- Nônglâm thủy sản
4.2.2. Cơ cấu diện tích và sản lượng của từng nhóm cây trồng
công nghiệp ngắn và cây công nghiệp dài ngày, cây thực phẩm cũng được tăng nhanh. Năm 1996 giá trị cây thực phẩm chiếm tỷ trọng 5,65% đến năm 2001 lên tới 7,36%, tốc độ tăng bình quân 7,9% năm. Cây công nghiệp tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,6% năm, tăng nhanh vào năm 1999 và năm 2001. Xu hướng chững lại do diện tích mía nông dân không chăm sóc nên giá trị sản lượng tăng chậm.
Xen xét tốc độ tăng bình quân về giá trị sản lượng hàng hóa hàng năm của các nhóm cây trồng, nhìn chung có sự thay đổi khá rõ rệt nhóm cây thực phẩm và cây công nghiệp tăng với tốc độ cao, cây lương thực ở mức thấp điều đó cho thấy chuyển đổi cơ cấu của ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy rằng về giá trị sản lượng chưa lớn song đã có sự chuyển biến tích cực, đây là bước đi quan trọng để đẩy mạnh chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện, (chi tiết xem biểu 11).
4.2.2. Cơ cấu diện tích và sản lượng của từng nhóm cây trồng trồng
4.2.2.1. Cây lương thực
Đối với huyện Hương Trà do điều kiện điều kiện tự nhiên và đất đai hẹp, nên phát triển nhóm cây lương thực chủ yếu gồm các cây chính như lúa, ngô, khoai , sắn. Lúa tập trung phổ
biến ở các xã đồng bằng là chính và ngô ở các bãi bồi ven sông Bồ, sông Hương. Cây hoa màu như sắn địa phương tập trung ở các xã gò đồi là chính, khoai lang các xã vùng đồng bằng và vùng gò đồi.
Lúa là cây lương thực chính chiếm tỷ trọng cao của huyện năm 1996 chiếm 83,48%, trên diện tích cây lương thực và diện tích tăng dần vào các năm 1999, năm 2001 tăng lên 86,98%. Tốc độ tăng bình quân về diện tích đạt 0,67% năm, nhưng xét về mặt giá trị sản lượng tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng diện tích. Điều đó chứng tỏ việc đầu tư thâm canh tăng năng suất lúa đã được chú trọng.
Như vậy, đối với huyện Hương Trà sản xuất cây lương thực vẫn chủ yếu là cây lúa, được sản xuất 2 vụ chính là đông xuân và hè thu, diện tích tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng và phân tán nhỏ ở các xã gò đồi và ven biển đầm phá, điều đó cho thấy nhu cầu lương thực vẫn là số một của huyện ngoài việc đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân, còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh. Lúa là nguồn thu nhập chính của các nông hộ, vì vậy việc quan tâm đầu tư để nâng cao năng suất và sản lượng của từng vụ đang được nông dân chú trọng.
Ngô là một trong những cây lương thực quan trọng, nhưng đối với huyện Hương Trà diện tích ngô gieo trồng không đáng kể chủ yếu trồng trên các vùng ven sông Bồ sông Hương là chính và một phần đất màu do luân canh rau đậu hoặc trồng xen. Diện tích chiếm trên dưới 1% trong tổng diện tích gieo trồng
cây
lương thực. Giá trị sản lượng chiếm tỷ trọng nhỏ tổng giá trị cây lương thực của huyện bằng 0,34% giá trị sản lượng các loại cây trồng.
Sau diện tích lúa là diện tích cây khoai lang và cây sắn, diện tích chủ yếu tập trung ở các xã vùng đồng bằng và vùng gò là chính, vùng đầm phá do đất canh tác ít nên diện tích phát triển không đáng kể. Diện tích năm 1996 chiếm 15,73%, trong tổng diện tích cây lương thực, trong khi đó giá trị sản lượng chỉ chiếm 6,06%. Năm 2001 diện tích bằng 11,62%, giá trị sản lượng bằng 4,39%. Diện tích khoai lang và sắn có xu hướng giảm mạnh từ năm 1998 đến 2001, đặc biệt là diện tích khaoi lang giảm mạnh vào các 2000 và 2001. Năm 1996 tỷ trọng diện tích khoai lang là 7,35%, đến năm 2001 tỷ trọng diện tích còn 5,46%, tốc độ giảm bình quân xuống (-8,36%) và tương đương giảm tỷ trọng giá trị sản lượng hàng năm là (-7,58%). Diện tích sắn địa phương cũng giảm, tốc độ giảm hàng năm cả về diện tích và giá trị sản lượng tương xứng là (-3,6%) và (-3,65%). Nguyên nhân diện tích sắn giảm mạnh do chuyển đổi một số diện tích sang trồng mía nguyên liệu cuung cấp cho nhà máy đường KCP Ấn Độ vào các năm trên. Tuy nhiên, do sản phẩm cây sắn và khoai lang tập trung chăn nuôi là chính nên chưa chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất nên giá trị sản lượng đạt thấp. (xem biểu 12).
Phần trên chúng tôi mới chỉ đề cập đến các chỉ tiêu tổng hợp về diện tích và giá trị sản lượng mang tính tổng quát, để
đánh giá chính xác trình độ về kết quả sản xuất, phải xem xét đến chỉ tiêu quan trọng của cây trồng đó là năng suất.
Quan sát trên biểu 13, cây lúa năng suất đã có những bước phát triển đáng kể, nếu như năng suất của năm 1990 chỉ đạt 29,3 tạ/ha [6], thì đến năm 2001 đã tăng lên 43,7tạ/ha, tăng 1,49 lần. Trong giai đoạn từ 1996 - 2001, tuy năm 1998 và 2001 năng suất có thấp hơn các năm khác, song năng suất bình quân chung toàn huyện đạt ở mức cao, năm 1996 năng suất đạt 42,25 tạ/ha, thì năm 1999 đạt
46,9 tạ/ha. Nhìn chung năng suất lúa bình quân của Hương Trà cao hơn năng suất bình quân chung của cả tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1996 năng suất bình quân chung của tỉnh là 37,7 tạ/ha [25], thì Hương Trà là 42,1 tạ/ha, năm cao 1999 là 42,3 tạ/ha, thì Hương Trà đạt 46,9 tạ/ha. Tuy nhiên đối với tỉnh còn nhiều vùng điều kiện sản xuất cây lúa nước còn khó khăn hơn nhiều như các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, nhưng so với một số huyện khác có điều kiện tự nhiên tương tự thì năng suất lúa của Hương Trà còn thấp thua so với các huyện đó, đứng thứ 3 sau huyện Hương Thủy và huyện Quảng Điền. Điều đó cho thấy cây lúa nước của Hương Trà cần phải được quan tâm đầu tư thâm canh cao để tăng nhanh giá trị sản lượng hàng hóa của huyện. Bởi vì cây lúa chiếm tỷ trọng cao cả về mặt diện tích và cả về mặt giá trị sản lượng trong cây lương thực nói riêng và trong cơ cấu giá trị kinh tế của huyện nói chung.
Năng suất cây ngô đạt thấp, chủ yếu do diện tích manh mún và ít nên việc đầu tư thâm canh chưa được quan tâm, phần
lớn sử dụng giống địa phương nên năng suất ở mức trên dưới 15 tạ/ha, năm 2000 và 2001 do chú trọng đến khâu giống, nên năng suất đã được cải thiện, năng suất đạt 20 tạ/ha và 18,6 tạ/ha, trong khi đó năng suất của huyện A Lưới đạt 26,7 và 29,9 tạ/ha.
Cây khoai lang và sắn do chưa chú trọng đến công tác thâm canh nên tăng năng suất đạt thấp, thậm chí năng suất từ 40,8 tạ/ha năm 1999 giảm xuống còn 28,2 tạ/ha năm 2000 và 2001. Do sản phẩm chủ yếu phục chăn nuôi chính nên chưa coi trọng đến sản xuất hàng hóa, các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ, vì vậy chuyển đổi giống mới có năng suất cao chưa được chú trọng, chủ yếu là sử dụng các giống cũ của địa phương năng suất đã thấp, giá trị sản lượng lại càng thấp hơn. Năng suất sắn cũng có xu hướng giảm mạnh, từ năng suất 72tạ/ha, 75 tạ/ha vào các năm 1998 - 1999, giảm xuống còn 50 - 60tạ/ha vào các năm 2000 và 2001.
4.2.2.2. Cây thực phẩm.
Quan sát trên biểu 10 và biểu 11, thì trong cơ cấu cây trồng của huyện Hương Trà cây thực phẩm (chủ yếu là rau, đậu các loại) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cây trồng và giá trị sản lượng trồng trọt, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong cung cấp các loại rau tươi, bầu bí, dưa đậu thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân, đặc biệt là thành phố Huế. Các loại cây thực phẩm đều có quan hệ chặt chẽ với thị trường tiêu thụ, bởi vì nó là loại thực phẩm tươi dễ hư
hỏng, khô héo, vì vậy việc tổ chức sản xuất của địa phương còn khó khăn, không chỉ nhu cầu thị trường không ổn định, vận chuyển khó khăn khi mạng lưới giao thông chưa phát triển mạnh. Tuy vậy, diện tích rau đậu hàng năm có xu hướng tăng, nếu như năm 1996 diện tích 606,5 ha, chiếm 6,5% trong tổng diện tích cây trồng hàng năm thì đến năm 2001 đã tăng lên 756,5 ha, tăng gần 1% so với năm 1996. Sản lượng có xu hướng tăng cao, năm 1996 sản lượng rau đạt 2.869 tấn, đến năm 2001 đạt sản lượng 4.154 tấn, tăng 144,79%, trong khi diện tích tăng chưa đầy 1%. Điều đó chứng tỏ nông dân đã quan tâm thâm canh tăng năng suất và chất lượng rau.
4.2.2.3. Cây công nghiệp ngắn và cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp chiếm một vị trí khá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Hương Trà, với điều kiện lợi thế của 3 vùng sinh thái khác nhau, gò đồi, đồng bằng và đầm phá ven biển cho phép phát triển đa dạng cây trồng. Cây công nghiệp ngắn ngày của huyện Hương Trà phổ biến và chiếm diện tích lớn là cây lạc, cây mía và vừng. Diện tích lạc năm 1999 và năm 2000 có xu hướng giảm thấp hơn so với năm 1998, chiếm tỷ trọng 47,86% năm 1996 và 51,29% năm 2000, nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì diện tích lạc giảm không lớn. Nguyên nhân cơ bản do Tỉnh có một số chính sách khuyến khích phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu trồng mía và đồng thời tỉnh có một số chính sách
Biểu 14 cây CN
nên nông dân mạnh dạn chuyển đổi một số ít diện tích lạc sang trồng mía; Vì vậy tỷ trọng diện tích mía 2 năm trên tăng khá cao, từ 4,94% năm 1996 đã tăng nhanh lên 33,89% năm 1999 là những thời điểm cần nguyên liệu để đáp ứng cho nhà máy đường KCP. Và giảm dần xuống 11,56% vào năm 2001, nhưng tốc độ tăng bình quân đạt khá cao đạt tới 28,23% năm. Từ năm 2001 trở về sau do nhà máy đường chuyển đến địa phương khác, đồng thời giá cả mía nguyên liệu không ổn định nên diện tích mía thu hẹp, diện tích đất trồng lạc có xu hướng tăng trở lại. Diện tích vừng cũng có biến động mạnh trong giai đoạn vào các năm 1998 và năm 1999 và ổn định trở lại vào năm 2001.
Nhìn chung xét về mặt tổng thể diện tích cây công nghiệp ngắn ngày trong giai đoạn 1996 - 2001 có xu hướng tăng nhanh. Năm 1996 diện tích 1.518 ha thì đến năm 2001 tăng lên 2.250 ha, tốc độ tăng bình quân là 8,19% năm. Cây thuốc lá diện tích không lớn chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, chưa chọn là cây trồng chính để sản xuất hàng hóa lớn, tuy rằng tỉnh có nhà máy thuốc lá, nhưng do giá cả chưa khuyến khích cây thuốc lá phát triển.
Cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng không lớn, ổn định diện tích từ trên dưới 25,92% năm - 22,55%, tập trung chủ yếu là cây cao su được trồng bằng vốn của chương trình 327 ở vùng gò đồi thuộc các xã Hương Bình, Bình Điền và Bình Thành, diện tích năm 1996 là 444 ha, giai đoạn 97 - 99 ổn định 532 ha, giai đoạn này không có vốn đầu tư nên diện tích không được phát triển thêm. Năm 2001 cây cao su được phục hồi do tiếp tục
thực hiện dự án “đa dạng hóa nông nghiệp”, nông dân có điều kiện vay vốn chăm sóc và phát triển trồng mới để hình thành vùng cây công nghiệp tập trung khoảng 1.500 ha vào năm 2005. Đây là cây công nghiệp chủ lực đang được chú ý và quan tâm đầu tư phát triển và có hiệu quả lớn của vùng đất gò đồi. Bên cạnh cây cao su diện tích chè và hồ tiêu chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu như diện tích ổn định từ năm 1996 đến năm 2001, hai loại cây này được tập trung phát triển trong các vườn hộ gia đình là chính, chưa có diện tích trồng tập trung lớn, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại địa bàn là chính, (xem biểu 14).
4.2.2.4. Cây ăn quả
Trên biểu 10 phản ảnh cây ăn quả chiếm chiếm tỷ trọng rất thấp cả về diện tích và giá trị sản lượng hàng hóa, tuy diện tích mấy năm qua còn thấp, nhưng có xu hướng tăng nhanh trong một vài năm gần đây, năm 1996 diện tích 109,5 ha, chiếm tỷ trọng là 17,10%, thì đến năm 2001 diện tích tăng lên 230 ha đạt tỷ lệ 26,0%, tốc độ tăng bình quân là 6,7%. Cơ cấu cây ăn quả chủ yếu các loại chính là cam, bưởi, dứa và nhãn xoài, nhưng diện tích chiếm tỷ trọng cao là dứa, cam bưởi. Tuy diện tích tăng cao nhưng giá trị sản lượng lại thấp lý do là cây có chu kỳ dài, diện tích mới gieo trồng chưa cho thu hoạch. Cây ăn quả dang được chú trọng phát triển trồng tập trung theo mô hình trang trại và mô hình nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp, đặc biệt cây bưởi thanh trà một trong những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao của địa phương đang được khôi phục và phát triển mạnh trên các bãi bồi ven sông Hương và sông Bồ, nhằm đáp ứng nhu
cầu khách du lịch.
4.2.2.5. Cơ cấu cây trồng theo mùa vụ sản xuất
Do đặc điểm của khí hậu thời tiết, địa hình đất đai, thổ những nên sự hình thành mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kỹ thuật trồng trọt và đặc điểm các loại cây hàng năm của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Vì vậy các laọi cây hàng năm ở đây khá phong phú cả về cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp. Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm cây trồng và đối với từng loài cây cụ thể lại đòi hỏi những thời vụ khác nhau và chu kỳ sản xuất cũng khác nhau. Việc xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng không thể tách rời tính chất mùa vụ được hình thành do yêu cầu kỹ thuật của từng loại cây. Mặt khác do điều kiện tự nhiên diễn biến bất thường như hạn hán, lụt bão...Nếu con người nắm vững quy luật thì việc bố trí mùa vụ để tránh được những bất lợi của tự nhiên gây ra thì kết quả sản xuất có hiệu quả cao. Thực trạng đối với huyện Hương Trà sản xuất cây hàng năm được bố trí theo các mùa vụ sau:
+ Vụ đông xuân: Thường sản xuất có thuận lợi hơn, cơ
cấu các loại cây trồng phong phú hơn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm. Diện tích lúa vụ đông xuân hàng năm được gieo cấy 3.150 ha tập trung ở các xã đồng bằng và thị trấn Tứ Hạ, riêng 5 xã gò đồi và Hải Dương diện tích gieo cấy thấp phân tán manh mún không chủ động về công tác thủy lợi nên năng suất thấp. Năng suất lúa vụ đông xuân bình quân hàng năm đạt trên
43,0tạ/ha, năm 1999 đạt 47,0tạ/ha. Ngoài lúa diện tích màu như sắn, khoai lang, ngô, các loại cây thực phẩm và các cây công nghiệp ngắn ngày cũng tập trung gieo trồng khá lớn. Diện tích lạc gieo trồng hàng năm trong vụ đông xuân hơn 1.000 ha, là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, song năng suất còn thấp, bình quân 14 -15,5tạ/ha. Tuy nhiên, trong sản xuất vụ đông xuân thường đầu vụ mưa rét kéo dài, một số diện tích ngập úng, cuối vụ thường bị lũ tiểu mãn, vì vậy cần chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp ở vùng sâu sang nuôi trồng thgủy sản và vùng cao sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao.
+ Vụ hè thu: Chủ yếu tập trung cây trồng chính là lúa,
diện tích gieo cấy hàng năm vào khoảng 2.900 ha, ngoài ra trồng