Thực trạng về đội ngũ làm công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 49 - 51)

Mỗi năm, một trường có bao nhiêu lớp học thì cũng cần tối thiểu bấy nhiêu GVCN. Năm học (2012 - 2013) vừa qua, có trên 7.000 HS của 185 lớp theo học tại các trường THPT trên địa bàn Quận 8.

Nhà trường hiện nay không thiếu những GV có sức khỏe tốt, có năng lực chuyên môn vững, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công tác chủ nhiệm, có uy tín với HS và tập thể sư phạm. Nhưng để chọn được những GV đảm bảo đủ các yêu cầu đó, cộng với hiểu biết, kinh nghiệm về giáo dục và quản lý HS để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì lại không nhiều. Có thể nói đây chính là khó khăn đầu tiên và cơ bản nhất mà CBQL các trường thường hay gặp trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

Vì vậy, kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ GVCN không ốn định, có chất lượng không đồng đều và rất đa dạng về thành phần, cơ cấu. số lượng GVCN nữ, GVCN trẻ, GVCN dạy môn có nhiều tiết/lớp thường đông hơn. Do còn thiếu những GVCN đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết, nên nhiều cán bộ chủ chốt như tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, ... có lúc cũng phải kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm.

Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy: hầu như tất cả CBQL được hỏi đều nắm vững vai trò của GVCN lớp, nhưng còn đến 1/3 GVCN chưa thấy được vai trò chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, gần 1/4 GVCN chưa xác định rõ vai trò cố vấn, tổ chức các hoạt động giáo dục của mình.

Bảng 2.5: Kết quả thăm dò “Nhận thức về vai trò của GVCN”.

2.3.2. Thực trạng về kế hoạch, nội dung công tác chủ nhiệm lớp

Thực tế, chỉ một số ít GVCN hiện nay xây dựng được một bản kế hoạch chủ nhiệm thật sự, mà trong đó vạch ra được những định hướng đúng đắn, những mục tiêu phù hợp và những biện pháp cụ thể, khả thi. Qua kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, CBQL các trường còn gặp những kế hoạch chủ nhiệm mang tính đối phó (nộp trễ hạn, sao chép lẫn nhau hoặc quá sơ sài), thậm chí một vài GVCN còn không có bản kế hoạch. Trong các kế hoạch, phần xác định biện pháp thực hiện còn bỏ trống hoặc chung chung hoặc thiếu tính thuyết phục; các hoạt động giáo dục của GVCN nếu được đề cập cũng chưa cụ thê, có việc còn thiếu tính khả thi; một số chỉ tiêu chưa sát hợp với khả năng của lớp và định hướng chung của trường: có chỉ tiêu thì quá thấp - cho dễ đạt, có chỉ tiêu lại quá cao - không thực tế.

Do thiếu một định hướng, một lộ trình thích hợp thể hiện qua kế hoạch công tác, nên nhiều GVCN còn cảm thấy lúng túng, bị động trong công tác chủ nhiệm cũng là điều đương nhiên.

Việc khảo sát, thăm dò ý kiến một số nội dung công tác chủ nhiệm lớp trên đối tượng là CBQL và GVCN cho kết quả như trong bảng sau:

TT Iloạt động trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp

Đã thực hiện Đồng ý thực hiện Dối tượng có không không 1 GVCN nhận xét, đánh giá tình hình

lófp tuần qua và dặn dò, hướng dẫn

34% 66% 21% 79% GVCN

76% 24% 9% 91% HS

2 GVCN trực tiếp phê bình nghiêm khắc, phạt từng IIS có khuyết 36% 77% 64% 23% 27% 8% 73% 92% GVCN HS 3 GVCN trực tiếp khen, thưởng

từng HS có ưu điểm tuần qua và

33% 67% 94% 6% GVCN

19% 81% 95% 5% HS

4 GVCN giao cho cán bộ lóp tự chịu trách nhiệm thực hiện, sau đó

9% 91% 11% 89% GVCN

18% 82% 9% 91% HS

5

6

Cán bộ lóp báo cáo tình hình lớp, nêu rõ các ưu, khuyết điểm. GVCN lắngnghe, nhận xét, kết luận Cán bộ lớp phổ biến công việc sắp tới và điều khiển lóp bàn cách thực hiện. GVCN theo dõi, góp ý,

53% 47% 93% 7% GVCN 31% 51% 69% 49% 90% 72% 10% 28% HS GVCN 35% 65% 75% 25% HS 7

Có xen các tiết mục văn nghệ, thư giãn với chủ đề phù hợp. Ilình thức sinh hoạt vui tươi, phong phú

28% 72% 45% 55% GVCN

17% 83% 100% 0% HS

8

Cán bộ lớp sắp xếp tìmg IIS có khuyết điểm tự kiểm điểm, nêu hướng khắc phục. GVCN ôn tồn phân tích, khuyên bảo, có mức kỷ luật họp lý và rút kinh nghiệm

36% 64% 93% 7% GVCN

12% 88% 95% 5% HS

9 GVCN tranh thù giãi quyết côngviệc chuyên môn với lóp (hoặc làm việc khác và để lóp tự quản). 2% 98% 4% 96% GVCN 7% 93% 3% 97% HS TT Cách thức GVCN tìm hiểu HS và lớp chủ nhiệm Đã thực hiện Đồng ý thực Đối tượng 1 Cho HS khai sơ yếu lý lịch đau

năm và thống kê số liệu.

2 Dành thời gian rỗi đế chuyện trò, tâm sự với HS và lớp.

3 Sử dụng mẹo hay uy quyền để HS cung cấp thông tin.

4 Thông qua GVCN cũ, các GV, nhân viên của trường.

5 Thông qua bạn bè, hàng xóm, các tổ chức liên quan IIS.

CBQL đánh giá mức độ cần thiết của các nội dung công tác chủ nhiệm lớp họp lý hơn. Việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh, quản lý lớp chặt chẽ và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS được hầu hết GVCN xem là rất cần. Nhưng còn các công việc rất quan trọng khác như tìm hiểu kỹ HS, lập kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện, nhất là việc phối hợp các lực lượng giáo dục, vẫn còn một số GVCN lơ là, xem nhẹ.

2.3.3. Thực trạng về phương pháp, hình thức công tác chủ nhiệm lớp

Sinh hoạt chủ nhiệm lớp hàng tuần, tìm hiếu HS, xử lý sai phạm của HS và hên hệ với CMHS là bốn trong số các hoạt động thường xuyên của GVCN. Các hoạt động này có tác động mạnh đến HS và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả giáo dục HS. Phương pháp, hình thức mà GVCN thực hiện các hoạt động đó sẽ thể hiện được khá rõ phẩm chất, năng lực của GVCN và dự báo khá chính xác được kết quả của công tác chủ nhiệm lớp.

Kết quả khảo sát, thăm dò trên đối tượng là HS và GVCN bộc lộ một số vấn đề đáng chú ý sau:

• Phần khảo sát ghi nhận là đã có thực hiện hay không thì giữa HS và GVCN thường có nhiều khác biệt (trừ 10/27 nội dung có số liệu in đậm). Sự khác biệt này phần lớn có thê là do GVCN thì muốn “nói tốt” lên một chút, còn HS thì “nói quá” đi một chút.

• Có những điều nên thực hiện thì GVCN chưa tích cực thực hiện, ví dụ như: phát huy tính năng động, tự quản của lóp và cán bộ lớp, đến thăm gia đình HS. Ngược lại, có những điều nên hết sức tránh thì cũng có GVCN vẫn làm, ví dụ như: gây căng thẳng cho HS, lấy giờ sinh hoạt chủ nhiệm làm việc khác, lạm dụng việc mời CMHS đến trường đế báo lỗi của HS, thậm chí lơ là việc nhắc nhở, giáo dục HS.

• Phần thăm dò ý kiến có đồng ý thực hiện theo cách thức đã nêu

hay không thì cả GVCN lẫn HS thường nhất trí với nhau. Tuy vậy, vẫn còn

sự khác biệt ở 8/27 nội dung (có số liệu in đậm). Sự khác biệt này chủ yếu là do ai cũng muốn mình thoải mái: HS muốn chọn cách nhẹ nhàng, vui vẻ, còn GVCN thì muốn chọn cách đơn giản, đỡ mất thì giờ hơn.

• Có dấu hiệu tích cực là hơn 2/3 nội dung (19/27) nhận được ý kiến đồng tình của cả GVCN lẫn HS đều muốn chọn những cách làm hiệu quả, tiến bộ hơn khi GVCN tiến hành các hoạt động giáo dục HS.

Bảng 2.7: Kết quả thăm dò về “Cách thức sinh hoạt chủ nhiệm lớp”.

6 Tạo sự tin cậy, quí mến để HS tự thố lộ, tâm sự.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w