Các nội dung quản lỷ công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 39 - 43)

Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT bao gồm: a) Quản ìỷ đội ngũ GVCN, thể hiện qua những việc sau:

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GVCN.

- Chọn lựa, phân công GVCN phù hợp mục tiêu, chuẩn mực chung, có xem xét đến nguyện vọng cá nhân.

- Kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp của GVCN.

- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi, xây dựng tiêu chuẩn khen thưởng, đãi ngộ họp lý cho GVCN.

- Có kế hoạch phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ GVCN.

- Quản lý công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và tập thể lớp vững mạnh: GVCN biết lựa chọn, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp; thực hiện giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS; giáo dục HS cá biệt và duy trì sĩ số lớp.

- Quản lý việc GVCN tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS: hoạt động giáo dục đạo đức và pháp luật; hoạt động phát triển nhận thức, trí tuệ của HS; hoạt động giáo dục NGLL và hướng nghiệp; hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, báo chí, vui chơi giải trí; hoạt động chăm sóc sức khỏe và y tế học đường.

- Quản lý công tác phối hợp, liên kết của GVCN với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục HS: phải đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả.

- Quản lý việc đánh giá, xếp loại HS: GVCN phải nắm vững và thực hiện đúng các qui định của ngành, đảm bảo tính giáo dục.

1.4.3. Các phương pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Có nhiều phương pháp đế quản lý công tác chủ nhiệm lớp, như một số phương pháp quản lý cơ bản sau đây:

a) Phương pháp tô chức - hành chính: CBQL tác động trực tiếp tới

GVCN bằng các yêu cầu, quyết định mang tính bắt buộc trong một số việc như: phân công, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật, nhằm đạt mục tiêu đề ra. Khi dùng phương pháp này nên thực hiện dân chủ hóa trước, sau đó cần theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đẻ kịp thời nắm thêm thông tin và có hướng xử lý tiếp. Các quyết định cần có lý để đủ sức bắt buộc và có tỉnh để đủ sức thuyết phục. Phương pháp này đòi hỏi người CBQL phải luôn gương mẫu.

h) Phương pháp quản lý theo mục tiêu: Quá trình quản lý nhắm vào

kết quả cuối cùng là đạt được các mục tiêu đã dự kiến. Do đó, các mục tiêu đặt ra phải rõ ràng, đo lường và đánh giá được. Tập thể GVCN sẽ tham gia

xác định các mục tiêu trong kế hoạch của chung và thỏa thuận cách thức kiểm nghiệm, đánh giá kết quả. Phương pháp này đòi hỏi CBQL phải thật dân chủ.

c) Phương pháp tâm lý - xã hội: Đây là phương pháp quản lý rất

quan trọng và thích họp với môi trường trí thức, sư phạm nhằm tác động vào tâm tư, tình cảm của GVCN. Tạo cho GV một tâm lý nhẹ nhàng, phấn khởi, yêu thích công việc, gắn bó với tập thể. Quan tâm, động viên, hỗ trợ GV giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác và cuộc sống. Phương pháp này đòi hỏi người CBQL phải chân thành, nhân ái, tâm lý và tế nhị.

d) Phương pháp kinh tế: Dùng tác động gián tiếp nhưng dễ tạo hiệu

quả trực tiếp. CBQL thông qua các lợi ích vật chất, tạo động lực để GVCN tích cực tham gia công tác và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cần kết hợp hài hòa, đúng đắn giữa lợi ích của GVCN, nhà trường và xã hội. Phương pháp này đòi hỏi người CBQL phải rất công tâm, trình độ và bản lĩnh.

Không có riêng phương pháp nào là hoàn hảo, mà hiệu quả quản lý lại còn tùy thuộc vào tâm và tầm của người thực hiện. Vì vậy, nếu người CBQL biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp đê chúng bố trợ nhau và biết vận dụng linh hoạt cho từng đối tượng thì có thể nâng cao được hiệu quả quản lý.

Bên cạnh các phương pháp quản lý, người làm công tác quản lý còn phải nắm vững các văn bản, qui định mang tính chỉ đạo của cấp trên để vận dụng và thực hiện cho đúng. Một số văn bản quan trọng sau đây cần cho cả CBQL lẫn GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp:

a) Công vãn của Bộ GD&ĐT ban hành vào đầu mỗi năm học,

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới cho các trường trung học. Ví dụ như năm học vừa qua có Công vãn sổ 5289/BGDĐT-GDTrH, ngày 16/8/2012.

b) Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phô thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư so 12/2011/ĨT-BGDĐT ngày

và quyền của GVCN (điều 31, 32, chirơng IV).

c) Quỉ chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT ban hành kèm

theo Thông tư sổ 58/201Ỉ/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT. Qui định trách nhiệm của GVCN và Hiệu trưởng trong việc đánh giá, xếp loại HS.

à) Qui định Chu ấn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phô thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư sổ 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Qui định

nêu rõ: Hiệu trưởng phải quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp thì mỏi có thê được xếp loại khá trở lên.

e) Qui định Chuân nghề nghiệp GVTHPT, ban hành kèm Thông tư

sổ 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo

đó, GV khá trở lên mới có thể đảm đương vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp.

í) Thông tư sổ 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục: hướng dẫn về việc khen thưởng và kỷ luật HS ở các trường phổ thông.

Ket luận chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã điểm qua những kết quả nghiên cứu về công tác GVCN lớp ở trường THPT. Thông qua nghiên cứu các cơ sở lý luận, chúng tôi đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản của các vấn đề về trường THPT, về công tác chủ nhiệm lớp và việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, cùng một số văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cho các vấn đề đó. Những nội dung trên là những tiền đề, cơ sở lý luận của khoa học giáo dục, của quản lý giáo dục và quản lý nhà trường được vận dụng vào thực tiễn hoạt động của các trường THPT hiện nay. Đây cũng là cơ sở đẻ chúng tôi khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tại Quận 8 trong thời gian qua, cũng như đề xuất các giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong các chương tiếp theo, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giáo dục toàn diện HS.

Chưưng 2

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w