đồi, vùng cát nội đồng như KM94, KM98, ... có nguồn gốc nhập từ Trung Quốc và Thái Lan không những thích ngi với điều kiện của Hương trà mà cả các địa phương khác trong tỉnh cho năng suất từ 25 - 32 tấn /ha và hàm lượng tinh bột cao hơn giống nội địa.
- Giống ngô: đối với Hương trà diện tích ngô không lớn, song để nâng cao sản lượng ngô cần phải chuyển đổi cơ cấu giống, thay các giống của địa phương năng suất thấp, chất dinh dưỡng kém sang các loại như Bioseed, Pacific có năng suất gấp 2 đến 2,5 lần ngô địa phương là điều kiện hiện thực đang được thực hiện thành công ở Nam Đông và ALưới.
- Giống rau thực phẩm: Đẩy mạnh trồng các loại rau có chất lượng cao và tập trung việc sản xuất rau sạch. Ngoài các giống rau địa phương phải tiếp thu các giống rau được lai tạo ra theo phương pháp ưu thế lai F1 vừa cho năng suất cao chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và thị trường thành phố Huế đang có nhu cầu rất lớn. Ngoài ra tăng cường một số cây thực phẩm khác đã được nhân giống và trồng thành công như tre lấy măng Bát độ, đang được thị trường trong nước và bước ngoài ưa chuộng.
- Về phân bón: Trong điều kiện thuân lợi tỉnh có nhà máy phân lân hữu cơ vinh sinh, có nhiều đề tài khoa học nhiên cứu và sản xuất thành công từng loại phân vi sinh bón cho từng loại cây
trồng khác nhau và cho hiệu quả cao. Bên cạnh đó nguuồn phân sản xuất thành công trong tỉnh tăng năng suất cây trồng vừa bảo vệ được môi trường, cân bằng sinh thái, tiếp tục động viên các hộ gia ddình sử dụng thêm các nguồn phân hữu cơ từ nguồn chăn nuôi gia súc gia cầm tạo ra thích ứng với các loại cây công nghiệp.
5.4.3.2. Giải pháp về công tác khuyến nông bảo vệ thực vật
Ngoài công tác giống để nâng cao chất lượng cây trồng thì vai trò công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật là vấn đề đảm bảo tăng năng suất cây trồng. Phải coi trọng quy trình kỹ thuật, bố trí lực lượng khuyến nông bám sát cơ sở tập huấn quy trình kỹ thuật cụ thể cho từng loại cây trồng đưa vào sản xuất để các hộ gia đình nắm bắt thực hiện đúng kỹ thuật. Đặc biệt trong điều kiện chúng ta đang áp dụng một số giống mới vào sản xuất đại trà.
về bảo vệ thực vật: hiện nay người nông dân và các tổ chức kinh tế đang sử dụng phổ biến các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, không những đối với Hương Trà mà nhiều địa phương khác đang ứng dụng. Tuy nhiên nó giải quyết phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhưng nó lại làm mất đi tính cân bằng sinh thái của môi trường tự nhiên. Để hạn chế những mặt tiêu cực của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên dùng các biện pháp phòng trừ tổng hợp theo chương trình IBM đang được ứng dụng khá phổ biến trên địa bàn Hương Trà. Hiện diện tích sử dụng phương pháp phòng trừ dịch bệnh
tổng hợp IBM của Hương Trà đã có 1421.5 ha, trên 6014 hộ ứng dụng IBM cho lúa. Biện pháp bảo vệ thực vật tốt mang lại hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt ngày một tốt hơn.
Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt là một trong những mắt xích quan trọng để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hương Trà là một trong những huyện thuần nông trong những năm qua đã có những chuyển biến nhất định nhưng còn qua chậm. Nhận thức của người dân về cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa còn nhiều hạn chế, do ảnh hưởng của nền sản xuất độc canh tự cung tự cấp.
Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt đối với Hương Trà có tác động sâu sắc đến tâm lý, mọi mặt hoạt động xã hội. Việc vận hành theo cơ chế mới phải có đội ngũ cán bộ đủ bản lĩnh chỉ đạo truyên truyền vận động nhân dân thực hiện ở những xã gò đồi phải thực hiện xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.
Nghèo đói, là nguyên nhân của thiếu hiểu biết thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật cần phải cung cấp trang bị cho họ cách làm ăn cách làm giàu là vấn đề đang được xã hội quam tâm. Trong quan niệm của nông dân giảm diện tích gieo cấy, chuyển sang các cây trồng khác sẽ thiếu kương thực, quan niệm đó chỉ pghù hợp cho sản xuất tự cung tự cấp. Nhưng với cơ chế thị trường nông sản là hàng hóa sản xuất độc canh, tự cung tự túc được xóa bỏ, việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt làm sao mà chuyển sang những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao
hơn, thu nhập trên đơn vị canh tác sẽ lớn hơn người dân sẽ sàng phát triển loại cây trồng đó và cơ chế thị trường sẽ sắn sàng cung cấp lương thực, thực phẩm cho mình mà nhiều lúc giá cả thấp hơn do chính mình sản xuất ra sản phẩm đó.
Để chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Hương Trà thành công, đòi hỏi các ngành các cấp vận động nông dân thay đổi tập quán, thay đổi nhận thức cách nghĩ cách làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gắn chặt với người sản xuất với phương châm: sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, người dân yên tâm mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển nhanh cơ cấu trồng trọt tạo ra sản lượng hàng hóa lớn đáp ứng yêu cầu thị trường.
Chương 6