Thực trạng trồng mía nguyên liệu tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 64)

3.1.1. Quy trình và thời vụ trồng mía nguyên liệu

Thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng đầu tháng 4 - 5. Vụ cuối mùa mưa trồng trong khoảng tháng 9 - 11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Mía đường, 2015

Hình 3.1: Quy trình trồng mía nguyên liệu

Chọn giống

Chuẩn bị hom mía

Chăm sóc Làm đất Đặt hom Bón phân Tưới nước Phòng trừ sâu bệnh Thu hoạch

3.1.2. Giống mía

Giống mía đang được trồng tại vùng nguyên liệu mía Thị xã Ninh Hòa chủ yếu là các giống mía nhập nội, có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quy trình trồng mía như hình trên, chọn giống là yếu tố quyết định đầu tiên bởi vì giống tốt quyết định khả năng tái sinh, chống chọi với sâu bệnh. Mía là một loại cây tái sinh, trồng một lần nhưng thu hoạch được tới 3 lần, có những vùng mía lưu gốc tốt có thể thu hoạch đến 5 – 6 lần, điều này ảnh hưởng tới chi phí trồng mới ở những vụ sau. Các giống mía ở Thị xã Ninh Hòa như sau:

Giống chín sớm: VN84-4137, VN85-1427…

Giống chín trung bình: F156, ROC10, ROC16, DLM24, QDD86-368…

Giống chín muộn: R570, MY55-14, VN65-65, ROC25, R579, ROC26, K84-200… 3.1.3. Diện tích và sản lượng canh tác

Theo Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2013, trên toàn địa bàn tỉnh, nơi nào cũng có trồng mía nguyên liệu, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Ninh Hòa trồng 10.300 (ha), thấp nhất là Nha Trang trồng 32 (ha). Số liệu chi tiết của từng huyện, thị xã, thành phố được thể hiện chi tiết qua Biểu đồ 3.1 sau:

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013

Biểu đồ 3.1: Diện tích trồng mía nguyên liệu toàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013 Năng suất bình quân cao nhất là 58,4 tấn/ha và thấp nhất là 37 tấn/ha. Năng suất trung bình của toàn tỉnh là 51,6 tấn/ha. Trong năm 2013, năng suất mía của Thị xã Ninh Hòa là cao nhất (58 tấn/ha) đồng thời sản lượng cũng cao vượt trội hơn hẳn các

địa bàn có trồng mía trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Qua đây cho thấy, tỉnh Khánh Hòa đã quy hoạch cho Thị xã Ninh Hòa trở thành vùng nguyên liệu mía cho toàn tỉnh. Chi tiết được thể hiện qua Biểu đồ 3.2 sau đây:

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013

Biểu đồ 3.2: Sản lượng và năng suất mía nguyên liệu toàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013

Riêng Thị xã Ninh Hòa, địa bàn nghiên cứu thực hiện thì tổng diện tích trồng mía nguyên liệu qua các năm tăng dần lên, năm 2010 với tổng diện tích 9.200 (ha), đến năm 2013 là 11.500 (ha). Sản lượng theo đó cũng tăng dần qua các năm. Năm 2010, sản lượng đạt 450.800 (tấn); năm 2011 đạt 557.024 (tấn), năm 2012 đạt 602.435 (tấn); năm 2013, sản lượng đạt 625.909 (tấn). Số liệu chi tiết được thể hiện qua Biểu đồ 3.3 dưới đây:

Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Biểu đồ 3.3: Diện tích và sản lượng mía nguyên liệu toàn Thị xã Ninh Hòa qua các năm

Riêng trong niên vụ 2014 – 2015, số liệu mới cập nhật của Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa được thể hiện chi tiết qua Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp và diện tích trồng mía của các xã có trồng mía nguyên liệu tại Ninh Hòa trong năm 2014

(ĐVT: Ha) Stt Tên xã Diện tích xã (ha) Diện tích nông nghiệp (ha) Diện tích trồng mía nguyên liệu (ha)

1 Ninh Sơn 17.175 16.543 1.073 2 Ninh Tây 28.052 17.004 2.207 3 Ninh Thượng 7.328 6.134 1.400 4 Ninh Sim 3.386 2.235 2.287 5 Ninh Xuân 5.928 4.397 2.557 6 Ninh An 3.972 2.796 73 7 Ninh Bình 1.350 944 53 8 Ninh Tân 7.827 5.998 1.645 9 Ninh Quang 1.848 1.456 192 10 Ninh Hưng 3.062 2.344 262 Tổng 79.928 59.851 11.749

Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2014

Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2014

Qua biểu đồ cho thấy, có sự phân vùng nguyên liệu rất rõ ràng, xã đã trồng mía thì trồng với diện tích rất lớn như: xã Ninh Xuân, nơi Công ty cổ phần đường Ninh Hòa đặt nhà máy, có diện tích trồng lớn nhất Thị xã Ninh Hòa. Diện tích mía là 2.557 ha (chiếm hơn 58% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã). Xã Ninh Sim, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của xã dành cho trồng mía, riêng trong niên vụ 2014 – 2015, có nhiều nông hộ khai hoang đất để trồng mía nên diện tích trồng mía tăng thêm 52 ha. Nhìn qua biểu đồ, các xã trồng nhiều mía đều nằm ở phía Tây của thị xã, do đặc điểm tự nhiên, thị xã Ninh Hòa nhưng một thung lũng nhỏ, trung tâm của thung lũng là đồng bằng có bán kính 15km, còn 3 mặt là núi, phía Đông giáp biển Đông nên mía ở Ninh Hòa đều trồng trên các triền đồi, sườn núi.

3.1.4. Vốn đầu tư cho hoạt động trồng mía

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Hoạt động trồng mía nguyên liệu - đặc biệt đối với vụ mía tơ cần rất nhiều vốn để đầu tư như: mua hom giống, làm đất, cải tạo đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Các vụ mía lưu gốc thì ít cần vốn hơn bởi vì không phải trả tiền giống và làm đất. Đối với người nông dân, đặc biệt các nông hộ ở trên các vùng núi như Ninh Thượng, Ninh Tây, Ninh Sơn…là những vùng có truyền thống làm nông, đất đai khô hạn, nắng hạn kéo dài đến 8 tháng trong năm, quá trình tích lũy vốn rất ít, nên khi cần vốn để đầu tư sản xuất thì không đủ lực. Hầu hết nông hộ đều vay vốn, 2 nguồn vay chính là vay nhà máy đường và ngay ngân hàng. Vì đã cho vay thì phải nghĩ đến việc thu hồi lại vốn nên cả nhà máy đường và ngân hàng đều có nhiều điều khoản ràng buộc rất khắt khe trên hợp đồng. Nên căn cứ vào tình hình nhu cầu vốn của gia đình mà nông hộ sẽ lựa chọn hình thức vay vốn đầu tư cho phù hợp. Chi phí để đầu tư cho 1 ha mía tơ nguyên liệu từ 50 – 60 triệu đồng/ha, chi phí cho 1 ha mía gốc từ 30 – 40 triệu đồng/ha.

3.1.5. Lao động của hoạt động trồng mía nguyên liệu

Trước đây, hầu như trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa khâu làm đất đều cày bằng sức kéo của trâu, sau đó tiến dần lên cày bằng máy cày, hiện nay tiến bộ hơn, sử dụng dàn cày. Thời gian cày nhanh, cày đủ độ sâu và đúng kỹ thuật canh tác. Đến nay, trừ khâu làm đất đã được cơ giới hóa và bán cơ giới hóa, các công đoạn từ khâu trồng, đặt hom, chăm sóc đều thực hiện thủ công và nước tưới dựa vào nước mưa nên không chỉ làm tăng cao chi phí trong sản xuất mà cả chữ đường và năng suất mía cũng thấp. Hiện

nay, ở Ninh Hòa đã có máy trồng hom, nhưng do mía chủ yếu trồng ở địa hình đồi núi, gồ ghề, hiệu quả từ việc trồng mía bằng máy không đạt hiệu quả cao bằng việc trồng bằng tay nên đa phần nông hộ đều phải thuê lao động trong khâu này. Khâu thu hoạch mía nguyên liệu hoàn toàn thủ công, từ khâu thu hoạch, bốc xếp đến vận chuyển. Thêm nữa, mía là giống cây trồng có sinh khối lớn nên các công đoạn trong khâu thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển thường tốn rất nhiều nhân công. Cùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, lực lượng lao động đang chuyển dần sang lĩnh vực công nghiệp nên lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm xuống, và lĩnh vực nông nghiệp sản xuất mía cũng đang cũng cùng chung thực trạng. Việc sử dụng máy móc thay thế cho sức lao động của con người là một bước tiến của loài người, các nước có nền nông nghiệp sản xuất mía đường lớn trên thế giới, cơ giới hóa hầu như được áp dụng vào toàn bộ quy trình sản xuất. Thực tế tại địa phương cho thấy, đa phần đất trồng mía là đất sở hữu của nông hộ, diện tích của từng nông hộ nhỏ lẻ, tính manh mún nên khó sử dụng máy móc một cách hiệu quả. Muốn sử dụng máy móc hiệu quả phải tập trung trên một diện tích lớn, từ thời điểm trồng đến lúc thu hoạch phải đồng loạt. Có như vậy máy mới chạy được hết công suất, tiết kiệm nhiên liệu và trên hết tiết kiệm tiền thuê nhân công, từ đó mới giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng mía nguyên liệu

3.1.6. Thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu trên địa bàn thị xã Ninh Hòa

 Nơi thu mua

Hiện này vùng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa có các nhà máy đường tới mua: công ty cổ phần đường Ninh Hòa (thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa) nằm ngay trung tâm của vùng mía nguyên liệu; công ty cổ phần đường Khánh Hòa (xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh); công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa tỉnh Phú Yên; Công ty Cổ phần Mía đường Phan Rang (thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận); Công ty cổ phần Mía Đường 333 (thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đak Lak). Thị trường mía nguyên liệu không độc quyền của bất kì công ty mía đường nào, người nông dân muốn bán cho nhà máy đường nào cũng được, tùy theo quyết định của mỗi nông hộ. Đối với các loại nông sản khác có nhiều hình thức tiêu thụ, không chế biến thành thức ăn cho người thì cũng chế biến thành thức ăn cho gia súc, không bán được cho nhà máy thì đem ra chợ bán. Nhưng với cây mía nguyên liệu, đã trồng thì phải bán cho nhà máy để làm đường, không làm được gì khác. Theo thống kê của công ty cổ phần đường Ninh Hòa năm 2014, tổng diện tích mía nguyên

liệu của thị xã Ninh Hòa là 11.749 ha, trong đó công ty đã ký hợp đồng nhận đầu tư nhận đầu tư và cam kết tiêu thụ sản phẩm với 2.500 nông hộ với tổng diện tích khoảng 8.500 ha chiếm khoảng 72% tổng diện tích. Còn những nông hộ trồng mía nguyên liệu nhưng không kí hợp đồng nhận đầu tư nhưng vẫn kí hợp đồng cam kết bán mía cho công ty cổ phần đường Ninh Hòa. Như vậy công ty cổ phần đường Ninh Hòa chiếm thị phần hơn 80% tổng diện tích vùng mía nguyên liệu của Thị xã. Sự hạn hẹp của đầu ra cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ trồng mía. Những diện tích mía không ký hợp đồng nhận đầu tư với nhà máy đường vẫn được ký hợp đồng bán nguyên liệu cho nhà máy, nhưng nhà máy sẽ ưu tiên mua mía của những nông hộ đã kí hợp đồng nhận đầu tư trồng, chăm sóc mía trước vì nhà máy sẽ thu hồi được vốn đầu tư sớm, sau đó mới thu mua những hộ không hợp đồng nhận đầu tư. Do có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía năm 2008 của Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa và việc ký hợp đồng cam kết giữa công ty đường và nông hộ ngay từ đầu vụ cho nên không có nhiều hiện tượng tranh giành mua mía nguyên liệu giữa các nhà máy.

 Giá thu mua

Theo Báo cáo đánh giá chung của ngành mía đường năm 2014, giá mía nguyên liệu tại Việt Nam trong hơn 2 năm qua dao động từ 850.000 đồng đến 1.100.000 đồng. Trong khi đó tại Thái Lan và Brazil, giá mía nguyên liệu quy đổi theo tỷ giá hiện hành chỉ vào khoản trên dưới 600.000 đồng/tấn. Ngoài ra, mía do Hoàng Anh Gia Lai trồng tại Lào còn có giá thấp hơn nữa khi doanh nghiệp công bố giá mía chỉ vào khoảng 300.000 đồng/ tấn mía do có lợi thế cánh đồng mẫu lớn và cơ giới hóa.

Các nhà máy đường mua mía theo hàm lượng đường trong mía, gọi tắt là CCS, được kiểm tra và xác định tại nhà máy, theo đó giá mua 1 tấn mía bằng đơn giá 1 CCS nhân với hàm lượng CCS xác định trong từng chuyến xe mía. Các nhà máy đường cam kết mua hết 100% số mía mà nông hộ trồng mía đăng ký với nhà máy đường thông qua hợp đồng mua bán mía nguyên liệu kí vào lúc đầu vụ.

Tại Ninh Hòa, giá mua mía bảo hiểm (giá sàn) được áp dụng vào niên vụ 2014 – 2015 là 750.000 đồng/tấn/10 CCS tại ruộng, nhưng giá mua thực tế là 870.000 đồng/ tấn/10CCS.

Giá mua mía nguyên liệu sẽ được nhà máy công bố từng thời điểm, tùy theo giá đường trên thị trường, giá mua mía nguyên liệu có thể được các nhà máy đường điều chỉnh nhưng không được thấp hơn mức giá bảo hiểm bởi vì phải đảm bảo tính cạnh

tranh giữa các nhà máy. Giá mua mía sẽ được áp dụng chung cho tất cả các nông hộ ký hợp đồng bán mía cho công ty đúng thời hạn, không phân biệt có nhận vốn đầu tư hay không nhận vốn đầu tư của công ty.

 Giá thanh toán mía hàng hóa

Công thức chung để tính giá thanh toán mía của các nhà máy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau: Các nhà máy dùng 10 CCS làm chuẩn, đồng thời trong giá thanh toán này có bao gồm kết cấu tính toán để khuyến khích trồng và chăm sóc cho mía nguyên liệu có hàm lượng đường cao hơn 10 CCS và hạn chế dần việc trồng mía có hàm lượng đường thấp hơn 10 CCS. Số tiền được thanh toán cho nông hộ trồng mía được tính toán cụ thể như sau:

+ Mía 10 CCS: Đơn giá thanh toán = A x 10

+ Mía dưới 10 CCS: Đơn giá thanh toán = A x B – C x (10 – B) + Mía trên 10 CCS: Đơn giá thanh toán = A x B + C x (B - 10) Trong đó:

A: Đơn giá của 1 CCS tại thời điểm mua B: Trị số chữ đường CCS của mía mua

C: là số tiền máy đường thưởng cho nông hộ trồng vượt chữ đường/ phạt nông hộ trồng không đạt chữ đường.

 Cách thức đo chữ đường

Chữ đường (viết tắt CCS) được hiểu là hàm lượng % đường có trong cây mía. Khi nói mía có 10 CCS có nghĩa là 10kg mía cho ra 1kg đường (hàm lượng đường đạt 10%). Mía đạt 10 CCS được xem là mía tiêu chuẩn.

Mỗi xe mía chạy vào trạm cân, nhà máy tiến hành khoan mẫu tại 2 vị trí được lựa chọn ngẫu nhiên theo hệ thống đèn báo, mẫu mía khoan được tại 2 vị trí đó được trộn đều và ép bằng máy ép thủy lực lấy nước mía để xác định hàm lượng CCS có trong xe mía. Việc khoan mẫu kiểm nghiệm CCS chỉ thực hiện một lần duy nhất và là căn cứ để thanh toán tiền mua mía. Phương thức đo chữ đường của các nhà máy đường ở Việt Nam phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng mía nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (QCVN 01-98:2012/BNNPTNT)

 Phương thức xác định tỷ lệ tạp chất

Tạp chất của mía nguyên liệu: là tất cả các phần khi đưa vào chế biến không thu được đường bao gồm: lá mía, ngọn mía (tính từ đỉnh sinh trưởng hay điểm đồng tiền,

hoặc còn gọi là mặt trăng trở lên), rễ, đất cát, dây buộc, các nhánh non, mía mầm (măng), mía bị cháy đen thành than, bị chuyển hóa đen hoặc đỏ, bị khô, thối rữa và các tạp chất khác không thuộc về cây mía. (QCVN 01-98:2012/BNNPTNT)

Tỷ lệ tạp chất (P) được xác định tại bàn lùa theo từng chuyến nhập mía, nhà máy sẽ lấy 1-2 bó đại diện cho cả xe mía, sau đó đem cân lần thứ nhất (P1). Sau khi loại bỏ hết các vật, tạp chất không phải là cây mía nguyên liệu, cân lại lần thứ hai (P2). Xác định tỷ lệ tạp chất theo công thức: P = x100

P1 P2 P1

3.1.7. Năng suất từ hoạt động trồng mía nguyên liệu

Theo thống kê của Viện nghiên cứu mía đường Việt Nam, năng suất mía nguyên liệu của Việt Nam tăng dần qua các năm. Năm 1980, năng suất mía chỉ đạt 39,7 tấn/ ha đến năm 2012, năng suất mía tăng lên 64 tấn/ha. So với thế giới, đạt mức năng suất 70,2 tấn/ha thì khoảng cách đang dần được thu hẹp. Số liệu chi tiết được thể hiện rõ qua Biểu đồ 3.5 dưới đây:

Nguồn: Tổng hợp từ Viện mía đường, 2015

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 64)