Đặc điểm hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động trồng mía nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 54)

liệu của thị xã Ninh Hòa

Thị xã Ninh Hòa có tổng diện tích 119.777 ha trong đó đất dành cho nông nghiệp là 28.984 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm 2013 của Ninh Hòa là 1.609.053 triệu đồng – chiếm 37% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh (Cục thống

kê Khánh Hòa, 2014). Đất nông nghiệp ở Ninh Hòa có độ phì nhiêu thấp, bị chia cắt lớn bởi địa hình do đó diện tích đất trồng trong nông nghiệp phân tán. Do địa hình trải dài từ vùng núi xuống vùng biển nên có nhiều chủng loại đất kết hợp nên phát triển nhiều chủng loại cây trồng khá phong phú nhưng diện tích trồng nhỏ hẹp, manh mún, phân bố rải rác theo từng xã. Những vùng chủ động được nguồn nước tưới thì quy hoạch để trở thành vùng chuyên canh trồng lúa, trồng rau, trồng màu. Những diện tích đất trồng trọt ở độ dốc cao, không có hệ thống phòng chống xói mòn, không chủ động được nguồn nước tưới thì chủ yếu trồng mía, mỳ, điều, xoài…Ngành chăn nuôi của thị xã Ninh Hòa đứng toàn tỉnh về số lượng. Ninh Hòa chủ yếu là nuôi heo, nuôi gia cầm, nuôi bò…Ngành nông nghiệp của Thị xã Ninh Hòa được xem như nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa. Đất đai là tư liệu sản xuất chính của ngành nông nghiệp, diện tích có hạn nhưng ngày càng bị thu hẹp để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong xu thế tất yếu phát triển hiện nay, ngành nông nghiệp của Thị xã Ninh Hòa cũng cùng chung thực trạng của ngành nông nghiệp cả nước buộc thu hẹp bề rộng nhưng phải tăng dần chiều sâu, tức là thu hẹp diện tích đất sản xuất nhưng phải tăng năng suất, chất lượng có như vậy mới bảo đảm an ninh lương thực.

2.1.4.1. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Cơ cấu cây trồng vật nuôi của ngành nông nghiệp trong năm 2013, trồng trọt chiếm 69%, chăn nuôi chiếm 24% và dịch vụ trong nông nghiệp chiếm 7%. Chi tiết được thể hiện qua Biểu đồ 2.4 sau đây:

Nguồn: Chi cục thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Với diện tích rộng, có nhiều loại đất đai, địa hình và truyền thống nông nghiệp lâu đời nên Thị xã Ninh Hòa đã quy hoạch vùng, xác định rõ hướng đi, trồng cây gì, nuôi con gì là chủ lực để tận dụng lợi thế tự nhiên, thỏa mãn các điều kiện sinh thái để có nhiều lợi thế phát triển nhất. Sản xuất trồng trọt phụ thuộc vào khả năng đầu tư và phải gắn với thị trường, vì vậy trên cùng một vùng sinh thái có thể trồng được nhiều loại cây nhưng chính quyền Thị xã định hướng cho người nông dân chỉ chọn cây nào có suất đầu tư thấp và có thị trường tiêu thụ mạnh, ốn định. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đối với cây trồng ngắn ngày như cây rau, màu, lương thực (như giá dưa hấu có thể biến động rất lớn theo từng ngày). Quy mô, công suất vị trí và tình hình sản xuất kinh doanh của các nhà máy chế biến nông sản như nhà máy đường là yếu tố thị trường rất quan trọng trong việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

2.1.4.2. Sản lượng và giá trị sản xuất

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị của trồng trọt tăng dần qua từng năm. Năm 2011, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 1.062 tỷ đồng; năm 2012, là 1.105 tỷ đồng; năm 2013, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 1.174 tỷ đồng. Giá trị ngành trồng trọt tạo ra hơn gấp 3 lần tổng giá trị ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cộng lại. Chi tiết được thể hiện qua Biểu đồ 2.5:

Nguồn: Chi cục thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2013

Biểu đồ 2.5: Giá trị sản xuất Nông nghiệp phân theo ngành năm 2013

Ngành trồng trọt chiếm đa số, trong đó tập trung chú trọng phát triển cây lương thực – cây lúa. Với diện tích trồng lúa tăng dần qua từng năm, năm 2010 với diện tích lúa sản xuất là 19.600 ha, đến năm 2013 tăng lên 22.255 ha. Sản lượng cũng tăng theo thời gian, năm 2010, sản lượng lúa là 95.096 tấn, đến năm 2013 sản lượng tăng lên

106.941 tấn. Trong lĩnh vực cây công nghiệp thì mía được xem là cây chủ đạo, được UBND tỉnh phê duyệt trở thành vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung cho toàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2008. Với diện tích trồng mía nguyên liệu tăng dần qua từng năm. Năm 2010 là 9.673 ha, đến năm 2013 đã tăng lên 11.765 ha. Còn các nhóm cây trồng khác như các loại rau đậu, cây có củ, cây hàng năm, cây lâu năm được phân bổ rải rác trồng ở các vùng trong Thị xã, nhưng diện tích không lớn. Ninh Hòa đứng đầu tỉnh Khánh Hòa về số lượng đàn bò, đàn heo và gia súc gia cầm. Theo Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, năm 2013, tổng đàn bò của tỉnh là 71.743 con, trong đó Ninh Hòa dẫn đầu, nuôi 26.008 con, chiếm hơn 36%. Năm 2013, toàn tỉnh có 122.740 con heo, trong đó Ninh Hòa có 35.032 con. Gia súc, gia cầm là 9.244 con trong tổng số 25.336 con. Trong cơ cấu vật nuôi, heo, bò và gia súc gia cầm chính là 3 con vật được chú trọng đầu tư chăn nuôi phát triển.

2.1.4.3. Năng suất lao động

Trong năm 2013, diện tích đất dành cho nông nghiệp là 28.984 ha, chiếm 24% tổng quỹ đất của thị xã, tổng số lao động trong nông nghiệp là 56.749 người chiếm 23% tổng lực lượng lao động của Ninh Hòa, tạo ra tổng giá trị là 1.609.053 triệu đồng. Trong khi ngành công nghiệp sử dụng 38.847 người nhưng tạo ra 4.799.348 triệu đồng. Số lao động trong công nghiệp chỉ bằng 60% trong nông nghiệp nhưng tạo ra giá trị lớn gấp 3 lần so với nông nghiệp. Năng suất lao động trong nông nghiệp tại Thị xã Ninh Hòa thấp so với các ngành khác. Đây không chỉ là thực trạng riêng của ngành nông nghiệp Thị xã Ninh Hòa mà còn là thực trạng chung của nền nông nghiệp Việt Nam. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam thấp nhất so với năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế. Không chỉ duy trì ở mức thấp mà tốc độ tăng của năng suất lao động nông nghiệp cũng rất thấp làm cho lao động nông nghiệp bị tụt lại phía sau.

Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2013

Biểu đồ 2.6: Giá trị gia tăng/ lao độngtheo ngành kinh tế ở Việt Nam (USD/người/năm, giá năm 2000)

2.1.4.4. Đặc điểm hoạt động trồng mía nguyên liệu tại thị xã Ninh Hòa

Ninh Hòa cách trung tâm thành phố Nha Trang 32 km về phía Bắc. Địa bàn nghiên cứu là các xã trồng mía nguyên liệu tại Thị xã Ninh Hòa. Địa hình phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc, phía Tây, phía Nam, 3 bên đều có các dãy núi che chắn, tạo thành một thung lũng đặc trưng. Mía được trồng chủ yếu trên các sườn đồi, sườn núi thấp, trên các triền thung lũng, đa phần là địa hình cao. Cây mía nguyên liệu hay còn gọi là cây mía đường được trồng ở đây từ rất lâu đời, chủ yếu bán cho các lò đường thủ công, ép mía lấy mật bằng sức kéo của trâu. Khi ngành công nghiệp đường phát triển, nhà máy đường Ninh Hòa thành lập thì diện tích mía nguyên liệu được mở rộng. Hiện nay, Ninh Hòa có 10 xã trồng mía nguyên liệu, thống kê theo Bảng 2.1:

Bảng 2.1: Tổng hợp danh sách các xã trồng mía nguyên tại Thị xã Ninh Hòa năm 2014

(ĐVT: Ha) Stt Tên xã Diện tích trồng mía nguyên liệu

1 Ninh Sơn 1.073 2 Ninh Tây 2.207 3 Ninh Thượng 1.400 4 Ninh Sim 2.287 5 Ninh Xuân 2.557 6 Ninh An 73 7 Ninh Bình 53 8 Ninh Tân 1.645 9 Ninh Quang 192 10 Ninh Hưng 262 Tổng 11.749

Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Ninh Hòa, 2014

Trong 10 xã trồng mía có 4 xã: Ninh An, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Hưng có diện tích trồng mía nguyên liệu quá ít, không đại diện cho tổng thể nên nghiên cứu không tiến hành điều tra tại các xã này. Vì vậy, việc nghiên cứu được thực hiện trên 6 xã còn lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 54)