Kiểm tra phiếu điều tra: nhằm mục đích phát hiện và bổ sung kịp thời các thông tin không chính xác hoặc còn thiếu, thông tin do ghi chép sai, số liệu bị mâu thuẫn và chỉnh sửa các số lượng để có đơn vị thống nhất.
Mã hóa thông tin: mhằm mục đích chuyển các thông tin thu thập ở phiếu điều tra như các biến định tính, nội dung trả lời của các câu hỏi mở thành các chỉ tiêu phù hợp với quá trình phân tích số liệu
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung cơ bản của chương 2 là khái quát địa bàn nghiên cứu và toàn bộ qui trình nghiên cứu của đề tài.
Khái quát địa bàn nghiên cứu giúp xác định địa bàn nghiên cứu bao gồm: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm đời sống dân cư, đặc điểm hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động trồng mía nguyên liệu của Thị xã Ninh Hòa.
Nghiên cứu sơ bộ đã giúp nhận dạng các đặc điểm nông hộ trồng mía nguyên liệu, các loại chi phí, sản lượng, năng suất, giá thua mua của nhà máy đường. Tất cả những yếu tố trên sẽ là cơ sở quan trọng trong việc thiết kế bản câu hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được tiến hành điều tra thu thập mẫu nghiên cứu và phân tích xử lý dữ liệu trên các mô hình kinh tế lượng để tìm ra những yếu tố tác động đến thu nhập nông hộ trồng mía nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Phương pháp nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của nông hộ và 11 biến độc lập bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, lao động trực tiếp trồng mía, tiếp cận tín dụng, tập huấn trồng mía, chi phí trồng mía, năng suất trồng, chữ đường, giá bán.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU CỦA NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ
NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA