- Nônglâm thủy sản
4.3.2. Hiệu quả kinh tế
4.3.2.1. Hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng
Để tính toán hiệu quả kinh tế trên 1 ha gieo trồng của các loại cây trồng hàng năm, ở đây chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu 2 chỉ tiêu quan trọng là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian (VA/IC) và trên 1 đồng chi phí sản xuất (VA/GO) phản ánh hiệu quả sản xuất của các loại cây trồng (xem biểu 19 ).
Biểu 19. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế một số cây trồng Đơn vị tính: 1000đ Loại cây trồng Tổng giá trị Sản xuất GO) Chi phí trung gian (IC) Giá trị gia tăng (VA) Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian (VA/IC) Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí sản xuất (VA/GO) 1. Lúa 2 vụ 15.910 7.574 8.336 1,10 0,52 2. Ngô 3.069 1.859 1.210 0,65 0,39 3. Cây sắn 3.360 1.640 1.720 1,05 0,51 4. Khoai lang 1.410 1.035 375 0,36 0,27 5. Đậu đỗ 2.250 1.342 1908 0,67 0,40 6. Lạc 8.340 4.641 3.699 0,80 0,44 7. Vừng 2.286 1.660 626 0,38 0,27 8. Mía 6.825 4.695 2.130 0,45 0,31 9. Dứa 12.500 11.655 845 0,07 0,07
Nguồn: số liệu điều tra và số liệu phòng Nông nghiệp & PTNT huyện
Đối với cây lúa là cây trồng chính của huyện trong chi phí trung gian (IC) của nó cao, đồng thời giá trị gia tăng của nó cũng lớn (8.336.000đ/ha), nên thu nhập trên 1 đồng chi phí trung gian (đạt 1,0) và giá trị gia tăng 1 đồng chi phí sản xuất là 0,52. Điều này cho thấy hiệu quả của việc trồng lúa tương đối lớn, việc đầu tư chi phí cho sản xuất lúa đã được chú trọng song cần phải tập trung thâm canh để có hiệu quả lớn hơn.
Đối với cây dứa và cây mía thu nhập sản xuất trên 1 ha khá cao, xếp sau cây lúa là 2 cây công nghiệp đang phát triển khá mạnh vào thời kỳ 1998 - 2000 của huyện, là loại cây công nghiệp phù hợp với điều kiện địa hình vùng gò đồi không những của huyện mà chung của cả tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy vậy, qua số liệu thu thập thực tế thì chi phí trung gian của nó khá lớn, vì vậy giá trị gia tăng lại thấp, nên thu nhập trên 1 đồng chi phí trung gian và giá trị sản xuất nhỏ. Đây là một thực trạng phổ biến trong nhiều năm qua không những của Hương Trà mà chung của các địa phương khác. Tuy thu nhập sản xuất lớn, nhưng do chi phí trung gian khá cao (do đầu tư vào chi phí vật chất và lao động lớn) nên nhiều hộ nông dân không có vốn đầu tư thâm canh hoặc có điều kiện vay vốn ngân hàng nhưng do trình độ sản xuất và kỹ thuật thâm kém, nên năng suất hiệu quả kinh tế không đáng kể. Vì vậy để phát triển được các vùng nguyên liệu dứa, mía tập trung Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật khuyến nông, giốngcó năng suất
chất lượng cao, miễn giảm thuế sử dụng đất... có như vậy nông dân mới có thể khai thác hợp lý có hiệu quả tiềm năng phong phú của vùng gò đồi của Hương Trà nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản.
Cây lạc có hiệu quả khá rõ rệt, nếu thu nhập sản xuất hàng năm của nó là 8.340.000đ/ha, đồng thời giá trị gia tăng khá cao 3.699.000đ/ha, và nhập trên 1 đồng chi phí trung gian 0,80 và trên 1 đồng sản xuất 0,44, nhưng so với cây sắn thì ngược lại do chi phí trung gian nhỏ, nên giá trị gia tăng trên 1 ha gieo trồng so với cây lạc thì nhỏ và thu nhập trên 1 đồng chi phí trung gian là 1,05 lại khá cao.
Tóm lại: qua thu thập số liệu và nghiên cứu hiệu quả kinh tế trên 1 ha gieo trồng của một số cây trồng phổ biến của huyện Hương Trà thì ngoài cây lúa cho hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội, thì các cây trồng khác đóng góp vai trò quan trọng cho hiệu quả lớn trên từng chân đất khác nhau như cây lạc, cây sắn, đậu đỗ... đây là vấn đề cần quan tâm để có địnhg hướng chuyển ddỏi cho từng cây theo từng loại đất và từng vùng sinh thái khác nhau.
4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế cây trồng trên từng vùng sinh thái
Biểu 20. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên các vùng sinh thái
Cơ cấu cây trồng Tổng giá trị sản xuất (GO) (1.000đ) Chi phí trung gian (IC) (1.000đ) Giá trị GT (VA) (1.000đ) Thu nhập 1 đồng chi phí trung gian (VA/IC) Thu nhập 1 đồng chi phí SX (VA/GO) I. Vùng Gò đồi 1. Lúa 2 vụ 9.620 7.5740 2.0460 0,27 0,21 2. Lúa 1 vụ 4.810 3.787 1.023 0,27 0,21 3. Sắn 3.360 1.640 1.720 1,05 0,51
4. Khoai lang + đậu 3.660 2.377 1.283 0,54 0,35
5. Mía 7.057 6.450 6070 0,09 0,09 6. Dứa 12.500 11.655 8450 0,07 0,07 II. Vùng Đồng bằng 1. Lúa 2 vụ 16.169 7.574 8.595 1,13 0,53 2. Lúa 1 vụ + rau 3.148 1.782 1.365 0,77 0,43 3. Sắn + lạc 11.005 6.281 4.724 0,75 0,43
4. Khoai lang + đậu 3.680 2.377 1.303 0,55 0,35
5. Lạc 2 vụ 11.467 6.188 5.279 0,85 0,46 6. Vừng 2.286 1.660 626 0,38 0,27 III. Vùng Đầm phá 1. Lúa 2 vụ 14.785 7.574 7.2112 0,95 0,49 2. Lúa 1 vụ 7.622 3.787 3.835 1,01 0,50 3. Khoai lang 2 vụ 2.160 1.035 1.125 1,09 0,52 4. Lạc + khoai HTû 9.085 5.676 3.409 0,60 0,38
PTNT huyện
Trong điều tra khảo sát thực trạng chuyển đổi cơ cấu trồng trọt theo các địa bàn khác nhau cho thấy hiệu quả của các loại cây trồng trên từng chân đất, từng địa bàn khá rõ rệt, (xem biểu 20).
Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vùng gò đồi, so với vùng đồng bằng khác nhau rất lớn. Ởí đồng bằng (VA) sản xuất lúa đạt 8.595.000đ/ha, thì gò đồi chỉ đạt 2.046.000đ/ha. Tuy nhiên diện tích gieo cấy của vùng gò đồi không lớn 289 ha gieo cấy cả năm, diện tích manh mún, không chủ động được tưới tiêu, với năng suất bình quân 52 tạ/ha thì chỉ giải quyết lương thực tại chổ là chính. Vì vậy đối cây lúa vùng gò đồi quan trọng chuyển đổi giống đầu tư thâm canh tăng hiệu qua.
Ởí gò đồi thì cây sắn và cây khoai lang trồng xen đậu đỗ có hiệu quả khá cao, thu nhập trên 1 ha gieo trồng 1.720.000đ/ha cho trồng sắn, 1.283.000đ/ha cho khoai lang xen đậu đỗ. Trong khi đó việc đầu tư chi phí cho trồng mía và dứa rất lớn nhu cầu chi phí lao động cao bình quân 300 công/ha, nhưng hiệu quả thấp. Việc trồng sắn chi phí vật chất và công lao động nhỏ, hệ số rủi ro rất thấp, dễ canh tác, với tiềm năng gò đồi diện tích canh tác khá lớn phát triển cây sắn thành vùng chuyên canh với giống sắn công nghiệp có năng suất cao gấp 5 - 6 lần sắn địa phương hiện nay. Theo báo cáo kết quả trồng thử nghiệm sắn KM94 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế trên vùng gò đồi Phú Sơn, Hương Chữ cho năng suuất 32 -35 tấn/ha, với hợp đồng tiêu thụ được nhà máy chế biến ký kết với nông
dân bình quân 400đ/kg, sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 7 triệu 9 triệu đồng/ha. Đây là cây trồng đang được triển rộng ở địa phương.
Vùng đồng bằng cây lúa và cây lạc có hiệu quả cao nhất và là những cây trồng phổ biến của 9 xã đồng bằng và thị trấn. Diện tích lúa 1 vụ và rau vụ hiệu quả còn thấp, đối với diện tích này trên chân đất cao trong phần sau hướng chuyển đổi chúng tôi sẽ đề cập. Ngoài ra một số diện tích lạc các hộ gia đình trồng vụ đông xuân và xen canh sắn cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn, thu nhập bình quân 4.724.000đ/ha.
Vùng đầm phá ven biển lúa 2 vụ và lúa 1 vụ cho hiệu quả kinh tế cao, qua nghiên cứu điều tra năng suất lúa của 2 xã Hương Phong và Hải Dương từ năm 1996 đến 2001, với chi phí đầu tư như nhau, năng suất lúa đạt bình quân như các xã đồng bằng. Tuy vậy, nhưng diện tích lúa 1 vụ so còn bất bênh, đầu vụ ngập úng, cuối vụ thường bị hạn mặn uy hiếp, chi phí đầu tư cao, nên chuyển đổi diện tích lúa 1 vụ sang nuôi trồng thủy sản có lợi hơn thu nhập cao hơn gấp nhiều lần (từ 18 - 22 triệu đồng/ha nuôi trồng thủy sản) việc trồng 1 vụ lúa bất bênh. Cây lạc được trồng xen với cây khoai lang vụ hè thu cho hiệu quả kinh tế lớn bình quân 3.409.000đ/ha, nhưng diện tích quá nhỏ hàng năm được trồng từ 2,5 - 3 ha.
Tóm lại: Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu trồng
trọt của huyện Hương Trà từ tổng thể cơ cấu trong nền kinh tế, vai trò của ngành nông nghiệp trên địa bàn nói chung và
ngành trồng trọt nói riêng cho chúng ta thấy:
- Vai trò của ngành trồng trọt chiếm ưu thế quan trọng, bước đầu đã có những chuyển biến quan trọng năng suất cây trồng từng bước được cải thiện, tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt để thích ứng với điều kiện thị trường còn chậm so với những lợi thế về tiềm năng đất đai và lao động sẵn có tại địa phương.
- Sản xuất vùng gò đồi còn manh mún, các mô hình kinh tế trang trại chưa phát triển để làm tiền đề cho việc chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, bước đầu đã hình thành được vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở gò đồi bắt đầu đã cho thu nhập.
- Sản phẩm của cây trồng chưa phong phú đa dạng, sản lượng còn thấp mới chỉ phục vụ nhu cầu trên địa bàn.
- Một số cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế, như cây cao su (bình quân thu nhập khai thác mủ từ 3,2 triệu - 3,8 triệu /ha), dứa, sắn công nghiệp, so với các tỉnh khác trong khu vực và trên cả nước thì còn thấp, song bước đầu manh nha của chuyển hướng trong trồng trọt và thay đổi nhận thức về tập quán canh tác thâm canh tăng năng suất. Các giống mới trong một vài năm gần đây bắt đầu đã được nhân rộng như lúa, lạc, sắn công nghiệp, cao su, mía đường bước đầu đã hình thành vùng trồng tập trung trong những năm 1998 - 2000, nhưng do thị trường không ổn định, nên hiệu quả thấp và đang tập trung chuyển
đổi. Nhưng nhìn chung xu hướng độc canh cây lúa còn nặng nề, nhất là vùng đồng bằng đang là thách thức trong chguyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.
- Việc sử dụng khai thác tiềm năng đất đai chưa hợp lý, diện tích đất trống, đồi trọc còn khá lớn chưa được đưa vào khai thác sử dụng, đây điều kiện cho phép phát triển chuyển một số cây công nghiệp tập trung thành các vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến.
Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân như thị trường không ổn định, vốn đầu tư, trình độ tổ chức sản xuất, các chính sách kinh tế, vai trò chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật... mà trong đó vai trò giải quyết biện pháp kinh tế - tổ chức để chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo quan điểm đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là những vấn đề bức xúc cần phải nghiên cứu kỹ để có những định hướng và đề ra các giải pháp đồng bộ để đưa ngành trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung phát triển theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2005 và 2010 cho Hương Trà là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong giai đoạn 1996 -2001 huyện Hương Trà đã có một số kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt như:
Vận động truyên truyền các hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhà nước đầu tư hỗ trợ về mặt kỹ
thuật, quy trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức xây dựng các mô hình để cho dân tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm.
Nghiên cứu thị trường có định hướng cho nông dân tìm đầu ra để để nông dân có điều kiện tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời vận động các hộ gia đình chuyển đổi đất đai để những hộ có điều kiện sản xuất tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung.
Tăng cường biện pháp luân canh cây trồng lạc xuân - lúa mùa ở vùng gò đồi đã có hiệu quả cao, hàng năm cho sản lượng quy thóc từ 5-7 tấn/ha. Nâng hệ số sử dụng đất trồng trọt trong năm như lúa đông xuân - đậu đỗ hè thu - rau thu đông. Giảm diện tích lúa một vụ sang nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích sản xuất cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Vùng gò đồi tập trung phát triển cây cao su tiểu điền, cây hồ tiêu và cây dứa, hạn chế mở rộng diện tích lúa những diện tích không chủ động tưới tiêu chuyển sang trồng cây công nghiệp.
Vùng đồng bằng mở rộng diện tích cây công nghiệp, chuyển diện tích màu sang trồng rau có chất lượng cao, phát triển mạnh cây ăn quả đặc biệt là cây đặc sản bưỏi thanh trà. Một số xã ven thành phố đã chuyển một diện tích khoai lang, sắn địa phương sang trồng hoa chuyên canh...Chuyển đổi tập đoàn giống có năng suất chất lượng cao như giống thơm, ngô lai, sắn công nghiệp mà xưa nay nông dân chưa có tập quán quen sử dụng.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc chuyển đổi còn thiếu kinh nghiệm hữu khunh, nóng vội, việc quy hoạch rà soát lại đất đai chưa cụ thể và chặt chẽ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tưới tiêu chưa đồng bộ nên một số cây trồng đã giặp thất bại như cây mía, cây dứa....
Chương 5