Quan điểm chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 121 - 122)

- Nônglâm thủy sản

5.2.1.Quan điểm chung.

Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Hương Trà trước hết phải tham gia tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Hương Trà và tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2001 - 2005 và 2010 là theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp- thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt phải vừa tôn trọng tính lịch sử, đồng thời phải thực sự đổi mới theo hướng tiến bộ hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn, sản xuất

nông nghiệp bền vững hơn, môi trường sinh thái được bảo vệ tốt hơn. Mặt khác chuyển đổi cơ cấu trồng trọt phải chú trọng đến mặt xã hội. Đó là khuyến kích người dân làm giàu, xóa được đói giảm được nghèo, giải quyết công ăn việc làm tạo lập nên sự công bằng xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt là tạo được nhiều nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đồng thời cung cấp được nguyên liệu cho công nghiệp, tạo tiền đề để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từ quan điểm chung đó, việc xác định phương hướng chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt phải có những giải pháp và bước đi cụ thể thích hợp cho từng loại cây trồng, cho từng vùng sinh thái khác nhau như gò đồi, đồng bằng và vùng đầm phá ven biển. Tránh những biểu hiện nóng vội, cực đoan, nhưng không thể trì trệ, bảo thủ làm chậm trễ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói rêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt huyện hương trà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 121 - 122)