Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 45)

 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày, cũng như từ việc tổng quan các nghiên cứu liên quan trên cho thấy các nghiên cứu thực nghiệm khi nghiên cứu thu nhập của nông hộ sản xuất nông nghiệp đều sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các đặc điểm như: tuổi, giới tính, số lao động trình độ học vấn, kinh nghiệm, diện tích đất, điều kiện nước tưới, tham gia tập huấn khoa học kĩ thuật, chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động, thuê đất, tiền lãi vay, giá bán nông sản, năng suất và sản lượng thu hoạch… Chính vì vậy, trong nghiên cứu này sẽ kế thừa về khung phân tích và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để tìm cách nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Dựa trên các cơ sở như đã trình bày, mô hình nghiên cứu về nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được trình bày trong Hình 1.5:

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu về nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Trong đó:

+ Thu nhập nông hộ: là biến phụ thuộc, thể hiện lợi nhuận từ hoạt động trồng mía

nguyên liệu tính cho 1 đơn vị diện tích (triệu đồng/ha).

+ Tuổi chủ hộ: là biến đại diện cho tuổi của chủ hộ. Trong các nghiên cứu thực

nghiệm trước đây của: Trần Văn Đông (2011), Trần Lợi (2011), … thì tuổi của chủ hộ Tuổi Giá bán Chữ đường Giới tính Năng suất trồng Chi phí trồng mía Tập huấn trồng mía Trình độ học vấn Kinh nghiệm

Lao động trực tiếp trồng mía

Tiếp cận tín dụng

Thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của

nông hộ H1 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H2

càng cao, càng tích lũy nhiều về kiến thức và phương thức canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (+) và có tác động thuận chiều đến thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu

+ Giới tính chủ hộ: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam giới, nhận giá trị

0 cho chủ hộ là nữ giới. Do đặc điểm giới tính, nữ giới thường phải đảm nhận các công việc gia đình, chăm sóc con cái nên không dành nhiều đầu tư cho hoạt động trồng mía nguyên liệu. Vì vậy, chủ hộ là nam thì thu nhập cao hơn so với chủ hộ là nữ giới. Vì vậy, đặc điểm của giới tính cũng rất cần được kiểm định trong nghiên cứu này, kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (+).

+ Trình độ học vấn: thể hiện số năm đi học trung bình của chủ hộ. Qua lý thuyết

và nghiên cứu của các tác giả Trần Văn Đông (2011), Trần Lợi (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011)… Khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao, khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng mía, từ đó năng suất mía sẽ cao hơn, thu nhập nhiều hơn, kỳ vọng mang dấu dương (+). Do đó, trong nghiên cứu này, biến số trình độ học vấn được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với thu nhập của nông hộ.

+ Kinh nghiệm: biến số này được hiểu là số năm tham gia trồng mía nguyên liệu

của nông hộ. Qua lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của các tác giả Nguyễn Hoài An (2010), Trần Lợi (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011)…cho thấy, các nông hộ có nhiều năm trồng mía nguyên liệu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn, kỳ vọng mang dấu dương (+). Do vậy, trong nghiên cứu kỳ vọng rằng nông hộ có nhiều kinh nghiệm thì thu nhập càng tăng.

+ Lao động trực tiếp trồng mía: biến số này được hiểu là số lao động trong nông

hộ có tham gia trực tiếp vào hoạt động trồng mía nguyên liệu. Qua lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của các tác giả Lê Thị Thảo (2011), Phạm Ngọc Dưỡng (2012)…Khi nông hộ có nhiều lao động trực tiếp trồng mía thì ít phải thuê lao động ngoài, giảm chi phí đầu tư, kỳ vọng mang dấu dương (+). Do vậy, trong nghiên cứu kỳ vọng rằng nông hộ có nhiều lao động trực tiệp trồng mía thì thu nhập càng tăng.

+ Tiếp cận tín dụng: là biến số thể hiện tình trạng nông hộ có hoặc là không vay

vốn để hỗ trợ hoạt động trồng mía nguyên liệu. Qua lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của các tác giả Phạm Ngọc Dưỡng (2012) cho thấy: không phải nông hộ nào cũng có đủ tiền để đầu tư sản xuất, để tiếp tục sản xuất nông hộ phải đi vay, kỳ vọng mang dấu dương (+). Chính vì vậy, biến số này rất cần được kiểm định trong nghiên cứu của luận văn.

+ Tập huấn trồng mía: là biến thể hiện số lần tham gia tập huấn kỹ thuật trồng

mía nguyên liệu, thể hiện sự tiếp cận kiến thức, khoa học kỹ thuật tiên tiến về nông nghiệp. Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Nguyễn Hoài An (2010), Trần Lợi (2011), Phạm Ngọc Dưỡng (2012) cho thấy rằng, nông hộ áp dụng các kiến thức được tập huấn vào sản xuất đến khi thu hoạch được sản lượng cao hơn các nông hộ không tham gia tập huấn, kỳ vọng mang dấu dương (+). Do vậy, trong nghiên cứu

kỳ vọng rằng biến số này có quan hệ thuận chiều với thu nhập nông hộ.

+ Chi phí trồng mía: là biến thể hiện toàn bộ chi phí thực tế mà nông hộ bỏ ra để

trồng 1 ha mía nguyên liệu. Trong lý thuyết kinh tế, đối với sản xuất thông thường, chi phí bỏ ra càng nhiều thì thu nhập thường có xu hướng giảm xuống. Trong nghiên cứu thực nghiệm trước đây của M.Karimi và cộng sự (2008), Đặng Kiều Nhân (2009), Nguyễn Hoài An (2010), Trần Văn Đông (2011), Phạm Ngọc Dưỡng (2012), Adnan Nazir và cộng sự (2013), … cho thấy, chi phí bỏ ra càng nhiều thì thu nhập nông hộ càng thấp và ngược lại, kỳ vọng mang dấu âm (-). Do vậy, biến số này rất cần được kiểm định trong nghiên cứu của luận văn..

+ Năng suất trồng: là biến số thể hiện tính hiệu quả của hoạt động trồng mía

nguyên liệu của nông hộ, kỳ vọng mang dấu dương (+). Từ lý thuyết và thực tiễn của Đặng Kiều Nhân (2009) cho thấy, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những đầu vào được sử dụng, sử dụng càng ít các yếu tố đầu vào mà tạo được nhiều sản phẩm đầu ra thể hiện tính lợi nhuận và tính hiệu quả của việc sản xuất. Chính vì vậy, biến số này rất cần được kiểm định trong nghiên cứu của luận văn.

+ Chữ đường: Chữ đường được hiểu là hàm lượng % đường có trong cây mía. Khi

nói mía đạt 10 CCS có nghĩa là 10kg mía cho ra 1kg đường (hàm lượng đường đạt 10%). Mía đạt 10 CCS được xem là mía tiêu chuẩn, kỳ vọng mang dấu (+). Trong lý thuyết và thực tế cho thấy: chất lượng nông sản càng cao thì bán càng được giá. Chỉ tiêu thể hiện chất lượng của cây mía nguyên liệu là chữ đường. Chữ đường càng cao thì bán càng được nhiều tiền. Do vậy, trong nghiên cứu kỳ vọng rằng biến số này có quan hệ thuận chiều với thu nhập nông hộ

+ Giá bán: là biến số thể hiện giá trị của nông sản, kỳ vọng mang dấu dương (+).

Trong lý thuyết kinh tế, khi giá thu mua mía nguyên liệu càng cao thì thu nhập của nông hộ càng tăng lên và ngược lại. Trong nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Đặng Kiều Nhân (2009, Phạm Ngọc Dưỡng (2012) cho thấy, giá thu mua nông sản đồng biến với thu nhập nông hộ. Vì vậy trong nghiên cứu, biến số này được kỳ vọng tác động dương đến thu nhập của nông hộ trồng mía nguyên liệu.

Bảng 1.1: Tổng hợp các biến trong mô hình hồi qui

Biến số Diễn giải Cơ sở khoa học

của biến

Kỳ vọng (dấu)

Thu nhập Y

Thể hiện lợi nhuận từ hoạt động trồng mía nguyên liệu tính cho 1 đơn vị diện tích (triệu đồng/ha).

Tuổi X1 Là biến đại diện cho tuổi của chủ hộ.

Trần Văn Đông (2011),

Trần Lợi (2011) +

Giới tính X2

Là biến giả, thể hiện giới tính của chủ hộ. Nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ giới, giá trị 1 nếu chủ hộ là nam giới.

+

Học vấn X3 Là biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ.

Trần Văn Đông (2011), Trần Lợi (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011)

+

Kinh

nghiệm X4

Là biến thể hiện số năm kinh nghiệm trồng mía nguyên liệu của chủ hộ.

Nguyễn Hoài An (2010), Trần Lợi (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) + Lao động X5

Là biến thể hiện số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động trồng mía của nông hộ.

Lê Thị Thu Thảo (2011); Phạm Ngọc Dưỡng (2012)

+

Vay vốn X6

Là biến giả, thể hiện tình trạng nông hộ có hoặc là không vay vốn để hỗ trợ hoạt động trồng mía nguyên liệu.

Phạm Ngọc Dưỡng

(2012) +

Tập huấn X7

Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật trồng mía và nhận giá trị 0 cho những trường hợp còn lại. Nguyễn Hoài An (2010), Trần Lợi (2011); Phạm Ngọc Dưỡng (2012) + Chi phí X8

Là biến thể hiện tổng chi phí sản xuất mía nguyên liệu tính cho 1 đơn vị diện tích (triệu đồng/ha). M.Karimi và cộng sự (2008), Đặng Kiều Nhân (2009), Nguyễn Hoài An (2010), Trần Văn Đông (2011), Phạm Ngọc Dưỡng (2012), Adnan Nazir và cộng sự (2013) -

Năng suất X9

Là biến thể hiện năng suất tính cho 1 đơn vị diện tích (tấn/ha). Đặng Kiều Nhân (2009); Trần Lợi (2011) + Chữ đường X10

Chữ đường được hiểu là hàm lượng % đường có trong cây mía.. Khi nói mía có 10 CCS có nghĩa là 10kg mía cho ra 1kg đường (hàm lượng đường đạt 10%). Chữ đường thể hiện chất lượng của cây mía.

+

Giá bán X11

Là biến số thể hiện giá trị của nông sản. Đơn vị

(triệu đồng/tấn) Đặng Kiều Nhân (2009); Phạm Ngọc Dưỡng (2012) +

Nguồn: Tổng hợp và xây dựng của tác giả

 Giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày, cũng như từ việc tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan. Tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến nghiên cứu như sau:

Giả thuyết nghiên cứu H1: Tuổi càng cao thì càng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm

nên thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu càng tăng và ngược lại.

Giả thuyết nghiên cứu H2: Chủ hộ là nam giới tạo ra thu nhập từ hoạt động trồng mía

nguyên liệu cao hơn nữ giới.

Giả thuyết nghiên cứu H3: Trình độ học vấn càng cao thì thu nhập từ hoạt động trồng

mía nguyên liệu càng tăng và ngược lại.

Giả thuyết nghiên cứu H4: Chủ hộ có càng nhiều kinh nghiệm về trồng mía thì cho

thu nhập càng cao và ngược lại.

Giả thuyết nghiên cứu H5: Hộ có nhiều lao động tham gia trực tiếp trồng mía thì sẽ

giảm chi phí thuê nhân công nên thu nhập cao hơn và ngược lại.

Giả thuyết nghiên cứu H6: Những nông hộ được tiếp cận tín dụng sẽ có thu nhập cao

hơn và ngược lại.

Giả thuyết nghiên cứu H7: Những nông hộ nhiều lần tham gia tập huấn về kỹ thuật

trồng mía sẽ có thu nhập cao hơn các nông hộ ít tham gia tập huấn.

Giả thuyết nghiên cứu H8: Chi phí bỏ ra càng nhiều thì thu nhập nông hộ càng thấp

Giả thuyết nghiên cứu H9: Năng suất mía càng cao thì thu nhập càng tăng ngược lại. Giả thuyết nghiên cứu H10: Chữ đường càng cao thì thu nhập càng cao và ngược lại. Giả thuyết nghiên cứu H11: Giá bán càng cao thì thu nhập càng cao và ngược lại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của đề tài trình bày cơ sở lý thuyết, thực tiễn về hộ gia đình, nông hộ, kinh tế hộ gia đình. Nêu lên được đặc điểm của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp đồng thời giới thiệu đặc điểm sinh học, yêu cầu sinh thái, giá trị kinh tế của cây mía. Nội dung chính của chương này tập trung chủ yếu vào thu nhập của nông hộ và các phương pháp xác định thu nhập của nông hộ, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trồng trồng mía nguyên liệu, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để tìm ra cơ hội nghiên cứu cho luận văn, cũng như xây dựng mô hình và khung phân tích, đề xuất các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài .

CHƯƠNG 2

KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 45)