8 CMHS trực tiếp đến nhà GVCN.
3.2.3. Quản lý các điều kiện của công tác chủ nhiệm lớp
a) Mục tiêu của giải pháp
Nếu như GVCN phải luôn đầu tư nhiều công sức đê hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp thì CBQL cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GVCN triển khai và thực hiện các công việc đạt hiệu quả. Đó là sự phối hợp đồng bộ rất cần thiết trong hoạt động giáo dục của nhà trường.
CBQL quan tâm chỉ đạo; hỗ trợ, phối họp hoạt động; cung cấp đầy đủ các phương tiện làm việc; động viên khen thưởng kịp thời là để tạo được động lực cho đội ngũ GVCN, làm tăng thêm sự say mê, tận tụy với công việc. Khi đó, hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp cũng sẽ cao hơn.
b) Nội dung của giải pháp
CBQL phải thường xuyên cập nhật và phố biến rộng rãi các qui định, văn bản chỉ đạo của cấp trên, đồng thời xây dựng và ban hành các văn bản nội bộ thích hợp làm cơ sở pháp lý cho GVCN.
CBQL nên thiết kế các loại biểu mẫu, hồ sơ, sổ sách một cách khoa học, đúng qui định, gọn đẹp, phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp và cung cấp tận tay các GVCN.
CBQL có thể sử dụng các phương pháp kích thích về mặt tinh thần như: khen ngợi, nêu gương, đề bạt, ... và về mặt vật chất như: phụ cấp, bồi dưỡng, tặng thưởng, ... để tác động tích cực đến tiến trình công việc.
c) Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp
- Đê có đầy đủ cơ sở pháp lý trong các hoạt động, CBQL cần
thường xuyên cập nhật và cung cấp cho GVCN các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành của Nhà nước liên quan đến giáo dục và giảng dạy như:
* Công văn của Bộ GD&ĐT ban hành vào đầu mỗi năm học,
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới cho các trường trung học.
* Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường pho thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư sổ 12/201 l/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bộ GD&ĐT.
* Qui chế đánh giả, xếp loại HS THCS và HS THPT ban hành
kèm theo Thông tư số58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT. * Quỉ định Chu ăn nghề nghiệp GV THPT, ban hành kèm Thông tư sổ 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT.
* Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục hướng
dẫn về việc khen thưởng và kỷ luật HS ở các trường phổ thông.
* Các chế độ, chính sách dành cho HS nói chung, HS thuộc diện gia đình chính sách nói riêng.
- CBQL cũng cần cụ thể hóa, chi tiết hóa một số vấn đề liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp bằng cách xây dựng và ban hành các văn bản nội bộ thích họp như: nội dung sinh hoạt lớp hàng tuần, kế hoạch năm học của trường, khung kế hoạch chủ nhiệm năm học, nội qui HS, tiêu chuấn thi đua GV, cơ chế phối hợp hoạt động giữa GVCN với các lực lượng giáo dục, ... để GVCN có định hướng rõ ràng trong công tác chủ nhiệm lớp.
Tất cả đều được công khai qua các buổi hợp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt tố và niêm yết trên bảng tin, trên trang web của trường (nếu có).
- Trong công việc GVCN cần nhiều loại hồ sơ, sổ sách, biêu mẫu như: sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, sơ yếu lý lịch HS, biên bản đại hội CMHS, biên bản sinh hoạt chủ nhiệm lớp, biên bản đề nghị khen thưởng/kỷ luật HS, sổ theo dõi và tổng kết thi đua, v.v ... Vì vậy, CBQL cần thiết kế và cung cấp những mẫu này theo đúng qui định, khoa học, gọn đẹp, giúp GVCN sử dụng thuận tiện và thống nhất.
- Cơ sở vật chất của nhà trường chính là phương tiện, điều kiện hoạt động giáo dục, giảng dạy phố biến và quan trọng của toàn thể GV và HS, nên cũng cần được CBQL quan tâm đầu tư nâng cấp và phát triển.
- Do chế độ đãi ngộ cho GVCN chưa thật thỏa đáng, cho nên tùy điều kiện thực tế của trường, CBQL có thể sử dụng thêm các biện pháp kích thích về mặt tinh thần như: khen ngợi, nêu gương, đề bạt, ... và về mặt vật chất như: phụ cấp, bồi dưỡng, tặng thưởng, ... một cách họp lý cho GVCN. Việc làm này nhằm bù đắp phần nào cho những thiệt thòi, hi sinh của đội ngũ GVCN vì công việc chung và cũng nhằm thúc đẩy tiến trình công việc. Điều
cần chú ý là cách làm này phải đảm bảo công bằng, công khai, đúng người, đúng việc thì mới phát huy được tác dụng tích cực.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người GVCN hoạt động cũng chính là tạo động lực để người GVCN quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiệt tình chăm lo, giáo dục cho HS lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục toàn diện cho HS của trường.