Phổ biến kinh nghiệm đến các nông hộ trồng mía

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 103 - 105)

Kinh nghiệm là những điều rút ra được từ những thành công và thất bại của những lần trồng mía. Số năm tham gia trồng mía càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều, nên tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế. Thực tế cho thấy, nghề trồng mía ở Thị xã Ninh Hòa có lịch sử rất lâu đời, từ thời các vương triều phong kiến. Khi ngành công nghiệp đường phát triển thì kéo theo nghề trồng mía cũng mở rộng. Qua mẫu nghiên cứu cho thấy, người có kinh nghiệm trồng mía lâu năm nhất là 20 năm, nhưng cũng có

người mới trồng mía, trung bình kinh nghiệm trồng mía trong mẫu là từ 6 – 7 năm. Kết quả hồi quy cho thấy, khi kinh nghiệm trồng mía tăng lên 1% thì thu nhập từ trồng mía tăng lên 0,713%. Kinh nghiệm có tác động tích cực đến việc nâng cao thu nhập từ trồng mía cho người nông dân. Để kinh nghiệm được phổ biến đến các người trồng mía, trong các buổi tập huấn nên dành một phần thời gian để những nông dân trồng mía giỏi, nhiều kinh nghiệm của từng xã tham gia hướng dẫn, tham quan mô hình thực tế. Vì tùy từng xã khác nhau mà điều kiện thổ nhưỡng, chất đất khác nhau sẽ có những kinh nghiệm bón phân, chăm sóc, xử lý sâu bệnh khác nhau. Đó chính là những tư liệu quý để người nông dân nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu. Nội dung của các buổi tập huấn sẽ bám sát nhu cầu thực tế và sinh động.

Ngoài ra, hỗ trợ thành lập và tăng cường năng lực cho các tổ liên kết trồng mía của nông dân. Tổ liên kết là nơi những người nông dân cùng chung sở thích, cùng chung nghề trồng mía, cùng chung làng, chung xóm, chung bờ ruộng mía gắn bó, chia sẻ những kinh nghiệm trực tiếp, giúp đỡ nhau một cách hữu hiệu nhất, đồng thời cùng gắn liền với nhau về lợi ích kinh tế. Bởi vì trong mối quan hệ này, những người trồng mía cùng chung một vị trí, đó là cung của thị trường.Nhìn nhận một cách khách quan, hiện nay, hoạt động của các tổ chưa liên kết trồng mía chưa chặt chẽ, thiếu bền vững, hoạt động chưa thực chất, vẫn còn mang tính hình thức cao, mối liên kết còn lỏng lẻo. Thời gian hợp tác chỉ mang tính thời vụ, thiếu định hướng lâu dài. Nguyên nhân bên trong là do tâm lý e ngại của người nông dân trồng mía trong việc tổ chức kinh tế hợp tác vì người nông dân không biết rõ những lợi ích khi tham gia vào tổ liên kết. Nguyên nhân bên ngoài là do sự quan tâm của chính quyền cơ sở đối với loại hình này chưa cao, chưa sâu sát để hướng dẫn, giúp đỡ nên hoạt động có phần đơn điệu. Tính cơ sở pháp nhân chưa cao như không có con dấu, tài khoản riêng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc thống kê, theo dõi và đánh giá tính hiệu quả của loại hình này khiến các tổ liên kết gặp khó khăn trong giao dịch kinh tế, tranh thủ chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc giải quyết các vướng mắc khi có phát sinh tranh chấp dân sự…Cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người người nông dân biết lợi ích của việc tham gia tổ liên kết, các cấp các ngành cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ liên kết phát triển bền vững, phát huy hết hiệu quả và tính ưu việt, mặc khác các tổ liên kết cần nêu cao tinh thần tự chủ, phát huy nội lực, khai thác những tiềm năng sẵn có để củng cố hoạt động. Kèm theo đó nên tuyên truyền để người nông dân biết quy hoạch vùng nguyên liệu của Thị xã và công suất hoạt động của các nhà

máy đường là có giới hạn, không để phát triển diện tích tự phát theo trào lưu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các nông hộ trồng mía.

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 103 - 105)