Giới hạn của đề tài theo tác giả thiết nghĩ rằng đề tài mới chỉ tập trung điều tra mẫu chỉ ở một số thôn của các xã có trồng mía nguyên liệu của Thị xã Ninh Hòa nên qui mô điều tra nhỏ so với tổng số nông hộ trồng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã. Do thời gian thực hiện đề tài và khả năng tài chính còn hạn hẹp mặc dù đã tận dụng và kế thừa những nghiên cứu trước đó, mặt khác, những điều gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu chỉ xuất phát từ nghiên cứu định lượng, hồi quy tất cả các yếu tố tác động của cả 3 vụ vào một phương trình nên không thể đánh giá tác động của từng yếu tố đến từng vụ. Tác giả thiết nghĩ còn có một cách tiếp cận nghiên cứu theo hướng mới đó là nghiên cứu tác động của các yếu tố đến từng vụ mía đồng thời có thể bổ sung các biến mới vào mô hình nghiên cứu như: biến đại diện cho các tác động từ chính quyền địa phương và chính phủ.
Nhìn chung, tiếp cận theo phương pháp này là cần thiết, hữu ích và cũng là những phương pháp điển hình về thu nhập từ một ngành nghề nông nghiệp nói chung và của ngành nông nghiệp mía đường nói riêng. Để nghiên cứu này được trọn vẹn hơn thì cũng rất cần thiết cho những nghiên cứu mang tính dài hơi hơn của những nhà nghiên cứu khác.
Bên cạnh đó, mô hình kinh tế lượng cũng đã hạn chế trong việc đi sâu vào giải thích một số nhân tố khác khá quan trọng như: chi phí phân bón, chi phí mua hom giống, chi phí thuê nhân công ngoài...
Nói một cách khái quát, để thực hiện được những nội dung như vậy rất cần thiết của các đề tài nghiên cứu khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Từ kết quả định lượng, nghiên cứu đưa ra các giải pháp như: phải tăng cường công tác tập huấn để nâng cao năng suất và chữ đường cho mía nguyên liệu như thay đổi nội dung và hình thức tập huấn sao cho bám sát thực tế; hỗ trợ kỹ thuật canh tác; đảm bảo công khai minh bạch trong việc xác định chất lượng mía; các giải pháp giảm chi phí đầu tư chăm sóc như giảm chi phí đầu tư hom giống, giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...; phổ biến kinh nghiệm đến các nông hộ trồng mía; thành lập các tổ liên kết; hỗ trợ cho các nông hộ tiếp cận vốn vay bằng cách cho vay theo chuỗi giá trị; giải pháp thâm canh cải tạo tạo đất trồng mía nguyên liệu; tăng cường cơ giới trong hoạt động trồng mía nguyên liệu. Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu ra hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” nghiên cứu đã đánh giá được thực
trạng hoạt động trồng mía nguyên liệu tại Thị xã; xây dựng được mô hình nghiên cứu với 11 yếu tố tác động bao gồm: tuổi chủ hộ, giới tính, học vấn, kinh nghiệm, số lao động trực tiếp tham gia trồng mía, vay vốn, tập huấn, chi phí đầu tư cho trồng mía, năng suất, chữ đường và giá bán.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 nhóm yếu tố với hướng tác động hoàn toàn ngược chiều nhau. Nhóm tác động tích cực đến việc nâng cao thu nhập từ trồng mía cho nông hộ, bao gồm sáu yếu tố: học vấn, kinh nghiệm, lao động, vay vốn, năng suất, chữ đường. Các biến: tuổi, giới tính, tập huấn, chi phí đầu tư cho trồng mía có tác động ngược chiều tới việc nâng cao thu nhập từ trồng mía cho nông hộ. Biến giá bán bị loại ra khỏi mô hình vì có mối quan hệ tuyến tính với chữ đường và năng suất. Nếu sắp xếp theo mức độ tác động, nhóm yếu tố có tác động mạnh nhất là: năng suất, chữ đường và chi phí đầu tư cho trồng mía, kinh nghiệm trồng mía và vốn vay. Cụ thể, năng suất mía là yếu tố tác động tới thu nhập mạnh nhất so với các yếu tố khác với mức độ tác động là 8,962. Chữ đường là yếu tố tác động thấp thứ hai, với mức độ tác động là 8,250. Mức độ tác động của kinh nghiệm là 0,713, xếp vị trí thứ ba. Và cuối cùng là vốn vay, với mức độ tác động là 0,595. Đây là bốn yếu tố có tác động mạnh nhất trong nhóm yếu tố làm tăng thu nhập mà nghiên cứu đã tìm ra.
Trong nhóm yếu tố làm giảm thu nhập từ trồng mía thì chi phí đầu tư có tác động mạnh nhất với mức độ tác động là 7,992. Xếp thứ hai là tập huấn, với mức độ tác động là 0,248. Mặc dù, kết quả phân tích hồi quy của biến tập huấn chưa thật sự phù hợp về mặt lý thuyết nhưng kết quả nghiên cứu hoàn toàn khách quan, phản ánh đúng thực tế đang diễn ra tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trên lý thuyết, việc tập huấn khoa học kỹ thuật có tác động tích cực đến việc nâng cao thu nhập cho nông dân nhưng thực tế kết quả hồi quy lại có dấu không như kỳ vọng, số lần tập huấn lại có tác động ngược chiều với thu nhập từ trồng mía .
Căn cứ vào kết quả này, nghiên cứu đã bám sát thực tế kỹ hơn, có trọng tâm hơn và tìm hiểu được rằng, việc tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật canh tác chưa chú trọng đến nội dung, còn mang nặng tính hình thức, không bám sát thực tế, đôi khi còn mang
tính chủ quan, làm cho có để báo cáo với cơ quan quản lý cho nên tập huấn không hiệu quả. Hiện nay người nông dân trồng mía ở Ninh Hòa vẫn đang dựa vào kinh nghiệm để sản xuất.
Các giải pháp xây dựng có trọng tâm, khả thi và bám sát thực tiễn, có thể áp dụng được ngay vào niên vụ mía 2015-2016 sắp tới. Đề tài nghiên cứu này mang tính thực tiễn cao, gắn liền với lợi ích và có tác động trực tiếp đến người nông dân trồng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa. Nghiên cứu đã chỉ cho người nông dân biết được các yếu tố đang ảnh hưởng tới thu nhập từ trồng mía của họ và giải pháp để nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu là một căn cứ có khoa học để tác giả có thể áp dụng ngay vào công việc hằng ngày, hiện nay tác giả đang công tác tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân – Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Hoài An (2010), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ xã viên tại hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi, Luận văn Tốt nghiệp khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (2012), Thông tư số 29/2012/TT- BNNPTNT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng mía nguyên liệu - QCVN 01-98:2012/BNNPTNT, Hà Nội.
3. Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Niên giám thống kê, Ninh Hòa.
4. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (2011, 2012, 2013), Niên giám thống kê,
Khánh Hòa.
5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Phương pháp tự xác định thu nhập từ trồng trọt trong năm, Phú Thọ.
6. Phạm Thị Hương Dịu (2009), Kinh tế hộ nông dân, khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
7. Phạm Ngọc Dưỡng (2012), Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh
Tế - Luật, Tp. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Lan Duyên (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang, tạp chí Khoa học, quyển 3(2), tr. 63-69.
9. Trần Văn Đông (2011), Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn – Huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An, Luận văn Tốt nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
10. Cao Anh Đương (2011), Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển cây mía ở Việt Nam.
11. Đinh Phi Hổ (2010), Lý thuyết tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. 12. Trần Xuân Long (2009), Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn – An Giang, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông thôn, trường Đại học An Giang, An Giang.
13. Trần Lợi (2012), Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Trà Vinh, tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 05,
14. Nguyễn Thị Bạch Mai, Lê Thị Thường, Nguyễn Văn Dự, Nguyễn Thị Hà,
Nguyễn Cương Quyết (2009), Báo cáo kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống mía mới có năng suất chất lượng cao cho vùng Khánh Hòa, Khánh Hòa.
15. Phạm Lê Duy Nhân (2014), Báo cáo cập nhật Công ty cổ phần đường Ninh Hòa. 16. Đặng Kiều Nhân (2009), Năng suất và lợi tức sản xuất lúa cao sản ở đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 1995 – 2006, tạp chí Khoa học trường Đại học Cần
Thơ, số 12, tr. 212-218.
17. Võ Thành Nhân (2011), Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quãng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ khoa Kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
18. Lê Thị Nghệ, Lương Như Oanh, Phạm Quốc Trị (2006), Báo cáo tổng hợp về phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở đồng bằng sông Hồng, Hà Nội.
19. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Vân, Bùi Văn Trịnh (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tạp chí Khoa học, số 05, tr. 30 – 36.
20. Phòng Kinh tế Thị xã Ninh Hòa (2014), Báo cáo tổng hợp chi phí, năng suất, thu nhập từ sản xuất cây lúa, ngô, đậu, sắn năm 2014, Ninh Hòa.
21. Lê Thị Thảo (2011), Nghiên cứu giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, khóa luận tốt
nghiệp, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
22. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, NXB Thống kê.
23. Đinh Văn Quảng (2006), Phát triển kinh tế hộ gia đình trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
24. Đỗ Văn Quân (2013), Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Hồng, tạp chí Lý luận Chính trị, số 06.
25. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa (2008), Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía phục vụ cho chế biến công ty cổ phần đường Ninh Hòa giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Khánh Hòa.
26. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
28. Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2013), Quyết định số 2958/QĐ – UBND về việc phê uyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Khánh Hòa.
29. Vương Thị Vân (2009), Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ khoa Kinh
tế, trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
30. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (2013), Năng suất lao động trong nông nghiệp: vấn đề và giải pháp.
31. Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (2013), Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, kinh tế và kinh doanh,
tập 29, số 3, tr.1-9.
Tiếng Anh
32. Adnan Nazir, Ghulam Ali Jariko, Mumtaz Ali Junejo (2013), Factors Affecting Sugarcane Production in Pakistan, Pakistan Journal of Commerce and
Social Sciences, Vol. 7 (1), p.128-140.
33. FAO (2007), Handbook on rural households livelihood and well-being,
United Nations Publication, chapter 10, p. 207 – 213.
34. Hanke, E.J, Reitsch, G.A, Wichern, W.D. (2000), Business Forecasting,
Prentice Hall, Inc. pp. 107-108.
35. Jonathan R. Pincus (2012), Classicals and Keynesians, Fulbright
Economics Teaching Program.
36. José Antonio Ocampo; Codrina Rada và Lance Taylor (2009), Growth and Sectoral Policy, Initiative for Policy Dialogue.
37. Mankiw N. Gregory (2003), Nguyên lý Kinh tế học , Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội.
38. Michael P. Todar, Stephen C. Smith (2012), Economic Development – 11th, Pearson Education, Inc, part 1, chapter 2, p. 44.
39. Michael P. Todaro, Stephen C. Smith (2012), Economic Development – 11th, Pearson Education, Inc, part 1, chapter 3, p.112.
40. M.Karimi, A. Rajabi Pour, A. Tabatabaeefar and A. Borghei (2008), Energy Analysis of Sugarcane Production in Plant Farms - A Case Study in Debel Khazai Agro-industry in Iran, American-Eurasian J. Agric. & Environ. Sci., 4 (2), p. 165-171.
41. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô, Nhà XB
42. Saichay Phoumanivong,Dusadee Ayuwat (2013), The impacts of contract farming on rural farm households, Lao PDR, Faculty of Humanities and Social
Sciences, Khon Kaen University, Thailand.
43. Tabachnick, B.G & Fidell, L.S (1991), Using Multivariate Statistics, 3ed,
NY: Harper Collin.
Tham khảo từ Internet
44. Báo Chính Phủ Online (2015), Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú bắt bệnh ngành mía đường, http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-truong-Nguyen-Cam-Tu-bat-benh-
nganh-mia-duong/221181.vgp , truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
45. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Công bố thành lập thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa),
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=0&cn_id=4377 49, truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
46. Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa (2014), Có một nông dân đạt danh hiệu “ Nông dân Việt Nam xuất sắc 2014”,
http://khanhhoa.gov.vn/Mobile/ArticleDisplay_m.aspx?ArticleId=9d0c11c1-e833- 4413-aa49-8fd92452f6f6 truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.
47. Công ty cổ phần đường Ninh Hòa (2015), Ngành mía đường chờ làn gió mới, http://www.nhs.com.vn/?mods=newsdetail&id=807, truy cập ngày 17 tháng 5
năm 2015.
48. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa (2014), Phương pháp xác định chất lượng mía nguyên liệu và hướng dẫn thực hiện trên địa bàn tỉnh,
http://snnptnt.khanhhoa.gov.vn/news/us/news_detail.aspx?id=2014116756285119080 8.3, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2015.
49. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (2015), Báo cáo thường niên công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 2014, http://www.hagl.com.vn/Group_Posts/DetailPost/20150416073302332 truy
cập ngày 19 tháng 5 năm 2015.
50. Thư viện học liệu mở Việt Nam (2015), Giáo trình kỹ thuật nông nghiệp,
http://voer.edu.vn/c/kinh-te-hoc-cung-cau-va-su-can-bang-thi-truong-nong- san/09c59898/70b5d158, truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2015.
51. Viện Nghiên cứu Mía đường (2015), Ngân hàng kiến thức trồng mía,
http://www.vienmiaduong.vn/vi/ngan-hang-kien-thuc/ truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2015.
52. Viện Nghiên cứu Mía đường (2013), Ngành công nghiệp mía ở Úc tăng trưởng giá trị khoảng 100 triệu đô la trong 4 năm qua, http://www.vienmiaduong.vn/vi/detailkhoa.php?idTin=440,
PHỤ LỤC 1 :
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Đề tài: “ NÂNG CAO THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA”
Mã số:………..
Người phỏng vấn:……… Ngày : tháng năm 2015 Địa chỉ: Thôn………xã………...Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Phần A: Thông tin tổng quát - Đặc điểm nông hộ
Câu 1. Họ tên chủ hộ:………...Tuổi:……….. Câu 2. Giới tính : Nam Nữ
Câu 3. Số nhân khẩu trong hộ hiện tại .……… …….(Người) Câu 3.1. Số lao động……….(Người) Câu 3.2. Trong đó lao động trực tiếp tham gia trồng mía……….(Người) Câu 4. Trình độ học vấn
Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung học nghề Cao đẳng Đại học
Câu 5. Hoạt động kinh tế chính của gia đình ông/ bà là gì