Tăng cường công tác tập huấn để nâng cao năng suất và chữ đường cho

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 99 - 102)

TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA

4.1. Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa liệu cho các nông tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

4.1.1. Tăng cường công tác tập huấn để nâng cao năng suất và chữ đường cho cây mía nguyên liệu mía nguyên liệu

Nâng cao năng suất và chữ đường có ý nghĩa rất lớn và thiết thực giúp người nông dân nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía. Qua kết quả mẫu điều tra cho thấy, năng suất bình quân niên vụ 2014 - 2015 là 56 tấn/ha với chữ đường bình quân là 9,5 CCS/tấn. Chữ đường tiêu chuẩn là 10 CCS/tấn. Từ kết quả nghiên cứu của mô hình kinh tế lượng hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu đã chỉ ra rằng, năng suất và chữ đường là 2 yếu tố tác động rất mạnh đến thu nhập từ trồng mía của nông hộ. Khi năng suất tăng lên 1% thì thu nhập từ trồng mía tăng lên 8,962%. Khi chữ đường tăng lên 1% thì thu nhập từ trồng mía tăng lên 8,25%.

Nghiên cứu tự làm một phép so sánh đơn giản, hiện nay tổng diện tích mía nguyên liệu của Thị xã Ninh Hòa là 11.800 ha, năng suất mía bình quân của niên vụ 2014 – 2015 là 56 tấn/ha, chữ đường bình quân là 9.5 CCS. So với HAGL, tổng diện

tích mía là 8.000 ha, năng suất 107 tấn/ha, chữ đường bình quân 11 CCS. (Nguồn:

Tổng hợp từ số liệu điều tra của nghiên cứu và Báo cáo thường niên công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, 2014). Rõ ràng, chỉ một doanh nghiệp mà có quy mô diện tích trồng mía nguyên liệu gần bằng 70% của cả Thị xã Ninh Hòa, nhưng nhờ kĩ thuật chăm sóc tốt và ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến mà năng suất cao gấp đôi và chữ đường cao hơn hẳn.

Thực tế cho thấy, để nâng cao năng suất và chữ đường thì người nông dân phải biết các kĩ thuật chăm sóc hiệu quả. Để người nông dân nắm được các kĩ thuật chăm sóc cần phải tổ chức tập huấn cho người nông dân. Nhưng, thực tế cho thấy việc tập huấn hiện nay trên địa bàn không hiệu quả. Nội dung chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhu cầu thực tế của người nông dân hiện nay là đang cần các kĩ thuật chăm sóc để nâng cao năng suất và chữ đường. Vì vậy, cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tập huấn cho các nông hộ trồng mía tại địa phương. Để nâng cao hiệu quả công tác tập huấn cần thay đổi tư duy và hình thức hoạt động. Nội dung phải đáp ứng nhu cầu thiết thực đó là: các kĩ thuật chăm sóc tiến bộ ở các nước phát triển ngành trồng mía đường trên thế giới hiện nay đang áp dụng. Và sự hướng dẫn của các cán bộ khoa học - kỹ thuật để biến chuyển các kĩ thuật đó sao cho phù hợp với thực tế tại địa phương, có thể áp dụng ngay vào ruộng mía của gia đình. Về hình thức: trong các buổi tập huấn nên để người nông dân chủ động đón nhận kiến thức tập huấn bằng cách để người nông dân trực tiếp thực hành các kĩ thuật trồng, kĩ thuật bón phân chăm sóc, cách thức và tỷ lệ phối trộn các loại phân bón dưới sự hướng dẫn của các cán bộ khoa học..v.v…. Người nông dân sẽ không còn trong tư thế bị động, ngồi lắng nghe lý thuyết như trước. Vì đối với người nông dân trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử. Điều này sẽ tạo cho không khí của buổi tập huấn sinh động, lôi cuốn được người nông dân tham gia và hơn hết, hiệu quả mang lại cao hơn.

Thứ hai, hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho người nông dân. Để làm được việc này rất cần một chính sách nhất quán từ chính quyền các cấp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức xã hội, công ty đường, các tổ chức tài chính và người nông dân. Kinh nghiệm trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao của HAGL đó chính là áp dụng kỹ thuật canh tác tưới nhỏ giọt của Israel - đầu tư hệ thống tưới tiêu. Qua thực tế điều tra cho thấy, những nông hộ trồng mía gần sông, suối, nguồn nước….năng suất luôn đạt cao hơn những nông hộ khác. Người nông dân Việt Nam nói chung và người nông dân trồng mía ở Ninh Hòa nói riêng rất cần cù, chịu khó và sáng tạo. Để đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt như HAGL cần rất nhiều chi phí, với khả năng tài chính thực tế của các nông hộ, để đầu tư các kỹ thuật canh tác hiện đại không đủ vốn, người nông đã sáng tạo cách tưới phun mưa nhờ tận dụng áp lực nước từ trên nguồn, sau đó các hộ có ruộng mía liền kề liên kết, cùng góp vốn để đầu tư xây dựng đường ống hoặc đào hồ trữ nước, khoan giếng đặt hệ thống bơm để tưới cho mía. Qua đó cho thấy, một điểm đáng lưu ý là đặc điểm cộng đồng cư dân thôn, xã ở nông thôn thường có quan hệ họ hàng, dòng tộc nên điều này có tác động rất lớn trong việc triển khai và ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến về trồng mía.

Thứ ba, trong công tác chọn giống, người nông dân nên chọn những giống mía mới có năng suất và chữ đường cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Trong quá trình trồng nên chăm sóc bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật.

Thứ tư, qua thực tế cho thấy, trong khâu thu hoạch, năng suất và chữ đường bị giảm và hao hụt rất nhiều. Gốc mía là nơi có lượng đường cao nhất nên phải chặt sát mặt đất nhưng chặt bằng tay nên không đồng đều, gốc mía còn lại trên ruộng cao nên làm giảm lượng đường trong cây mía. Thời gian hoàn thành việc thu hoạch mía bị kéo dài, làm cho năng suất và chữ đường bị hao hụt rất lớn. Cần phải cơ giới hóa trong khâu thu hoạch bằng cách sử dụng các loại máy thu hoạch mía. Hiện nay có nhiều máy thu hoạch mía rất nhỏ gọn, hoạt động hiệu quả, thích hợp với nhiều loại địa hình, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Các nước có ngành trồng mía phát triển sử dụng máy móc và công nghệ thu hoạch thay hoàn toàn cho sức lao động của con người như Thái Lan, Nhật Bản, Úc, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai... hiệu quả mang lại rất cao

Thứ năm, khâu vận chuyển mía về nhà máy còn chậm trễ cũng góp phần hao hụt năng suất và chữ đường rất nhiều. Vụ thu hoạch mía bắt đầu từ cuối tháng 12 và kết thúc vào khoảng tầm tháng 5, bản chất tự nhiên của cây mía vào đầu mùa khô, cây mía bắt đầu kết tinh đường và chín cho nên bao giờ thời điểm thu hoạch cũng rơi vào mùa nắng. Mùa nóng nên sau khi chặt lượng nước và đường trong cây mía bốc hơi rất nhanh. Mía cũng như các loại hình nông sản khác, khi vào vụ thu hoạch là chín hàng loạt, tập trung trong một thời gian ngắn nên khâu vận chuyển mía về nhà máy luôn bị chậm trễ... Ở Úc, quy định thời gian tối đa sau khi thu hoạch mía phải đem về chế biến là 16 giờ, ở nhà máy đường Ninh Hòa là 24 giờ, nhưng thật tế phải kéo dài hơn nhiều. Qua điều tra thực tế cho thấy, mía sau khi chặt xong phải nằm tại ruộng thêm từ 1 - 3 ngày mới vận chuyển về nhà máy. Việc chậm trễ trong khâu vận chuyển về nhà máy làm cho năng suất và chữ đường giảm rất nhiều, tác động trực tiếp đến thu nhập của người nông dân trồng mía. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp chỉ đạo các nhà máy đường thực hiện việc thu mua mía nguyên liệu theo đúng kế hoạch, việc thu mua, vận chuyển đảm bảo không ảnh hưởng đến chữ đường của cây mía, đảm bảo sự công bằng cho người nông dân trồng mía.

Thứ sáu, phải đảm bảo công khai, minh bạch trong việc đo chữ đường và tính tỷ lệ rác. Qua điều tra thực thế, hiện nay nhiều nông dân trồng mía vẫn băn khoăn về kết quả đo chữ đường của nhà máy, vì nơi thu mua cũng là nhà máy mà kết quả đo chữ đường cũng do nhà máy thực hiện. Căn cứ vào chất lượng tự đánh giá, các nhà máy sẽ ra giá mua mía nguyên liệu. Và điều này dẫn đến nhiều trường hợp người nông dân trồng mía phản ứng vì cho rằng nhà máy xác định chữ đường thấp hơn thực tế nhằm hạ

giá mua nguyên liệu. Sự công bằng và công tâm trong việc đo chữ đường luôn là nổi lo của người nông dân mỗi khi thu hoạch mía. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các nhà máy đường xác định chất lượng mía nguyên liệu theo bộ quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng mía nguyên liệu, ký hiệu QCVN 01 – 98: 2012/ BNNPTNT. Việc giám sát chữ đường hiện nay đang giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà cụ thể là Chi cục Quản lý nông, lâm, thủy sản giám sát quản lý. Tuy nhiên, thực tế tổ giám sát chỉ đi theo đợt hoặc khi có sự phản ánh của người nông dân. Thiết nghĩ, cần phải có tổ chức đánh giá chất lượng mía độc lập với nhà máy đường và người nông dân sản xuất mía nguyên liệu, có như vậy mới tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, nông dân mới yên tâm trồng mía.

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)