Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 45)

2.1.1. Vị trí địa lý

Vùng đất Ninh Hòa được hình thành trong quá trình Nam tiến của người Việt khi vua Nguyễn Phúc Tần cho quân chiếm đánh đất của vua Chiêm Thành. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Thị xã Ninh Hòa lần lượt có tên Thái Khang, sau đó đổi tên là phủ Bình Khang. Năm 1774, khi quân Tây Sơn chiếm cứ Bình Khang đổi thành trấn Bình Hòa, đến năm 1831 đổi thành tên Ninh Hòa. Và tên Ninh Hòa gắn liền với vùng đất này đến nay.

Thị xã Ninh Hòa là 1 trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Khánh Hòa gồm có: thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh, huyện Diên Khánh, huyện Khánh Vĩnh, huyện Cam Lâm, huyện Khánh Sơn, huyện Trường Sa. Thị xã Ninh Hòa phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh và huyện Khánh Vĩnh, phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk. Ninh Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 119.777 km2, mật độ dân số trung bình là 237.696 , có trên 70% là núi rừng, đồng bằng là một lòng chảo hơi tròn, ba mặt bị núi bao bọc, bán kính khoảng 15km2, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam với đầy đủ các dạng địa hình, từ núi cao đến gò đồi, dốc thoải, đồng bằng, ven biển.

Ninh Hòa lên Thị xã vào năm 2010 . Thị xã Ninh Hòa có 27 xã phường, trong đó 7 đơn vị hành chính cấp phường: Ninh Hiệp, Ninh Hải, Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Đa, Ninh Giang, Ninh Hà và 20 đơn vị hành chính cấp xã : Ninh Sơn, Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Trung, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Đông, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Phước, Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Ích, Ninh Vân (Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013).

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa, 2015

Hình 2.1: Bản đồ Thị xã Ninh Hòa

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

 Đất đai – Thổ nhưỡng

Trên địa bàn Ninh Hòa hiện có các nhóm đất sau: nhóm đất mặn phân bố chủ yếu ở phía Đông Thị xã Ninh Hòa, những vùng đất tiếp giáp biển. Nhóm đất phù sa: Phân bố trải đều ven các sông suối trên địa bàn. Đất phù sa rất thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Nhóm đất xám: thường hình thành ở các vùng có địa hình đồi dốc thoai thoải, thời tiết khô hạn, thường bị xói mòn và rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng. Nên tầng đất mặt nghèo chất dinh dưỡng số lượng vi sinh vật trong đất rất ít, hoạt động yếu. Loại đất này thương phù hợp với nhóm cây trồng: ngô, khoai, sắn, mía (hiện nay cây mía ở Thị xã Ninh Hòa chủ yếu được trồng trên loại đất này). Nhóm đất đỏ vàng và đất mùn đỏ vàng: phân bố chủ yếu trên núi cao, với hàm lượng sắt và nhôm trong đất khá cao. Nhóm đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất khác. (Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, 2008).

Cây mía thích hợp nhất là được trồng trên địa hình vàn cao, bằng phẳng, có điều kiện tưới tiêu tốt. Dạng đất địa hình, đồi thoải chỉ thích hợp ở mức thứ hai do khó khăn trong khâu làm đất, vận chuyển và tưới tiêu. Do điều kiện tự nhiên, Ninh Hòa như một thung lũng, 3 mặt là núi, 1 mặt là biển, địa hình chủ yếu là đồi thoải, nên cây mía chủ yếu trồng trên địa hình đồi thoải.

 Thời tiết khí hậu

Theo phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa, Thị xã Ninh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu II3 – thuộc vùng đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, trong thời gian này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu hơi lạnh mưa nhiều. Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm: 1.350mm.

Mùa khô: kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm, nắng hạn gay gắt, gây khô hạn và ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

Nhiệt độ trung bình năm là 26,60C. Nhiệt độ cao nhất: 39,40C. Nhiệt độ thấp nhất: 14,60C. Tổng tích ôn khoảng 9.5000C. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%.

Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm: 1350 mm + Lượng mưa cao nhất: 1.600 – 1.800 mm. + Lượng mưa thấp nhất: 1.000 – 1.200 mm.

Chế độ nắng, gió: thời gian chiếu nắng trung bình khoảng 6,2 giờ/ngày, tính bình quân cả năm đạt 2.482 giờ nắng/năm.

Cây mía là loại cây nhiệt đới đòi hỏi độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng khá cao. Cây mía sinh trưởng tốt nhất ở mức nhiệt 260C. Cây mía là loài cây ưa sáng, đòi hỏi cao về thời gian chiếu sáng, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng và chữ đường khi thu hoạch. Cây mía đòi hỏi trên 2000 giờ chiếu sáng. Là loại cây thân ống, ưa nước nhưng lại sợ úng, khi đang phát triển thì cần mưa từ 100 - 170mm/tháng nhưng khi mía chín, trước khi thu hoạch phải khô ráo tối thiểu 2 tháng để mía kết tinh đường. Cho nên những nước khô hạn thì trồng mía tốt hơn những nơi mưa nhiều, phân bố rải rác quanh năm. Gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây nhưng trời phú cho vùng đất Khánh Hòa không bị bão mà thường chỉ chịu ảnh hưởng nên cây mía không bị ngã đổ trong mùa mưa bão. Điều kiện tự nhiên của vùng đất này phù hợp để trồng và phát triển cây mía nguyên liệu. (Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, 2008).

 Hệ thống sông ngòi và nguồn nước mặt

Ninh Hòa có hệ thống sông chính là hệ thống sông Cái, chia thành 2 nhánh lớn là nhánh sông Cái ở phía Nam và nhánh sông Đá Bàn ở phía Bắc.

Sông Cái có nguồn gốc từ dãy núi Chư Hơ Mu ở độ cao 2.051 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra đầm Nha Phu. Sông có tổng chiều dài là 49 km, với diện tích lưu vực khoảng 964 km2.

Sông Cái Ninh Hòa có các phụ lưu sau: Suối Bông, Suối Trầu, Suối Lốt. Về sự phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm cũng có sự biến động tương đối lớn, thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm lượng nước điều tiết từ mặt đệm của lưu vực, lượng dòng chảy trong thời kỳ này chỉ chiếm 2-6% tổng lượng chảy cả năm. Thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 6 thường có lũ tiểu mãn, do đó dòng chảy đã tăng lên. Thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 8 do ít mưa nên dòng chảy suy giảm. Thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 11 mưa lớn và tập trung nên dòng chảy trong sông tăng vọt và đạt giá trị lớn nhất trong năm.

Nhìn chung hệ thống sông suối tương đối dày, phân bổ không đồng đều, ngắn và dốc, mưa bão tập trung nên thường xuyên gây ngập lụt vào mùa mưa bão. Vùng núi cao mật độ lưới sông dày khoảng 1km/km2, vùng đồng bằng ven biển có mật độ lưới sông mỏng hơn, khoảng 0,6km/ km2. Do đặc điểm địa hình chia cắt nên sông ngòi thường ngắn và dốc. Lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa chênh lệch rất lớn. Mùa mưa tốc độ dòng chảy bề mặt lớn và thường gây lũ lụt vào những tháng trong mùa mưa, mùa khô sông suối khô cạn, gây hạn hán. Hiện nay, trong vùng đã xây dựng một số công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nhiệp. Các công trình có thể khai thác vào sản xuất mía là: hệ thống kênh mương hồ Đá Bàn, hệ thống kênh mương hồ thủy điện Ea Krongru…(Sở NN & PTNT tỉnh Khánh Hòa, 2008).

Ninh Hòa là vùng trồng mía nguyên liệu tập trung của tỉnh Khánh Hòa, nhưng chủ yếu lại phụ thuộc vào nước mưa, sự thất thường của thời tiết và tình trạng hạn hán kéo dài như hiện nay khiến cho các đập trữ nước của Thị xã cũng rơi vào tình trạng cạn nước. Nguồn nước tích trữ ưu tiên cho sinh hoạt của người dân, nhiều vùng nông nghiệp buộc phải ngừng sản xuất vì thiếu nước.

2.1.3. Đặc điểm đời sống dân cư của thị xã Ninh Hòa

 Tình hình đời sống dân cư

Năm 2013, toàn Thị xã có số dân là 238.802 người, trong đó người dân sống nông thôn là 159.002 người, chiếm 67% dân số, còn lại sống ở khu vực thành thị.

Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số thị xã Ninh Hòa năm 2013

Qua biểu đồ thống kê trên cho thấy, hiện nay đa phần người dân ở Ninh Hòa là sống ở vùng nông thôn. Mật độ dân số 198 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 8,1%. Tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần qua từng năm.

 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Nguồn: Chi cục thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế Thị xã Ninh Hòa năm 2013

Qua biểu đồ trên cho thấy, cơ cấu kinh tế của Thị xã Ninh Hòa là Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ, trong đó công nghiệp là ngành sản xuất chính. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm là 23,8%; ngành du lịch - dịch vụ tăng 16,3%; nông nghiệp tăng 4,8%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt trên 85%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,38% theo chuẩn quốc gia… Tất cả những điều đó đã tạo nên vị thế mới cho đô thị trẻ Ninh Hòa. Theo quy hoạch, Thị xã Ninh Hòa sẽ

trở thành đô thị loại III, là trung tâm chuyên ngành dịch vụ, du lịch, giáo dục - đào tạo và công nghiệp. Tổng thu ngân sách năm 2013 của toàn Thị xã là 4.904.315 triệu đồng, thu ngân sách tăng dần qua từng năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng và đường bộ tương đối phát triển. Tất cả các xã đều có đường nhựa, đường bê tông dẫn đến trụ sở UBND, hệ thống điện lưới quốc gia được đưa đến các thôn, 27 xã phường đều có trạm y tế xã, trường tiểu học, các xã phường đều đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Theo đó, giai đoạn 2011 – 2015, Thị xã Ninh Hòa phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hơn 13%, GDP bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng/năm, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân hằng năm đạt trên 22%, dịch vụ - du lịch trên 17%, tổng sản lượng lương thực đạt trên 90.000 tấn/năm.

(Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010).

Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất Nông nghiệp (Theo giá so sánh 2010)

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần qua các năm, trong đó giá được tạo ra từ trồng trọt chiếm tỷ trọng cao (gần 70%) tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động trồng mía nguyên liệu của thị xã Ninh Hòa liệu của thị xã Ninh Hòa

Thị xã Ninh Hòa có tổng diện tích 119.777 ha trong đó đất dành cho nông nghiệp là 28.984 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm 2013 của Ninh Hòa là 1.609.053 triệu đồng – chiếm 37% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh (Cục thống

kê Khánh Hòa, 2014). Đất nông nghiệp ở Ninh Hòa có độ phì nhiêu thấp, bị chia cắt lớn bởi địa hình do đó diện tích đất trồng trong nông nghiệp phân tán. Do địa hình trải dài từ vùng núi xuống vùng biển nên có nhiều chủng loại đất kết hợp nên phát triển nhiều chủng loại cây trồng khá phong phú nhưng diện tích trồng nhỏ hẹp, manh mún, phân bố rải rác theo từng xã. Những vùng chủ động được nguồn nước tưới thì quy hoạch để trở thành vùng chuyên canh trồng lúa, trồng rau, trồng màu. Những diện tích đất trồng trọt ở độ dốc cao, không có hệ thống phòng chống xói mòn, không chủ động được nguồn nước tưới thì chủ yếu trồng mía, mỳ, điều, xoài…Ngành chăn nuôi của thị xã Ninh Hòa đứng toàn tỉnh về số lượng. Ninh Hòa chủ yếu là nuôi heo, nuôi gia cầm, nuôi bò…Ngành nông nghiệp của Thị xã Ninh Hòa được xem như nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa. Đất đai là tư liệu sản xuất chính của ngành nông nghiệp, diện tích có hạn nhưng ngày càng bị thu hẹp để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong xu thế tất yếu phát triển hiện nay, ngành nông nghiệp của Thị xã Ninh Hòa cũng cùng chung thực trạng của ngành nông nghiệp cả nước buộc thu hẹp bề rộng nhưng phải tăng dần chiều sâu, tức là thu hẹp diện tích đất sản xuất nhưng phải tăng năng suất, chất lượng có như vậy mới bảo đảm an ninh lương thực.

2.1.4.1. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Cơ cấu cây trồng vật nuôi của ngành nông nghiệp trong năm 2013, trồng trọt chiếm 69%, chăn nuôi chiếm 24% và dịch vụ trong nông nghiệp chiếm 7%. Chi tiết được thể hiện qua Biểu đồ 2.4 sau đây:

Nguồn: Chi cục thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Với diện tích rộng, có nhiều loại đất đai, địa hình và truyền thống nông nghiệp lâu đời nên Thị xã Ninh Hòa đã quy hoạch vùng, xác định rõ hướng đi, trồng cây gì, nuôi con gì là chủ lực để tận dụng lợi thế tự nhiên, thỏa mãn các điều kiện sinh thái để có nhiều lợi thế phát triển nhất. Sản xuất trồng trọt phụ thuộc vào khả năng đầu tư và phải gắn với thị trường, vì vậy trên cùng một vùng sinh thái có thể trồng được nhiều loại cây nhưng chính quyền Thị xã định hướng cho người nông dân chỉ chọn cây nào có suất đầu tư thấp và có thị trường tiêu thụ mạnh, ốn định. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đối với cây trồng ngắn ngày như cây rau, màu, lương thực (như giá dưa hấu có thể biến động rất lớn theo từng ngày). Quy mô, công suất vị trí và tình hình sản xuất kinh doanh của các nhà máy chế biến nông sản như nhà máy đường là yếu tố thị trường rất quan trọng trong việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

2.1.4.2. Sản lượng và giá trị sản xuất

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị của trồng trọt tăng dần qua từng năm. Năm 2011, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 1.062 tỷ đồng; năm 2012, là 1.105 tỷ đồng; năm 2013, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 1.174 tỷ đồng. Giá trị ngành trồng trọt tạo ra hơn gấp 3 lần tổng giá trị ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cộng lại. Chi tiết được thể hiện qua Biểu đồ 2.5:

Nguồn: Chi cục thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Biểu đồ 2.5: Giá trị sản xuất Nông nghiệp phân theo ngành năm 2013

Ngành trồng trọt chiếm đa số, trong đó tập trung chú trọng phát triển cây lương thực – cây lúa. Với diện tích trồng lúa tăng dần qua từng năm, năm 2010 với diện tích lúa sản xuất là 19.600 ha, đến năm 2013 tăng lên 22.255 ha. Sản lượng cũng tăng theo thời gian, năm 2010, sản lượng lúa là 95.096 tấn, đến năm 2013 sản lượng tăng lên

106.941 tấn. Trong lĩnh vực cây công nghiệp thì mía được xem là cây chủ đạo, được UBND tỉnh phê duyệt trở thành vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung cho toàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2008. Với diện tích trồng mía nguyên liệu tăng dần qua từng năm. Năm 2010 là 9.673 ha, đến năm 2013 đã tăng lên 11.765 ha. Còn các nhóm cây trồng khác như các loại rau đậu, cây có củ, cây hàng năm, cây lâu năm được phân bổ rải rác trồng ở các vùng trong Thị xã, nhưng diện tích không lớn. Ninh Hòa đứng đầu tỉnh Khánh Hòa về số lượng đàn bò, đàn heo và gia súc gia cầm. Theo Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, năm 2013, tổng đàn bò của tỉnh là 71.743 con, trong đó Ninh Hòa dẫn đầu, nuôi 26.008 con, chiếm hơn 36%. Năm 2013, toàn tỉnh có 122.740 con heo, trong

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 45)