I. Lúa ĐX Lúa HT Cây vụ đông
5.3.2. Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo vùng chuyên canh
chuyên canh
5.3.2.1. Vùng sản xuất chuyên canh cây lương thực
Đối với quy mô của một huyện nói chung và đặc biệt là một huy ện độc canh cây lúa như Hương Trà thì việc hình thành các vùng cây chuyên canh phải phù hợp với điều kiện quy hoạch vùng của tỉnh mới đáp ứng nhu cầu cầu thị trường. Có thể nói trong nhiều năm qua việc sản xuất lúa của Hương Trà cũng chỉ giải quyết cho nhu cầu ăn của nhân dân địa phương là chính, chưa trở thành sản xuất lúa gạo hàng hóa, bởi vì diện tích gieo cây hàng năm của huyện không lớn, diện tích lúa cả năm 6.153 ha, năng suất bình quân đã đạt được 8,5 - 9 tấn/ha, song chất lượng gạo chưa được nâng lên. Việc đầu tư sản xuất thành vùng lúa gạo tập trung có quy mô lớn đối với Hương Trà còn
nhiều khó khăn. Vì vậy, cần coi trọng chất lượng và giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác hướng chuyển đổi tập trung đầu tư 2.500 ha là những diện tích có đủ điều kiện thâm canh tốt như Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn, thị trấn Tứ Hạ cơ cấu giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế.
Đối với lúa 2 vụ nên duy trì diện tích trên và tập trung thâm canh chuyển đổi cơ cấu giống để tăng năng suất, hiện nay ở các mô hình trình diễn có áp dụng giống mới với kỹ thuật chăm sóc tiên tiến, năng suất lúa lên tới 11 tấn - 11,5tấn/năm, hướng chuyển đổi này rất phù hợp với vùng đồng bằng chủ động được tưới tiêu và thâm canh. Riêng diện tích lúa 1 vụ vùng gò đồi chuyển đổi sang trồng các loại cây thực phẩm, vùng đầm phá chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Cây sắn: thị trường tiêu thụ ổn định, tại địa phương, trước mắt tập trung chuyển đổi diện tích sắn địa phương sang trồng sắn công nghiệp đồng thời mở rộng diện tích ở vùng gò đồi, trồng xen trong diện tích cao su để hình thành vùng nguyên liệu tập trung có diện tích từ 700 - 800 ha, thuộc các xã Hương Bình, Bình Thành, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương An phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu của Tỉnh.
Cây ngô: Diện tích không lớn, nên tập trung thâm canh và xen vụ áp dụng giống mới có năng suất cao hơn 2 đến 2.5 lần năng suất ngô địa phương, coi trọng chất lượng ngô và tỷ lệ dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi.
5.3.2.2. Vùng chuyên canh cây thực phẩm
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng là một trong những trung tâm du lịch của hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, nơi thường xuyên 2 năm một lần diễn ra lễ hội festyval - Huế, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, nhất là các loại rau quả của thành phố Huế rất lớn. Với điều kiện địa hình thấp trũng như Phú Vang và Hương Thủy không thể phát triển vùng chuyên canh cây thực phẩm. Vì vậy, Hương Trà có đủ điều kiện để xây dựng vùng chuyên canh cây thực phẩm, sản xuất các loại rau sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành phố và các khu công nghiệp tập trung, quy mô diện tích 1.000 ha ở các xã ven đô như Hương Hồ, Hương An, Hương Chữ và thị trấn Tứ Hạ là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó chuyển diện tích màu có thu nhập thấp sang trồng hoa có thị trường tiêu thụ ổn định giá trị thu nhập cao.
Hương Trà là một trong những huyện có đàn trâu bò phát triển tương đối tốt cả về số lượng và chất lượng, đang được nuôi theo mô hình chăn thả tập trung. Đồng thời trại bò giống siêu thị đã được xây dựng tại Bình Thành, vì vậy trong định hướng cần mở rộng thêm diện tích đồng cỏ chăn nuôi hàng năm lên 150 ha là hết sức cần thiết để duy trì và phát triển đàn bò siêu thịt đang được nhân rộng nuôi đại trà trên địa bàn của huyện. Đây là mục tiêu quan trọng để tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.
Là nhóm cây có giá sản xuất lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, là nhóm cây có thế mạnh của Hương Trà như lạc, vừng, mía đường.
Cây lạc: sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả ổn định tiềm năng về diện tích và năng suất còn lớn, là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nên dễ chuyển đổi theo tín hiệu thị trường. Vì vậy diện tích lạc có khả năng mở rộng diện tích lên 1.500 - 1.600 ha/năm, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa giống mới vào sản xuất để thâm canh tăng năng suất.
Cây mía đường: Đã hình thành vùng chuyên canh tập trung ở các xã gò đồi vào những năm 1998 - 2000, nhưng đến nay diện tích mía giảm khá nhanh do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, năng suất mía còn thấp giảm dần theo diện tích. Vì vậy diện tích sản xuất mía chuyển đổi sang phát triển nguyên liệu sắn công nghiệp, đồng thời phát triển các công nghiệp dài ngày như cao su trên đất đồi.
5.3.2.4. Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả
Tạo ra sự chuyển đổi rõ nét trong cây công nghiệp dài ngày, với tiềm năng đất đai và nhu cầu lao động sắn có, có chính sách và cơ chế vay vốn ưu đãi, thông thoáng tốc độ phát triển cây cao su khá nhanh, đến năm 2005 sẽ có 1.200 - 1.500 ha cao su tiểu điền, tập trung chủ yếu là các xã Hương Bình, Bình Thành, Bình Điền và Hồng tiến. Vùng cây hồ tiêu vào khoảng 300 - 400 ha theo mô hình kinh tế trang trại ở gò đồi. Đối với cây
ăn quả phát triển theo mô hình kinh tế trang trại và đồng thời đẩy nhanh tiến độ cải tạo vườn tạp ở các hộ gia đình ven sông Hương và sông Bồ để trồng các loại cây đặc sản nổi tiếng như bưởi thanh trà, (xem biểu 23).
Biểu 23. Hướng chuyển đổi cơ cấu trồng trọt theo loại cây đến năm 2005 Cây trồng Năm 2001 Năm 2005 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cơ cấu (%) 1 2 3 4 5 6 Tổng DT gieo trồng 11.150,0 100,0 13.145,0 100,0 117,89 1. Cây hàng năm 10.232,0 91,77 11.000,0 83,68 107,51 a. Cây lương thực 7.074,0 69,14 7.300,0 66,36 103,19 - Cây lúa 6.153,0 86,98 6.000,0 82,19 97,51 - Cây sắn 436,0 6,16 800,0 10,96 183,49 - Cây ngô 99,0 1,40 100,0 1,37 101,01
- Cây khoai lang 386,0 3,77 400,0 5,48 103,63 b. Cây thực phẩm 908,0 12,84 1.000,0 9,09 110,13 c. Đồng cỏ chăn nuôi 150,0 1,36 150,00 d. Cây CN ngắn ngày 2.250,0 21,99 2.400,0 18,26 106,67