Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp, hình thức công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 56 - 57)

8 CMHS trực tiếp đến nhà GVCN.

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp, hình thức công tác chủ nhiệm lớp

chủ nhiệm lớp

Ngay từ đầu năm học, các CBQL luôn dặn dò GVCN việc lập hồ sơ lớp chủ nhiệm, trong đó có việc tìm hiểu kỹ thông tin về HS và cập nhật thêm trong năm học. Tuy nhiên, do thiếu sự kiểm tra, nhắc nhở của lãnh đạo nên một số GVCN chưa thực hiện chu đáo việc này.

Đầu năm học, nhà trường còn ban hành nội qui HS và yêu cầu GVCN tổ chức phổ biến thật kỹ đến từng HS và CMHS. Lực lượng giám thị và tổ chức Đoàn Thanh niên thường được phân công hỗ trợ GVCN, vừa theo dõi, vừa tổ chức chấm điểm thi đua hàng tuần giữa các lớp đế xây dựng nề nếp cho HS dần dần. Hàng tuần, CBQL và GVCN kiểm tra sổ ghi đầu bài và sổ tổng hợp kết quả thi đua để nắm tình hình học tập, rèn luyện của HS. Cuối học kỳ và cuối năm học đều có tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thế HS đạt thành tích cao. Điều này đã trở thành nề nếp chung của tất cả các trường.

Lãnh đạo nhà trường cũng yêu cầu GVCN xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cho lớp chủ nhiệm, sau đó CBQL có đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện. Nhimg nhìn chung hiệu quả các hoạt động còn thấp, mà phần lớn là do kế hoạch tố chức hoạt động của nhiều GVCN còn chưa đạt yêu cầu như đã đề cập ở trên.

Đe trao đổi thông tin và phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, mỗi năm học các trường thường tổ chức hợp với CMHS, ít nhất 3 lần: đầu năm học, cuối học kỳ7 1, cuối năm học. Trước khi họp, CBQL luôn hướng dẫn kỹ GVCN về nội dung, cách thức tổ chức buối họp, nộp biên bản, báo cáo. Ngoài ra, các trường còn lập sổ liên lạc đê duy trì mối liên hệ chặt chẽ với CMHS suốt năm. Thậm chí, năm học vừa qua có 3/6 trường còn sử dụng dịch vụ Sổ liên lạc điện tử đê việc liên lạc được trực tiếp và kịp thời hơn.

cả hai phía cùng quan tâm hưn trước. Rất nhiều hoạt động giáo dục đã được triển khai, kết hợp thực hiện và đem lại nhiều tác dụng tích cực chung. Ví dụ: với cảnh sát giao thông có chương trình về an toàn giao thông; với công an địa phương có chương trình bảo đảm an ninh - trật tự trường học; với trung tâm y tế dự phòng có chương trình giáo dục sức khỏe giới tính, sức khỏe học đường, phòng chống dịch bệnh; với đảng bộ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương có các chương trình giáo dục truyền thống, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường; với các cơ sở giáo dục khác thì có chương trình giáo dục hướng nghiệp, khuyến học - khuyến tài, v.v ... Dù chưa đóng vai trò chủ động nhưng các tập thể lớp và GVCN luôn tích cực hưởng ứng mọi hoạt động, đóng góp đáng kẻ vào thành tích chung của quận nhà.

Bên cạnh đó vẫn còn một số GVCN xem nhẹ hoặc chưa biết cách phối hợp các lực lượng giáo dục, trong việc giáo dục toàn diện cho HS, kê cả với các lực lượng rất gần gũi như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường, giám thị, CMHS. Điều này cho thấy CBQL còn bao biện, làm thay GVCN trong việc phối hợp giáo dục và chưa bồi dưỡng đầy đủ về nhận thức, trách nhiệm cho GVCN.

Các qui định về đánh giá, xếp loại HS hiện hành luôn được lãnh đạo các nhà trường cập nhật, phổ biến đến từng GV. Cuối mỗi học kỳ, lãnh đạo nhà trường luôn hướng dẫn kỹ cho GVCN và tổ chức thận trọng, chu đáo việc đánh giá, xếp loại này. Ket quả khảo sát cho thấy hầu hết GVCN ở 6/6 trường đều thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại HS.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w