Khái quát về mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 78 - 89)

Thời điểm khảo sát: khảo sát được thực hiện từ tháng 01/2015 đến 5/2015, đây là thời điểm các nông hộ vừa bước vào vụ thu hoạch mía nguyên liệu vụ 2014 - 2015.

Số bản câu hỏi khảo sát đã phát hành: 300 phiếu Số bản câu hỏi thu về: 300 bản

Số bản câu hỏi hợp lệ: 292 bản, trong đó có 8 phiếu các nông hộ cung cấp thông tin không hoàn chỉnh và cung cấp số liệu thiếu thực tế nên không đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Vì vậy số phiếu điều tra đáp ứng được nhu cầu là 292 phiếu.

Bảng 3.3: Chi tiết số mẫu điều tra của các xã

(ĐVT: Mẫu)

Stt Tên xã

Diện tích trồng mía nguyên liệu

(ha) Chiếm tỷ lệ (%) Tổng số mẫu điều tra (mẫu) Chiếm tỷ lệ (%) 1 Ninh Sơn 1.073 9,10 28 10 2 Ninh Tây 2.207 18,80 56 19 3 Ninh Thượng 1.400 11,90 37 12 4 Ninh Sim 2.287 19,50 60 21 5 Ninh Xuân 2.557 21,80 68 23 6 Ninh An 73 0,60 0 0 7 Ninh Bình 53 0,50 0 0 8 Ninh Tân 1.645 14,00 43 15 9 Ninh Quang 192 1,60 0 0 10 Ninh Hưng 262 2,20 0 0 Tổng 11.749 100 292 100

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong 10 xã trồng mía có 4 xã: xã Ninh An, Ninh Bình, Ninh Quang, Ninh Hưng có diện tích trồng mía nguyên liệu quá ít, không đại diện cho tổng thể nên tác giả không tiến hành điều tra nghiên cứu tại các xã này. Cho nên nghiên cứu được thực hiện trên 6 xã còn lại.

 Đặc điểm về giới tính

Tổng số hộ điều tra: 292 hộ, trong đó chủ hộ là nam: 240 hộ (chiếm 82%), nữ : 52 hộ (chiếm 18%). Ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong các hộ làm nông thì đa phần chủ hộ là nam, bởi vì làm nông cần có sức khỏe nên người nam thường là trụ cột và chủ hộ trong gia đình.

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra

Biểu đồ 3.7: Đặc điểm về giới tính trong mẫu điều tra

 Đặc điểm về độ tuổi trong mẫu điều tra

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra và độ tuổi thấp nhất trong mẫu là 20 tuổi và cao nhất là 80 tuổi, mỗi nhóm cách nhau 10 tuổi. Chi tiết được thể hiện ở Bảng 3.4:

Bảng 3.4: Đặc điểm về độ tuổi trong mẫu điều tra

(ĐVT: Hộ) Độ tuổi Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Từ 20-30 11 4 Từ 31-40 73 25 Từ 41-50 106 36 Từ 51-60 59 20 Từ 61-70 35 12 Từ 71-80 8 3 Tổng 292 100

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra

Trong mẫu điều tra, đa phần là các chủ hộ ở độ tuổi từ 31 - 60 tuổi chiếm 81%, trong đó độ tuổi từ 41 - 50 tuổi chiếm đa số 36%, độ tuổi từ 20 - 30 tuổi chỉ chiếm 4%, trên 70 tuổi chỉ chiếm 3%. Hiện nay cơ cấu phát triển của Thị xã Ninh Hòa là công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ nên độ tuổi bước vào tuổi lao động được định hướng chuyển sang làm các nghành công nghiệp – dịch vụ, lực lượng lao động trong nông nghiệp phải giảm dần số lượng.

 Đặc điểm nhân khẩu – lao động – lao động trực tiếp tham gia trồng mía nguyên liệu

Qua điều tra trong mẫu nghiên cứu cho thấy, các nông hộ chủ yếu có 4 nhân khẩu, số lao động trực tiếp là 2 lao động, trong đó lao động trực tiếp trồng mía nguyên liệu chỉ có 1,5 người. Điều này được giải thích bằng thực tế như sau: cơ cấu gia đình ở Ninh Hòa có 4 người, 2 vợ chồng và 2 con, trong đó 2 vợ chồng là lao động chính, người vợ hoặc người chồng là lao động trồng mía chính, nhưng đến mùa thu hoạch hoặc các khâu cần nhiều lao động, người còn lại phụ giúp các khâu nên tính trung bình là 1,5 lao động. Chi tiết được thể hiện qua Bảng 3.5:

Bảng 3.5: Đặc điểm lao động trong mẫu điều tra

(ĐVT: Người) Số nhân khẩu/ hộ (người) Số lao động/hộ (người) Lao động trực tiếp trồng mía/hộ (người) Cao nhất 8 6 5 Thấp nhất 2 1 1 Trung bình 4,45 2,5 1,5

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra

 Về đặc điểm số lao động trực tiếp tham gia trồng mía nguyên liệu

Tại Ninh Hòa, mỗi hộ có số lao động trực tiếp tham gia trồng mía nguyên liệu đa phần mỗi hộ chỉ có 1 người – chiếm tỷ lệ 63%, 2 người – chiếm tỷ lệ 27%. Trong nông nghiệp có đặc tính thời vụ rất cao, có giai đoạn cần rất nhiều lao động như lúc chặt mía nhưng cũng có giai đoạn không cần tới sự chăm sóc của con người. Lao động trong trồng mía nguyên liệu chủ yếu là lao động thuê, mướn.

Trong đó, chi tiết số lao động trực tiếp tham gia trồng mía nguyên liệu của các nông hộ trong mẫu điều tra được thể hiện qua Bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.6: Đặc điểm lao động trực tiếp tham gia trồng mía

(ĐVT: Hộ) Số lao động trực tiếp tham

gia trồng mía/ hộ (người) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 lao động trực tiếp 185 63 2 lao động trực tiếp 79 27 3 lao động trực tiếp 20 7 4 lao động trực tiếp 7 2,6 5 lao động trực tiếp 1 0,4 Tổng 292 100

 Trình độ học vấn

Trong mẫu khảo sát, đa phần các chủ hộ trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống là 283 người. Đa phần các hộ trong mẫu khảo sát là có trình độ học vấn thấp. Các chủ nông hộ không biết chữ chủ yếu tuổi đã cao, trước đây chiến tranh loạn lạc, không có điều kiện được đi học. Với trình độ học vấn thấp nên các nông hộ chủ yếu làm nông nghiệp. Trong mẫu điều tra, những nông hộ có trình độ học vấn cao từ trung học nghề trở lên chủ yếu làm việc trong các cơ quan Nhà nước, hoạt động trồng mía nguyên liệu là để tăng gia sản xuất. Chi tiết được thể hiện qua Bảng 3.7:

Bảng 3.7: Đặc điểm trình độ học vấn các chủ hộ (ĐVT: Hộ) Trình độ học vấn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Không biết chữ 10 3,5 Cấp 1 90 30,8 Cấp 2 123 42,1 Cấp 3 60 20,5 Trung học nghề 1 0,3 Cao đẳng 4 1,4 Đại học 4 1,4 Tổng 292 100

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra

 Hoạt động kinh tế chính

Trong 292 hộ điều tra, đa phần là các hộ thuần nông (chiếm 61%), nông nghiệp kiêm ngành nghề khác (chiếm 30%). Buôn bán dịch vụ và tham gia các hoạt động khác (chiếm 8%).

Bảng 3.8: Đặc điểm hoạt động kinh tế chính của các nông hộ

(ĐVT: Hộ)

Hoạt động kinh tế chính Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Thuần nông 178 62

Nông nghiệp kiêm nghề khác 89 30

Buôn bán dịch vụ 15 5

Hoạt động khác 10 3

Tổng 292 100

Đa phần các hộ trồng mía trình độ học vấn thấp, làm nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, kết hợp trồng nhiều loại cây và con khác nhau, trong đó có trồng mía nguyên liệu. Nông nghiệp kiêm ngành nghề khác được hiểu là họ đã có nghề chính là làm thợ xây, phụ hồ, sửa xe máy, mở cửa hàng xay xát….còn trồng mía là nghề phụ. Các phiếu điều tra đánh hoạt động khác chủ yếu là công chức cấp xã, có người làm ở Hội nông dân xã, có người làm Phó chủ tịch UBND xã… nhưng họ đều có trồng thêm mía để tăng gia sản xuất.

 Lí do các nông hộ chọn trồng mía

Đây là một câu hỏi mở, với nhiều gợi ý trả lời. Các lý do được đưa ra trong phiếu phỏng vấn chính thức được tổng kết từ kết quả nghiên cứu sơ bộ lần đầu trên 50 phiếu điều tra. Những lý do được ra trong lần điều tra chính thức đều xuất phát từ thực tế của các nông hộ. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau và mẫu điều tra có thể chọn nhiều gợi ý trả lời khác nhau cũng một lần. Kết quả điều tra từ 292 hộ khảo sát được thể hiện trong Bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9: Tổng hợp lí do các nông hộ chọn trồng mía

(ĐVT: Hộ)

Lí do Số lượt hộ trả lời (hộ)

Nhiều lợi nhuận 45

Dễ bán 104

Đất đai phù hợp 179

Có sẵn kinh nghiệm 45

Năng suất cao 91

Trồng theo phong trào 107

Được Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính 70

Nhà máy đường bao tiêu 150

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lí do được chọn nhiều nhất là đất đai phù hợp. Với thời tiết nắng hạn đến 8 tháng trong năm, đất đai có địa hình chủ yếu là đồi núi, khô cằn, chỉ có cây mía mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết như vậy. Lí do được chọn nhiều thứ 2 là khi trồng mía, có nhà máy đường bao tiêu sản phẩm. Điều này được hiểu rằng, đầu ra của cây mía là có nơi tiêu thụ, nông dân yên tâm sản xuất. Lí do được chọn nhiều thứ 3 là trồng theo phong trào, bởi vì cây mía nguyên liệu dễ trồng, không cần phải đầu tư nhiều

cho đào tạo nghiên cứu, không cần rèn luyện kĩ năng, chỉ cần biết một ít kiến thức và thấy người ta làm sao mình về bắt chước làm vậy là có thể trồng mía nguyên liệu.

 Đặc điểm về vay vốn

Trồng mía cần rất nhiều vốn nhất là mía vụ tơ, chi phí đầu tư cho vụ tơ giao động từ 50-60 triệu đồng/ha, còn các vụ khác từ 30 - 40 triệu đồng/ha. Nên nhu cầu vay vốn được xem là rất cao. Qua khảo sát 292 hộ, có tới 237 hộ là có đi vay vốn chiếm 81% và 55 hộ không có nhu cầu vay vốn (chiếm 19%). Kết quả điều tra cho thấy, vốn đầu tư vào hoạt động trồng mía nguyên liệu đa phần đều sử dụng vốn vay.

Kết quả điều tra được thể hiện chi tiết qua Biểu đồ 3.8:

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra

Biểu đồ 3.8: Nhu cầu vay vốn của các nông hộ khảo sát

 Đặc điểm về nơi vay

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa có các nguồn vay chính: vay từ Nhà máy đường qua hình thức nhận đầu tư trực tiếp hoặc nhận đầu tư bằng tiền mặt; vay ngân hàng, vay từ người bán vật tư, vay họ hàng, vay khác (chính là vay từ những người có vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhưng thường lãi suất rất cao). Qua thực tế cho thấy, lựa chọn vay vốn nhiều nhất là Nhà máy đường bởi vì đầu ra của cây mía cũng là bán cho nhà máy đường, nhà máy đường sẽ ưu tiên thu hoạch những ruộng mía nhận vay vốn, bởi nhà máy cần hoàn vốn sớm. Ngoài ra, nhà máy đường còn có rất nhiều chính sách ưu đãi cho nhiều đối tượng vay khác nhau: giảm lãi suất, hỗ trợ phân bón…và khả năng cho vay của nhà máy đường cao, tối đa 80% nhu cầu vốn vay. Nếu so sánh với các hình thức vay khác thì vay nhà máy đường là lựa chọn được nhiều nông hộ chọn nhất.

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra

Biểu đồ 3.9: Nơi vay vốn của các nông hộ khảo sát

 Nhu cầu vốn vay đáp ứng

Theo tổng hợp của mẫu điều tra, nhu cầu vốn vay đáp ứng cao nhất là 89%, thấp nhất là 30%, còn lại đa số cho rằng, vốn vay đáp ứng 70% nhu cầu vốn của nông hộ.

Bảng 3.10: Nhu cầu vốn vay đáp ứng

(ĐVT: %) Mức độ vốn vay đáp ứng nhu cầu (%)

Cao nhất 89 %

Thấp nhất 30%

Trung bình 70%

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra

Qua kết quả điều tra cho thấy, vốn vay đáp ứng khá cao so với nhu cầu thực tế của các nông hộ trồng mía. Đó là một điều kiện thuận lợi để người nông dân trồng

mía có khả năng đầu tư, chăm sóc cho ruộng mía của gia đình.

 Đặc điểm về diện tích đất trồng mía nguyên liệu

Trong mẫu 292 nông hộ điều tra, có 290 nông hộ có đất trồng mía là thuộc sở hữu của gia đình. Số liệu điều tra cho thấy, đa phần đất trồng mía nguyên liệu thuộc sở hữu của nông hộ, chủ yếu từ 3 ha trở xuống có 199 hộ (chiếm 68,62% ). Qua đây cho thấy sự manh mún, nhỏ lẻ của các nông hộ được điều tra. Thể hiện chi tiết qua Bảng 3.11 sau:

Bảng 3.11: Đặc điểm đất trồng mía nguyên liệu (ĐVT: Ha) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Từ 2 ha trở xuống 97 33,45 Từ 2 -3 ha 102 35,17 Từ 3-4 ha 59 20,34 Từ 4-5 ha 15 5,18 Từ 5-10 ha 14 4,83 Trên 10 ha 3 1,03 Tổng 290 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

 Đặc điểm số năm kinh nghiệm trồng mía nguyên liệu

Trong mẫu điều tra, hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất là 20 năm, hộ có kinh nghiệm thấp nhất là 1 năm, tức là mới trồng mía nguyên liệu được một vụ. Nhưng trung bình là gần 7 năm. Thực tế cho thấy, từ khi nhà máy đường Ninh Hòa tăng công suất hoạt động và Cổ phần hóa năm 2010 thì các nông hộ trước đó đã bắt đầu mở rộng diện tích trồng mía nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu hoạt động chính của Nhà máy. Nhà máy đường Ninh Hòa chiếm thị phần hơn 80% tổng diện tích của toàn thị xã.

Bảng 3.12: Đặc điểm số năm kinh nghiệm của các nông hộ

(ĐVT: Năm) Số năm kinh nghiệm

Cao nhất 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thấp nhất 1

Trung bình 6,75

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

 Về tập huấn kỹ thuật trồng mía nguyên liệu

Trong 292 hộ điều tra, có 269 nông hộ (chiếm 92%) được đi tập huấn kỹ thuật trồng mía nguyên liệu và 23 hộ (chiếm 8%) chưa đi tập huấn lần nào.

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Qua kết quả điều tra cho thấy, các nông hộ trong mẫu điều tra đa phần đều có đi tham gia tập huấn trồng mía nguyên liệu.

 Số khóa tập huấn

Trong mẫu điều tra, chủ nông hộ đi tập huấn nhiều nhất là 7 lần, tuy nhiên cũng có chủ nông hộ không đi tập huấn lần nào. Trung bình qua mẫu khảo sát là 1,5 lần. Qua đó cho thấy, các nông hộ có đi tập huấn, nhưng số lần tập huấn quá ít. Trung bình trồng mía được 7 năm nhưng đi tập huấn chỉ có 1 lần.

 Nơi tập huấn kỹ thuật trồng mía nguyên liệu

Qua khảo sát, các chủ hộ tập huấn nhiều nhất là ở nhà máy đường. Đây là một việc làm cần thiết vì người nông dân trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao thì nhà máy mới có nguyên liệu ổn định để hoạt động và người nông dân cũng tăng thêm thu nhập. Các đơn vị: Hội Nông dân được 69 lượt tập huấn, Phòng Nông nghiệp được 19 lượt tập huấn. Đơn vị khác như các công ty phân bón tổ chức, thường thì các công ty phân bón thường kết hợp với nhà mày đường tổ chức tập huấn đồng thời giới thiệu phân bón của công ty.

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Biểu đồ 3.11: Đơn vị tập huấn kỹ thuật trồng mía nguyên liệu

 Chi phí trồng mía nguyên liệu

Vì cây mía là một loại cây có khả năng tái sinh cao nên chỉ cần trồng một lần nhưng thu hoạch được tới 3 lần.

Vụ đầu gọi là: vụ gốc tơ. Vụ tiếp theo gọi: vụ gốc 1. Vụ tiếp sau gọi: vụ gốc 2 Vụ gốc tơ phải trồng mới hoàn toàn nên trong khoản mục chi phí phải tính tiền làm đất, tiền thuê nhân công phá gốc mía cũ, tiền mua hom giống, tiền công thuê nhân

công xuống hom. Còn vụ gốc 1 và vụ gốc 2 thì không phải tốn những chi phí đó. Các khâu còn lại như bón phân, làm cỏ, chăm sóc, thu hoạch thì đều như nhau. Hiện nay, mía nguyên liệu được trồng tại Thị xã Ninh Hòa chỉ phụ thuộc vào nước mưa nên trong quá trình canh tác không tính chi phí nước tưới.

Trong các khoản mục chi phí để đầu tư cho 01 ha mía, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng nhiều nhất (47%) so với tổng chi phí. Chi phí phân bón cho vụ mía tơ thường cao hơn 2 vụ còn lại, bởi vì phải tốn thêm chi phí mua vôi nông nghiệp, cải tạo đất, diệt các mầm sâu bệnh có trong đất từ gốc mía cũ.

Xếp vị trí thứ 2 là chi phí thu hoạch chiếm (18%) so với tổng chi phí. Trong

Một phần của tài liệu Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu cho các nông hộ tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 78 - 89)