- Quan điểm liên ngành Chuyển đổi cơ cấu ngành trồng
6. Nhân tố thị trường
2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan
2.2.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng ở nhiều góc độ và kía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu đó tìm những nguyên nhân tồn tại để đề xuất với Nhà nước cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ để đưa nền nông nghệp nước nhà không ngừng đổi mới đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực trong khu vực và xuất khẩu.
Theo G.S. Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1978) [10] có hai hướng tốt để sử dụng nguồn lợi mùa đông ở đồng bằng và các tỉnh phía bắc là: trồng các cây có nguồn gốc xứ lạnh (khoai tây, cải bắp, xu hào v.v...) hoặc các nhóm cây xứ nóng ngắn ngày (ngô, đậu, rau các loại v.v...) để trồng cây vụ đông. Cây vụ đông không những làm tăng sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế của cơ cấu ngành trồng trọt mà còn có tác dụng bảo vệ và bồi dưỡng đất.
đông” đã đi sâu nghiên cứu, bố trí vụ đông cho nhiều vùng sinh thái có hệ thống luân canh: 2 vụ lúa - 1 vụ đông hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu - 1 vụ đông.
Lê Hương Quốc (1994) [16] khi nghiên cứu chuyển fdịch cơ cấu cây trồng cho vùng gò đồi tỉnh Hà Tây đã đề xuất mô hình canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình cũ.
- Trên chân đất cao thiếu nước: cây ăn quả - lúa - cá. - Trên đất gò đồi đang canh tác: chè - cây ăn quả - dứa.
- Trên gò đồi hoang hóa: cây keo tai tượng cải tạo đất, đến năm thứ 6 thu hoạch và trồng cây công nghiệp dài ngày.
Các công trình nghiên cứu trong nước đều tập trung vào cơ cấu cây trồng mới có sản lượng cao hơn cơ cấu cây trồng cũ theo 2 hướng tăng năng suất cây trồng, hoặc tăng vụ trong một năm, nhằm giúp nông dân sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lợi tự nhiên (đất đai, khí hậu, cây trồng...), cũng như các nguồn lợi về kinh tế xã hội (vốn, lao đông..) để làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
2.2.1.2. Các nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, mấy năm qua các nhà khoa học ở trong và ngoài tỉnh cũng đã có những nghiên cứu, đóng góp một phần trí tuệ và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.