mía nguyên liệu của nông hộ
3.2.2.1. Kết quả phân tích tương quan
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, các yếu tố tác động đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của các nông hộ tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Để thực hiện phân tích bước đầu tiên, xem xét các mối tương quan giữa tất cả các biến. Ma trận này cho biết tương quan giữa biến Thu nhập với từng biến độc lập, cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Các biến: chi phí, giới tính và tập huấn có dấu hệ số tương quan Pearson là dấu (-): bước đầu nhận định rằng có sự tương quan nghịch với thu nhập.
Các biến: tuổi, lao động, vay vốn, kinh nghiệm, học vấn, năng suất, giá bán, chữ đường có dấu hệ số tương quan Pearson là dấu (+): có sự tương quan thuận với thu nhập.
Về mức độ tương quan: các biến độc lập đều có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc. Vì vậy có thể đưa các biến này vào mô hình hồi quy để giải thích cho thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của nông hộ.
Giữa 2 biến độc lập: năng suất và chi phí có sự tương quan qua lại rất cao (0,969), nghiên cứu cần xem xét thật kỹ vai trò của 2 biến độc lập này trong mô hình.
Sơ bộ có thể kết luận rằng các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của nông hộ. Kết quả phân tích tương quan được thể hiện chi tiết qua Bảng 3.15 như sau:
81
Bảng 3.15: Kết quả phân tích tương quan Correlations
ln_thunhap ln_chiphi ln_tuoi gioitinh ln_laodong vayvon taphuan kinhnghiem hocvan ln_nangsuat ln_giaban ln_chuduong
ln_thunhap 1.000 -.083 .080 -.074 .001 .264 -.076 .218 .194 .084 .105 .104 ln_chiphi -.083 1.000 -.101 -.085 .015 -.228 -.032 -.313 .063 .969 -.010 -.009 ln_tuoi .080 -.101 1.000 .064 .284 .004 .104 .554 -.095 -.087 .048 .049 gioitinh -.074 -.085 .064 1.000 .162 -.036 .257 .101 -.081 -.097 -.016 -.016 ln_laodong .001 .015 .284 .162 1.000 -.009 .173 .142 -.171 .007 .041 .042 vayvon .264 -.228 .004 -.036 -.009 1.000 .087 .268 .183 -.179 -.030 -.030 taphuan -.076 -.032 .104 .257 .173 .087 1.000 .037 -.117 -.036 -.056 -.056 kinhnghiem .218 -.313 .554 .101 .142 .268 .037 1.000 -.072 -.306 .148 .148 hocvan .194 .063 -.095 -.081 -.171 .183 -.117 -.072 1.000 .112 -.031 -.032 ln_nangsuat .084 .969 -.087 -.097 .007 -.179 -.036 -.306 .112 1.000 -.034 -.034 ln_giaban .105 -.010 .048 -.016 .041 -.030 -.056 .148 -.031 -.034 1.000 1.000 Pearson Correlation ln_chuduong .104 -.009 .049 -.016 .042 -.030 -.056 .148 -.032 -.034 1.000 1.000 ln_thunhap . .078 .087 .104 .495 .000 .098 .000 .000 .076 .037 .038 ln_chiphi .078 . .042 .074 .397 .000 .295 .000 .141 .000 .433 .436 ln_tuoi .087 .042 . .137 .000 .473 .037 .000 .053 .068 .206 .204 gioitinh .104 .074 .137 . .003 .268 .000 .042 .083 .049 .394 .391 ln_laodong .495 .397 .000 .003 . .438 .002 .007 .002 .452 .241 .237 vayvon .000 .000 .473 .268 .438 . .070 .000 .001 .001 .305 .304 taphuan .098 .295 .037 .000 .002 .070 . .264 .023 .270 .170 .172 kinhnghiem .000 .000 .000 .042 .007 .000 .264 . .109 .000 .006 .006 hocvan .000 .141 .053 .083 .002 .001 .023 .109 . .028 .298 .292 ln_nangsuat .076 .000 .068 .049 .452 .001 .270 .000 .028 . .279 .280 ln_giaban .037 .433 .206 .394 .241 .305 .170 .006 .298 .279 . .000 Sig. (1-tailed) ln_chuduong .038 .436 .204 .391 .237 .304 .172 .006 .292 .280 .000 . ln_thunhap 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 ln_chiphi 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 ln_tuoi 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 gioitinh 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 ln_laodong 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 vayvon 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 taphuan 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 kinhnghiem 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 hocvan 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 ln_nangsuat 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 ln_giaban 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 N ln_chuduong 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292
82
3.2.2.2. Kết quả phân tích hồi qui về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng mía nguyên liệu
Tất cả các biến độc lập được nhận diện trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại chương 1 được đưa vào phần mền SPSS 22.0, sử dụng lệnh Enter trong hồi quy tuyến tính (Linear Regression) cho ra kết quả hồi quy ban đầu như sau.
Bảng 3.16: Tóm tắt mô hình ban đầu Model Summaryb Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .735a .540 .524 1.28904 1.863
a. Predictors: (Constant), ln_truduong, ln_chiphi, ln_laodong, hocvan, gioitinh, taphuan, ln_tuoi, vayvon, Ln_kinhnghiem, ln_nangsuat
b. Dependent Variable: ln_thunhap
Bảng 3.28 cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 52,4%, có nghĩa là 52,4% sự thay đổi của thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của các nông hộ được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.
Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1.863, chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan
Bảng 3.17: Phân tích phương sai Anova ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 548.979 10 54.898 33.039 .000b Residual 466.916 281 1.662 1 Total 1015.895 291
a. Dependent Variable: ln_thunhap
b. Predictors: (Constant), ln_truduong, ln_chiphi, ln_laodong, hocvan, gioitinh, taphuan, ln_tuoi, vayvon, Ln_kinhnghiem, ln_nangsuat
Trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, giá trị sig. rất nhỏ cho thấy độ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng, tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình nghiên cứu đưa ra phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Kết quả ước lượng mô hình ban đầu cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được sự 52,4% sự biến thiên của các biến độc lập đến thu nhập của hộ gia đình trồng mía
nguyên liệu tại địa bàn Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, hầu hết các biến giải thích đều có dấu như kỳ vọng. Kết quả thể hiện chi tiết qua Bảng 3.18 như sau:
Bảng 3.18: Kết quả phân tích hồi quy Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics B Std.
Error Beta t Sig. Tolerance VIF (Constant) -16,690 5,779 -2,888 0,004 ln_tuoi -0,642 0,415 -0,080 -1,546 0,123 0,615 1,626 gioitinh -0,170 0,208 -0,035 -0,817 0,415 0,898 1,113 hocvan 0,201 0,168 0,052 1,198 0,232 0,883 1,133 Ln_kinhnghiem 0,713 0,170 0,227 4,185 0,000 0,554 1,806 ln_laodong 0,184 0,261 0,031 0,705 0,481 0,865 1,156 vayvon 0,595 0,314 0,086 1,897 0,059 0,796 1,256 taphuan -0,248 0,205 -0,052 -1,208 0,228 0,886 1,129 ln_chiphi -7,992 0,526 -2,609 -15,182 0,000 0,055 18,061 ln_nangsuat 8,962 0,572 2,685 15,676 0,000 0,056 17,932 ln_chuduong 8,250 2,413 0,141 3,419 0,001 0,957 1,045 R Square 0,540 Adjusted R Square 0,524 Thống kê F (sig.) 33,309 (0.000) Durbin-Watson 1,863
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra
Biến tuổi của chủ hộ: biến tuổi trong hàm hồi quy có dấu âm, hàm ý rằng tuổi của chủ hộ có tác động ngược chiều đến thu nhập từ trồng mía của nông hộ. Tuy nhiên, biến số ước lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thực tế điều tra cho thấy, các hoạt động trồng mía trên địa bàn nghiên cứu chỉ có khâu làm đất là được cơ giới hóa, còn các công đoạn còn lại hoàn toàn sử dụng sức lao động của con người. Với lối canh tác thủ công đòi hỏi người trồng mía phải có sức khỏe. Tuổi càng cao thì sức khỏe càng giảm sút. Biến tuổi trong hàm hồi quy của nghiên cứu tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng phản ánh đúng thực tế.
Biến giới tính của chủ hộ: kết quả hồi quy cho thấy, dấu của biến giới tính là dấu âm, điều này có nghĩa là đặc điểm giới tính chủ hộ có tác động nghịch chiều tới thu nhập của hộ trồng mía. Trong điều kiện các biến khác khác không đổi, thu nhập từ trồng mía của những chủ hộ là nam giới thấp hơn những chủ hộ là nữ giới. Tuy nhiên, biến số này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, các công đoạn trong trồng mía như xuống hom, làm cỏ, chăm sóc đến khâu thu hoạch hầu như phải làm hoàn toàn bằng tay nên cần có tính kiên nhẫn và chịu khó. Vấn đề có thể là do đặc điểm giới tính, nữ giới thường có tính tỉ mỉ, chịu khó và kiên nhẫn hơn nam giới nên việc chăm sóc mía thường làm tốt hơn nam giới. Do đó cây mía được phát triển tốt hơn, thu nhập từ trồng mía cũng tăng lên.
Biến học vấn: học vấn có tác động thuận chiều đến thu nhập từ hoạt động trồng mía của hộ gia đình. Từ kết quả của các nghiên cứu được hệ thống ở chương trước và thực tế tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, chủ hộ có trình độ học vấn cao thường có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức và tiến bộ khoa học kỹ thuật, do đó thu nhập từ trồng mía cũng cao hơn so với các nông hộ khác. Mặc dù vậy, biến số này không có ý nghĩa thống kê.
Biến số kinh nghiệm: kinh nghiệm trồng mía có tác động thuận chiều tới việc nâng cao thu nhập từ trồng mía của nông hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Rõ ràng, trong hoạt động nông nghiệp nói chung và hoạt động trồng mía nói riêng thì yếu tố kinh nghiệm vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới phương pháp tổ chức sản xuất của hộ gia đình. Những hộ có nhiều năm kinh nghiệm hơn trong hoạt động trồng mía nguyên liệu sẽ cải thiện được thu nhập của mình.
Biến lao động: số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động trồng mía có tác động thuận chiều đến thu nhập của hộ gia đình trồng mía. Nếu nông hộ có số lao động trực tiếp tham gia trồng mía tăng lên 1% thì thu nhập của nông hộ tăng lên 0,184% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên biến này lại không có ý nghĩa thống kê. Qua điều tra thực tế, hoạt động trồng mía thủ công nên cần rất nhiều công lao động, nhà có nhiều lao động trực tiếp tham gia trồng mía thì càng ít phải thuê công lao động ngoài, tiết kiệm chi phí đầu tư. Do đó thu nhập từ trồng mía được tăng lên.
Biến vay vốn: yếu tố này có dấu như dự đoán và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Hoạt động vay vốn có tác động tích cực đến thu nhập từ trồng mía của nông hộ. Rõ ràng, vốn vay là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng để hộ có thể mở rộng đầu tư và nâng cao thu nhập cho mình từ hoạt động trồng mía.
Biến tập huấn: yếu tố này có dấu không như kỳ vọng ban đầu, hệ số hồi quy mang dấu âm, điều này có rằng số lần số lần tập huấn lại có tác động ngược chiều đến thu nhập từ trồng mía. Điều này có thể hoạt động tập huấn chưa được tổ chức tốt hoặc các kiến thức khá xa với thực tiễn sản xuất tại địa phương. Qua điều tra thực tế cho thấy, trong 292 hộ gia đình có tới 269 hộ gia đình (chiếm 92%) đi tham dự tập huấn, nhưng chỉ đi trung bình 1,5 lần. Qua tìm hiểu cho thấy, mỗi lần tập huấn dài khoảng 2 tiếng đồng hồ, người nông dân thường ngồi nghe tóm tắt kiến thức về sự phát triển của cây mía, nghe giới thiệu về các loại sâu bệnh thường gặp và tên các loại thuốc. Do đó không đáp ứng nhu cầu thực tế của người nông dân. Tập huấn mang nặng tính hình thức mà thiếu tính thiết thực, kiến thức tập huấn chưa bám sát yêu cầu thực tế sản xuất mía. Biến chi phí: dấu của hệ số hồi quy như kỳ vọng ban đầu (dấu âm) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí từ hoạt động trồng mía của hộ gia đình giảm xuống 1% thì thu nhập của nông hộ tăng lên 7,992%. Có thể thấy rằng các khoản chi phí phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ tại địa phương này. Trong hoạt động trồng mía có nhiều loại chi phí khá cao, như: chi phí thuê đất, chi phí cho giống, phân,….Như vậy, nếu hộ biết sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất cho 1 đơn vị diện tích và do vậy sẽ góp phần gia tăng thu nhập.
Biến năng suất: kết quả hồi quy cho thấy, biến số này có tác động thuận chiều đến việc nâng cao thu nhập từ trồng mía cho nông hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa rằng khi năng suất trồng mía của hộ gia đình tăng lên 1% thì thu nhập từ hoạt động trồng mía của nông hộ tăng lên 8,962%. Năng suất lao động thể hiện hiệu quả của hoạt động trồng mía của hộ. Nếu hộ có các biện pháp để nâng cao năng suất thông qua đổi mới công nghệ sản xuất, sử dụng các loại giống được lựa chọn tốt,…thì sẽ có điều kiện để nâng cao năng suất và thu nhập cho mình.
Biến chữ đường: dấu của hệ số hồi quy như kỳ vọng, chữ đường có tác động thuận chiều tới việc nâng cao thu nhập từ trồng mía cho nông hộ. Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nếu chữ đường tăng lên 1% thì thu nhập từ trồng mía tăng lên 8,25%. Chữ lượng đường liên quan đến nhiều khâu trong cả qui trình trồng mía nguyên liệu, như: giống, phân bón, chăm sóc, thời điểm thu hoạch…
Kết quả phân tích đã cho thấy, có sáu yếu tố có tác động tích cực đến việc nâng cao thu nhập từ trồng mía cho nông hộ, bao gồm: học vấn, kinh nghiệm, lao động, vốn
vay, năng suất, chữ đường. Các biến: tuổi, giới tính, tập huấn, chi phí có tác động ngược chiều tới việc nâng cao thu nhập từ trồng mía cho nông hộ. Sắp xếp theo mức độ tác động, nhóm yếu tố có tác động mạnh nhất là: chi phí đầu tư cho trồng mía, năng suất và chữ đường. Kết quả đã phát hiện ra rằng, trên lý thuyết việc tập huấn khoa học kỹ thuật có tác động tích cực đến việc nâng cao thu nhập cho nông dân trồng mía nhưng thực tế tại địa bàn nghiên cứu việc tập huấn không hiệu quả, chưa chú trọng đến nội dung, còn mang nặng tính hình thức, không bám sát thực tế cho nên tập huấn không hiệu quả. Hiện nay người nông dân trồng mía ở Ninh Hòa vẫn đang dựa vào kinh nghiệm để sản xuất.
Nghiên cứu còn nhận thấy: giữa năng suất và chi phí có quan hệ với nhau rất chặt chẽ bởi vì khi nông hộ bỏ chi phí đầu tư như phân bón, chăm sóc, hệ thống tưới tiêu…sẽ thúc đẩy năng suất. Qua điều tra thực tế cho thấy, những nông hộ trồng mía gần nguồn nước tự nhiên như: sông, suối, ao hồ….năng suất luôn đạt cao hơn những nông hộ khác. Chữ đường chính là hàm lượng có trong cây mía, đây là hai yếu tố quyết định tới thu nhập của người trồng mía. Chữ đường càng cao, thu nhập của nông hộ càng tăng.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu lý thuyết, có đưa biến giá bán vào mô hình đề xuất, nhưng sau phân tích hồi quy, biến giá bán được loại ra khỏi mô hình vì có dấu hiệu đa cộng tuyến. Giữa biến giá bán, chữ đường và năng suất có mối quan hệ tuyến