Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 54)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra, qui trình nghiên cứu của đề tài được tổ chức thành hai giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn 1: nghiên cứu tài liệu và phát triển bảng câu hỏi

Bước tiếp theo là tổ chức phỏng vấn thử các nông hộ trồng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa để bước đầu khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu. Cùng với những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì việc phỏng vấn thử còn là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực địa và phân tích tổng hợp. Quy trình nghiên cứu

của giai đoạn này được thể hiện trong Hình 2.2:

Nguồn: Xây dựng của tác giả

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực địa và phân tích tổng hợp Phỏng vấn thử (N=50) Cơ sở lý thuyết và mô hình

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của

các nông hộ

Định hướng mô hình lý

thuyết

Bản câu hỏi mẫu

Phân tích hồi qui Hoàn thiện bản câu hỏi

Nghiên cứu chính thức (N=300)

Phân tích thống kê mô tả

Bản câu hỏi chính thức

Đưa ra gợi ý chính sách để nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Giai đoạn 1: Nghiên cứu tài liệu và phát triển bản hỏi

2.2.2. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính bao gồm nội dung cơ bản là nghiên cứu và hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về hộ gia đình, nông hộ, kinh tế hộ gia đình, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây mía nguyên liệu, thu nhập của nông hộ, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía nguyên liệu, đồng thời tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành khung phân tích và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài.

Trong nghiên cứu định tính còn tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm đời sống dân cư, đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc điểm hoạt động trồng mía nguyên liệu. Trao đổi, thảo luận và lấy ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các cán bộ nông nghiệp trên địa bàn Ninh Hòa để cung cấp thông tin một cách toàn diện về địa bàn nghiên cứu.

2.2.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Bản câu hỏi sơ bộ được thiết kế để xem xét và đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của các nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Các câu hỏi được lựa chọn đưa vào bản câu hỏi sơ bộ được tổng hợp từ ba nguồn: (i) Từ các nghiên cứu trước; (ii) Từ ý kiến tư vấn của giáo viên hướng dẫn và (iii) Từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn nhóm.

 Các thông tin cơ bản trong bản câu hỏi bao gồm:

Thông tin tổng quát về đặc điểm nông hộ, chi phí sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ, thông tin về sản lượng, giá bán mía. Ngoài ra, còn có những giải pháp của người nông dân trồng mía giỏi, nhiều năm kinh nghiệm để nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu và đề xuất của người nông dân với chính quyền địa phương.

 Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ:

Bước đầu nhận dạng những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể:

Nắm sơ bộ các đặc điểm của nông hộ như: giới tính chủ hộ, độ tuổi, trình độ học vấn, số lao động trực tiếp tham gia trồng mía.

Đặc điểm về diện tích trồng mía, vị trí, nguồn nước tưới của các nông hộ. Nhận dạng nguyên nhân vì sao các nông hộ lại chọn trồng mía nguyên liệu. Nhận dạng các chi phí đầu tư trồng mía nguyên liệu như: giống, phân bón, tiền công lao động, chi phí lãi vay ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của nông hộ.

Nhận dạng sơ bộ các yếu tố tác động đến đầu ra của cây mía: năng suất, người mua, giá bán mía nguyên liệu.

 Kết quả nghiên cứu sơ bộ:

Trong phỏng vấn sơ bộ, nghiên cứu đã chọn 50 hộ trồng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa để thực hiện phát phiếu điều tra thử, kết quả điều tra sơ bộ cho thấy:

Đặc điểm nông hộ: đa phần chủ hộ là nam, độ tuổi chủ hộ chủ yếu từ 25 đến 65 tuổi, trình độ học vấn chủ yếu là cấp 2, đa phần các nông hộ là hộ thuần nông và hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề khác. Số lao động trực tiếp tham gia trồng mía chỉ có 1 người.

Diện tích đất trồng mía nguyên liệu chủ yếu từ 2 – 3,5 (ha), trong đó chủ yếu là đất sở hữu. Mía nguyên liệu được trồng phần lớn ở vùng đồi núi, nguồn nước tưới tiêu cho cây mía chỉ dựa vào nước mưa.

Lý do các nông hộ chọn trồng mía nguyên liệu chủ yếu là do: đất đai phù hợp, trồng theo phong trào và do nhà máy đường đảm bảo bao tiêu đầu ra.

Về các khoản mục chi phí: chi phí mua hom giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch, chi phí khác. Chi phí vận chuyển mía về nhà máy thì nhà máy lo, nông hộ không phải trả tiền. Chi phí đầu tư cho vụ mía tơ dao động từ 50-60 (triệu đồng/ha), các vụ mía gốc dao động từ 30 – 40 (triệu đồng/ha). Đa phần các nông hộ đều đi vay để có vốn đầu tư trồng mía, chủ yếu vay nhà máy đường. Về năng suất, chữ đường, giá bán: Qua kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, những nông hộ có nhiều kinh nghiệm trồng mía thường đạt năng suất cao hơn các nông hộ khác. Mía tơ thường cho năng suất cao nhất, dao động từ 50-60 tấn/ha, vụ mía gốc 1 và gốc 2 năng suất từ 40 – 50 (tấn/ha). Các nông hộ thường bán trực tiếp cho nhà máy đường. Năng suất, chữ đường và giá bán là căn cứ để tính tổng số tiền thu về từ bán mía nguyên liệu. Năng suất, chữ đường và giá bán càng cao, thu nhập từ cây mía cũng được nâng lên. Giá bán mía nguyên liệu phụ thuộc vào giá thu mua của nhà máy đường công bố tại thời điểm chặt mía. Qua nghiên cứu sơ bộ, căn cứ để nhà máy đường đưa ra giá thu mua là dựa vào giá đường trên thị trường.

Có thể nói rằng, việc nghiên cứu sơ bộ đã giúp nhận dạng các đặc điểm nông hộ trồng mía nguyên liệu, các loại chi phí, năng suất, giá bán, kinh nghiệm. Đồng thời, kết quả phỏng vấn sơ bộ đã bước đầu nhận dạng sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa. Tất cả những yếu tố trên sẽ là cơ sở quan trọng trong việc thiết kế bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.

2.3. Nghiên cứu chính thức

2.3.1. Mô hình kinh tế lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía nguyên liệu trồng mía nguyên liệu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng hồi qui đa biến để xác định những yếu tố tác động đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của các nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từ mô hình này sẽ phục vụ cho việc gợi ý các chính sách để nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng mía. Các

biến cụ thể đưa vào những mô hình kinh tế lượng này được diễn giải cụ thể dưới đây.

Mô hình hồi quy đa biến được xác định có các dạng như sau:

Ln_Thunhap = β0 + β1Ln_Tuoi + β2Gioitinh + β3Hocvan + β4Kinhnghiem + β5Ln_Laodong + β6_Vayvon + β7_ Taphuan + β8Ln_Chiphi + β9Ln_Nangsuat + β10_ Chuduong + β11Ln_ Giaban + u

Trong đó:

Thunhap: là biến phụ thuộc, thể hiện lợi nhuận từ hoạt động trồng mía nguyên liệu tính cho 1 đơn vị diện tích (triệu đồng/ha).

Tuoi: là biến đại diện cho tuổi của chủ hộ. Theo những kết của nghiên cứu trước và điều tra thực tế cho thấy, tuổi của chủ hộ càng cao, càng tích lũy nhiều về kiến thức và phương thức canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy kỳ vọng rằng tuổi chủ hộ tác động thuận chiều đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu, dấu hệ số hồi quy (+).

Gioitinh: là biến giả, thể hiện giới tính của chủ hộ. Nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ giới, giá trị 1 nếu chủ hộ là nam giới. Theo lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước, làm nông cần có sức khỏe nên chủ hộ là nam giới sẽ làm tốt hơn nữ giới trong hoạt động trồng mía nguyên liệu. Vì vậy, kỳ vọng chủ hộ là nam thì thu nhập cao hơn so với chủ hộ là nữ giới, dấu hệ số hồi quy (+).

Hocvan: là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không biết chữ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ học cấp 1, nhận giá trị 2 nếu chủ hộ học cấp 2, nhận giá trị 3 nếu chủ hộ học cấp 3, nhận giá trị 4 nếu chủ hộ học trung cấp nghề, nhận giá trị 5 nếu chủ hộ học cao đẳng và nhận giá trị 6 nếu chủ hộ học đại học. Theo những kết của nghiên cứu trước và điều tra thực tế cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao, khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Biến số trình độ học vấn được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với thu nhập của nông hộ, dấu hệ số hồi quy (+).

Kinhnghiem: là biến thể hiện số năm kinh nghiệm trồng mía nguyên liệu của chủ hộ. Theo những kết của nghiên cứu trước và điều tra thực tế cho thấy, các nông hộ có nhiều năm trồng mía nguyên liệu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Biến số kinh nghiệm được kỳ vọng có quan hệ đồng biến với thu nhập nông hộ trồng mía nguyên liệu, dấu hệ số hồi quy (+).

Laodong: là biến thể hiện số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động trồng mía của nông hộ. Điều tra thực tế cho thấy, mía là loại cây có sinh khối lớn, chặt mía hoàn toàn thủ công, các nông hộ có nhiều lao động trực tiếp trồng mía thì ít phải thuê lao động ngoài. Biến số này tác động thuận chiều với thu nhập. Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (+).

Vayvon: là biến giả, thể hiện tình trạng nông hộ có hoặc là không vay vốn để hỗ trợ hoạt động trồng mía nguyên liệu. Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có vay vốn để đầu tư cho hoạt động trồng mía nguyên liệu, nhận giá trị 0 cho trường hợp còn lại. Theo những kết quả của nghiên cứu trước và điều tra thực tế cho thấy: khi được vay vốn, nông hộ có điều kiện tăng cường đầu tư, chăm sóc, đầu tư hệ thống tưới tiêu nên vay vốn tác động thuận chiều với thu nhập. Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (+).

Taphuan: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật trồng mía và nhận giá trị 0 cho những trường hợp còn lại. Theo những kết quả của nghiên cứu trước và điều tra thực tế cho thấy, các nông hộ áp dụng kiến thức được tập huấn vào sản xuất sẽ thu hoạch được năng suất cao hơn các nông hộ không tham gia tập huấn. Biến số tập huấn có quan hệ đồng biến với thu nhập nông hộ trồng mía nguyên liệu. Kỳ vọng biến này mang dấu dương (+).

Chiphi: là biến thể hiện tổng chi phí sản xuất mía nguyên liệu tính cho 1 đơn vị diện tích (triệu đồng/ha). Chi phí bao gồm các khoản mục: chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền lãi vay, làm đất, công trồng, công chăm sóc, chi phí thu hoạch và chi phí khác. Trong lý thuyết kinh tế, chi phí bỏ ra càng nhiều thì thu nhập thường có xu hướng giảm xuống, chi phí và thu nhập có quan hệ nghịch chiều, kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (-).

Nangsuat: là biến thể hiện năng suất tính cho 1 đơn vị diện tích (tấn/ha), kỳ vọng biến này mang dấu dương (+). Theo những kết của nghiên cứu trước, cùng với lý thuyết kinh tế cho rằng biến số năng suất có quan hệ đồng biến với thu nhập nông hộ trồng mía nguyên liệu.

Chuduong: chữ đường được hiểu là hàm lượng % đường có trong cây mía. Hàm lượng đường/ 01 tấn mía nguyên liệu là căn cứ để nhà máy đường thanh toán tiền mía

cho nông hộ. Chữ đường càng cao thì bán càng được nhiều tiền. Do vậy, trong nghiên cứu kỳ vọng rằng biến số này có quan hệ thuận chiều với thu nhập nông hộ. Thông tin về chữ đường được thu thập trực tiếp từ các nông hộ trong mẫu điều tra.

Giaban: là biến số thể hiện giá trị của nông sản (triệu đồng/tấn), kỳ vọng mang dấu dương (+). Trong lý thuyết kinh tế, khi giá bán nông sản càng cao thì thu nhập của nông hộ càng tăng lên và ngược lại. Theo những kết quả của nghiên cứu trước cho thấy giá bán nông sản đồng biến với thu nhập nông hộ. Vì vậy trong nghiên cứu, biến số này được kỳ vọng tác động dương đến thu nhập của nông hộ trồng mía nguyên liệu.

u: là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể khi các giả định truyền thống của hàm hồi qui tổng thể được thoả mãn.

2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu 2.3.2.1. Số liệu sơ cấp 2.3.2.1. Số liệu sơ cấp

Được thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối với nông hộ trồng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa để thu thập những thông tin về chủ yếu về chi phí sản xuất, năng suất, giá bán, thu nhập từ trồng mía nguyên liệu.

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tổ chức điều tra các nông hộ tại các xã có trồng mía nguyên liệu lớn tại Ninh Hòa, gồm 6 xã: xã Ninh Sơn, xã Ninh Tây, xã Ninh Thượng, xã Ninh Sim, xã Ninh Xuân, xã Ninh Tân.

2.3.2.2. Số liệu thứ cấp

Được thu thập chủ yếu từ Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, Phòng Kinh tế Thị xã Ninh Hòa. Ngoài ra những số liệu thứ cấp khác được thu thập từ Sở NN& PTNT tỉnh Khánh Hòa, tài liệu của Cục Thống kê tỉnh Khánh Hoà, các nghiên cứu có liên quan, sách, báo, internet….

2.3.2.3. Phiếu điều tra

Bản câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu của đề tài. Từ việc nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thí điểm để xây dựng và điều chỉnh bản câu hỏi phù hợp với thời gian thực hiện và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bản câu hỏi sẽ tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. Xuất phát từ mục tiêu của đề tài mà bảng câu hỏi được thiết kế với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Phần thứ nhất: Thông tin tổng quát – Đặc điểm nông hộ. Những câu hỏi trong phần này như: họ tên, giới tính, số nhân khẩu, số lao động trong khẩu, trình độ học

vấn, hoạt động kinh tế chính của hộ… Phần này cung cấp những thông tin quan trọng phản ánh một cách tổng quan các đặc điểm của nông hộ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

- Phần thứ hai: Thực trạng chi phí sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ. Nội dung phần này là mô tả lại các khoản chi phí sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ như: chi phí lãi vay, chi phí giống, phân bón, chi phí lao động…Đây là cơ sở cho việc ước lượng chi phí sản xuất cho 1 ha mía nguyên liệu của nông hộ tại thị xã Ninh Hòa.

- Phần thứ ba: Thông tin về các yếu tố tác động đến sản lượng. Phần này là những câu hỏi xoay quanh các yếu tố tác động đến sản lượng như: diện tích đất trồng

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 54)