Quản lý việc chọn lọc vàphân công GVCN đảm bảo tỉnh hiệu quả

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 62 - 64)

8 CMHS trực tiếp đến nhà GVCN.

3.2.1. Quản lý việc chọn lọc vàphân công GVCN đảm bảo tỉnh hiệu quả

a) Mục tiêu của giải pháp

ơ trường phổ thông, đội ngũ GVCN là lực lượng giáo dục giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành, xây dựng và phát triển nhân cách của HS. Vì vậy, CBQL phải thường xuyên quan tâm đến việc chọn lọc, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ GVCN chính là để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

b) Nội dung của giải pháp

CBQL cần nắm vững các mục tiêu của ngành, nhiệm vụ năm học của nhà trường, năng lực và phấm chất của GV, tình hình đặc điếm của HS các lớp, kể cả tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của GV và HS cũng cần được quan tâm, cân nhắc, đê lựa chọn, bố trí hợp lý GV làm công tác chủ nhiệm lớp một cách hiệu quả.

c) Cách thức và điền kiện thực hiện giải pháp

- Đầu mỗi năm học, căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, tổng số lớp của toàn trường trong năm học, CBQL sẽ dự kiến số lượng GVCN cần thiết. Qui mô của mỗi trường thường ít khi biến động, nên số lượng GVCN hàng năm cũng thường không thay đổi nhiều. Nhưng đế không bị động về số lượng GVCN (do bệnh tật, thai sản, thuyên chuyển, ...), CBQL cần xây dựng một đội ngũ GV có thể làm công tác chủ nhiệm nhiều hơn số cần thiết chừng 1,5 lần trở lên.

- CBQL cần căn cứ trước hết vào phẩm chất, năng lực của GV (thường biêu hiện qua sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm làm việc) đế lựa chọn người có khả năng làm công tác chủ nhiệm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng công tác chủ nhiệm nói riêng, và chất lượng giáo dục HS, nói chung.

* Người GVCN phải đạt 5 yêu cầu:

Có sức khỏe tốt, có năng lực chuyên môn vững, có kinh nghiệm giáo dục và quản lý HS, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công tác chủ nhiệm, có uy tín với HS và tập thể sư phạm.

* Người GVCN cũng cần phải có 7 kỹ năng cơ bản:

Tìm hiểu đặc điểm nhân cách HS; xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; tố chức giờ sinh hoạt lớp; tố chức giáo dục kỹ năng sống cho HS; ngăn ngừa và giải quyết xung đột trong tập thể lớp; xử lý tình huống giáo dục; ímg phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Đe đảm bảo hiệu quả giáo dục và đáp ứng nhu cầu tâm lý, tình cảm của HS, CBQL cũng nên nắm bắt đặc điểm, tình hình, nguyện vọng của từng tập thể lớp, HS trong lớp mà cân nhắc lựa chọn, phân công GVCN cho phù hợp và cố gắng giữ ổn định trong phân công GVCN.

* Lớp cuối cấp nên phân công cho GVCN là người trầm tĩnh, sâu sắc, nhiều kinh nghiệm sống - ngoài kinh nghiệm công tác chuyên môn và chủ nhiệm - đẻ có thể tư vấn tâm lý và hướng nghiệp cho HS.

* Lóp đầu cấp nên phân công cho GVCN là người có uy, nghiêm túc, nhiều kinh nghiệm quản lý, giáo dục HS, đê có thể sớm ổn định và duy trì nề nếp của HS.

* Với GV vừa có nhiều kinh nghiêm chủ nhiệm, vừa có năng lực chuyên môn giỏi, CBQL nên phân công làm GVCN theo một lóp suốt từ đầu đến cuối cấp. Cách này giúp đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững của tập thể HS, đồng thời vừa sử dụng trọn vẹn mà lại vừa tăng cường được năng lực công tác của GVCN.

* Với GV có những kinh nghiệm, sở trường phù họp với đặc diêm của một khối lớp, CBQL nên phân công GV chuyên làm GVCN của khối lớp đó.

- Ngoài ra, CBQL cũng cần quan tâm tìm hiểu, cân nhắc về hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của GV khi phân công. CBQL hiếu rõ về GV và HS, linh hoạt và cấn thận khi phân công sẽ giúp cho các GVCN và HS không bị ức chế về mặt tâm lý, dễ phát huy được thế mạnh, hạn chế bớt diêm yếu. Nhờ vậy công tác chủ nhiệm lớp dễ đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 62 - 64)