Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 36)

Đặng Kiều Nhân (2009) đã nghiên cứu đề tài “Năng suất và lợi tức sản xuất lúa cao sản ở đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1995 – 2006”.

Về phương pháp: tác giả dùng phương pháp phân tích cụm (cluster) để phân

loại các vùng sản xuất lúa chính và phân tích tích xu hướng sản xuất lúa ở các vùng này. Căn cứ để phân loại là năng suất và suất lúa vụ đông xuân, xuân hè và hè thu và diện tích lúa mùa của hai năm 2005 và 2006.

Mô hình nghiên cứu: để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận

sản xuất lúa và thu nhập hộ trong vụ lúa đông xuân và hè thu, tác giả đưa ra biến phụ thuộc là: năng suất, lợi nhuận sản xuất lúa và tổng thu nhập của nông hộ. Mô hình sử dụng các biến độc lập sau: diện tích sản xuất, đầu tư vật tư (chi phí phân bón, thuốc sâu), giá lúa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: để tăng năng suất cần phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật để duy trì độ màu mỡ của đất. Để tăng lợi nhuận và thu nhập phải giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng gạo và mở rộng đầu ra bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu. Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các biện pháp kỹ thuật và giá bán đầu ra có tác động thuận chiều đến năng suất, lợi nhuận và thu nhập nông hộ. Chi phí sản xuất có tác động nghịch chiều với năng suất, lợi nhuận và thu nhập nông hộ.

Biện pháp tác giả đưa ra là bón phân hợp lý để duy trì độ phì nhiêu của đất, giảm lượng giống hợp lý và cải thiện chất lượng của lúa là các giải pháp quan trọng để duy trì năng suất và lợi nhuận từ việc trồng lúa cho nông hộ.

Nguyễn Hoài An (2010) nghiên cứu chủ đề “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ xã viên tại hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi”.

Về lý thuyết: tác giả Hoài An sử dụng 2 nhóm lý thuyết chính. Nhóm lý thuyết

kinh tế về: thu nhập, mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và các yếu tố đầu ra, chi phí sản xuất, tiến bộ khoa học kĩ thuật và lao động. Nhóm lý thuyết thứ hai về hợp tác xã và hộ xã viên hợp tác xã.

Về phương pháp: tác giả dùng phương pháp so sánh và thông kê mô tả để xác

viên. Tác giả dùng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ xã viên.

Mô hình nghiên cứu: áp dụng mô hình hồi qui tuyến tính đa biến với 08 biến

độc lập đó là: số năm kinh nghiệm, thời gian sản xuất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động, diện tích tham gia sản xuất với hợp tác xã, số lần tham gia phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tại hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi, các yếu tố tác động thuận chiều đến lợi nhuận của các hộ xã viên chính: số năm kinh nghiệm, chi phí lao động và số lần tham gia tập huấn. Các biến tác động nghịch chiều đến lợi nhuận là: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc, diện tích và thời gian sản xuất. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả cho biết nguyên nhân dẫn đến thu nhập của các hộ xã viên thấp là do sản xuất theo kinh nghiệm của bản thân nên sử dụng các loại phân hóa học với chi phí rất cao, sử dụng không đúng liều lượng và không theo quy trình, ít sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh nên chi phí bỏ ra rất cao. Ngoài ra, ban quản trị cần phải xem xét lại quy trình sản xuất hiện đang áp dụng nên tăng cường tiếp xúc với các hộ viên để bổ sung kinh nghiệm thực tế vào quy trình một cách khoa học hơn, tuyên truyền, tư vấn để hội viên biết được lợi ích của việc sản xuất theo quy trình.

Trần Văn Đông (2011) với mục tiêu hướng đến “Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn – Huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An”.

Về lý thuyết: tác giả hệ thống hóa lý thuyết thành 2 nhóm: nhóm cơ sở lý luận

về nghề tằm, sản xuất dâu tằm và nhóm cơ sở thực tiễn nói về trồng dâu nuôi tằm, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tình hình sản xuất dâu tằm ở Việt Nam và thế giới, đặc điểm về tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.

Về phương pháp: nghiên cứu dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá

tình hình sản xuất, kinh doanh của các hộ trồng dâu nuôi tằm. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA để so sánh thu nhập, giá bán, chi phí sản xuất giữa ba nhóm hộ: hộ khá, hộ trung bình, hộ yếu.

Mô hình nghiên cứu: tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định lượng: phân

tích hồi quy nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn nghiên cứu. Tác giả đưa ra các biến có ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng dâu nuôi tằm là: tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, diện tích dâu, số lứa nuôi, tổng chi phí. Kết quả hồi quy cho thấy, số lứa nuôi và tổng chi phí là 2 nhân tố

ảnh hưởng mạnh đến thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm của hộ. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước, chính quyền cơ sở và hộ nông dân.

Trần Lợi (2011) nghiên cứu chủ đề “Phân tích hiệu quả sản xuất và các yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Trà Vinh”.

Về lý thuyết: các tác giả sử dụng nhóm lý thuyết về sản xuất, yếu tố sản xuất,

hàm sản xuất, nông hộ, hiệu suất quy mô, hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, lợi nhuận. Đồng thời giới thiệu về cây mía và hiệu quả kinh tế của cây mía.

Về phương pháp nghiên cứu: để làm rõ vấn đề nghiên cứu, tác giả chia thành 3 mục tiêu nhỏ Mục tiêu 1: xác định được hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Trà

Vinh, tác giả dùng mô hình sản xuất Cobb- Douglas để phân tích mối quan hệ giữa

vốn và ngày công lao động ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng thu hoạch. Mục tiêu 2: xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất mía nguyên liệu tỉnh

Trà Vinh. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến năng suất mía. Mục tiêu 3: đề ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả sản

xuất, tác giả sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để xây dựng giải pháp mang tính khoa học. Từ đó đưa ra kiến nghị đối với Nhà nước, công ty TNHH một thành viên Mía đường Trà Vinh, nhà Khoa học, nông hộ trồng mía nguyên liệu.

Về mô hình nghiên cứu: sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, các nhân

tố được đưa vào mô hình nghiên cứu: tuổi, trình độ học vấn của chủ quản lý và điều hành sản xuất, kinh nghiệm trồng mía của nông hộ, việc tham gia tập huấn của nông hộ, số lần dự tập huấn của nông hộ. Kết quả hồi quy cho thấy, trong các yếu tố trên, có 3 yếu tố tác động thuận chiều năng suất trồng mía nguyên liệu của tỉnh Trà Vinh: kinh nghiệm trồng mía của nông hộ, việc tham gia tập huấn và số lần dự tập huấn. Biến việc tham gia tập huấn có tác động mạnh nhất đến năng suất mía ở Trà Vinh.

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến

thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”.

Về lý thuyết: với mục mục tiêu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập

của hộ gia đình ở khu vực nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tác giả sử dụng lý thuyết năng suất lao động là điều kiện để thay đổi thu nhập của tác giả Park Sung Sang yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp bao gồm trình độ kiến thức nông nghiệp và mức độ đa dạng hóa hoạt động tạo thu nhập của tác giả Đinh Phi Hổ.

Về phương pháp nghiên cứu: nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô

Về mô hình nghiên cứu: qua tổng hợp lý thuyết và thực tế, nhóm tác giả đưa các

nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình bao gồm: số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập và độ tuổi của lao động. Với mô hình hồi quy nghiên cứu tuyến tính, nhóm tác giả đã chỉ ra các biến độc lập trên đều có ý nghĩa thống kê. Nhân tố tác động thuận chiều đến thu nhập hộ gia đình đó là: kinh nghiệm, trình độ học vấn, hoạt động tạo thu nhập, cuối cùng là độ tuổi lao động. Riêng biến số nhân khẩu lại có tác động nghịch chiều đến thu nhập nông hộ. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề ra các giải pháp thiết thực, gắn liền với tình trạng thực tế ở địa phương.

Lê Thị Thảo (2011) trong đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”.

Về lý thuyết: tác giả hệ thống hóa lý thuyết về hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ, thu

nhập, phương pháp tính thu nhập của hộ nông dân. Đồng thời nêu lên cơ sở thực tiễn về sản xuất mía ở Việt Nam và trên thế giới, giới thiệu những đặc điểm địa bàn nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, những thuận lợi và khó khăn của xã Châu Khê trong sản xuất mía.

Về phương pháp nghiên cứu: tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định tính:

chọn điểm, phân nhóm, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên sâu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập từ mía của các nông hộ.

Về mô hình nghiên cứu: sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương

pháp tiếp cận, sau đó thu thập thông tin bằng phỏng vấn bảng hỏi, xử lý thông tin bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh dựa vào các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng có 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập. Nhóm nhân tố khách quan: điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và nhóm các nhân tố chủ chủ quan: lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhân tố thị trường, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước, UBND xã, ban quản lý thôn, người trồng mía, nhà máy đường Sông Lam.

Phạm Ngọc Dưỡng (2012) với luận án “Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê

trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”.

Về lý thuyết: tác giả hệ thống hóa các nhóm lý thuyết liên quan đến sản lượng

sản phẩm của hộ gia đình nông dân, nhóm lý thuyết liên quan đến giá bán sản phẩm tại hộ gia đình nông dân, nhóm lý thuyết liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm tại hộ gia đình nông dân, nhóm lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế

Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu dùng phương pháp nghiên cứu định

tính, hồi quy tuyến tính đa biến.

Về mô hình nghiên cứu: từ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, tác giả đã lượng

hóa và đưa ra các biến độc lập để đưa vào mô hình nghiên cứu như sau: diện tích, số lao động chính, vốn vay, chi phí sinh học, chi phí cơ giới, kiến thức nông nghiệp, loại cà phê và hợp đồng tiêu thụ.

Với mô hình ban đầu, tác giả đưa tất cả các biến nêu trên cùng hồi quy. Kết quả hồi quy lần 1 có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Mô hình được điều chỉnh để khắc phục bằng cách loại bỏ các biến gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả cuối cùng cho thấy, các biến: loại cà phê, kiến thức nông nghiệp và doanh thu có tác động thuận chiều tới thu nhập nông hộ trồng cà phê. Biến chi phí sinh học (chi phí phân bón, nước tưới, thuốc sâu) có tác động nghịch chiều với thu nhập nông hộ trồng cà phê. Để tìm ra giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trồng cà phê khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó đề ra các nhóm giải pháp: về nâng cao sản lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá bán cà phê và nhóm giải pháp hỗ trợ khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 36)